Hệ thống TDI (TOYOTA Direct Ignition System)

H
Bình luận: 10Lượt xem: 4,177

haui

Tài xế O-H
Tôi đang tham khảo tài liệu về Hệ thống TDI (TOYOTA Direct Ignition System)
đang gặp rất nhiều khúc mắc trong vấn đề điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử).
Mong các anh em tư vấn dùm về hệ thống này . Xin chân thành cảm ơn!
 

linhautonet

Tài xế O-H
Tôi đang tham khảo tài liệu về Hệ thống TDI (TOYOTA Direct Ignition System)
đang gặp rất nhiều khúc mắc trong vấn đề điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử).
Mong các anh em tư vấn dùm về hệ thống này . Xin chân thành cảm ơn!
Vấn đề của bác em cũng có tham khoả một vài tài liệu của toyota mong cái này giúp ít nhiều được bác

Trong hệ thống TDI, bộ chia điện thông thường không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó, TDI cung cấp một cuộn đánh lửa cùng với một IC đánh lửa độc lập cho mỗi xy-lanh.

Vì hệ thống này không cần sử dụng bộ chia điện hoặc dây cao áp nên nó có thể giảm tổn thất năng lượng trong khu vực cao áp và tăng độ bền. Đồng thời nó cũng giảm đến mức tối thiểu nhiễu điện-từ, bởi vì không sử dụng tiếp điểm trong khu vực cao áp.
Chức năng điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử).
ESA (Đánh lửa sớm bằng điện tử)

ECU của động cơ nhận được các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa, truyền tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa được tính toán liên tục theo điều kiện của động cơ, dựa trên giá trị thời điểm đánh lửa tối ưu đã được lưu giữ trong máy tính, dưới dạng một bản đồ ESA. So với điều khiển đánh lửa cơ học của các hệ thống thông thường thì phương pháp điều khiển bằng ESA có độ chính xác cao hơn và không cần phải đặt lại thời điểm đánh lửa. Kết quả là hệ thống này giúp cải thiện tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát ra.
TDI cũng được biết đến như là một hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS) hoặc hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện (DLI).
Các bộ phận

Hệ thống đánh lửa trực tiếp bao gồm các bộ phận sau đây:
1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (NE)
Phát hiện góc quay trục khuỷu (tốc độ động cơ).
2. Cảm biến vị trí của trục cam (G)
Nhận biết xy lanh, kỳ và theo dõi định thời của trục cam.
3. Cảm biến tiếng gõ (KNK)
Phát hiện tiếng gõ của động cơ.
4. Cảm biến vị trí bướm ga (VTA)
Phát hiện góc mở của bướm ga.

5. Cảm biến lưu lượng khí nạp (VG/PIM)
Phát hiện lượng không khí nạp.
(Trong một số kiểu động cơ, chức năng này được thực hiện bởi Cảm biến áp suất trong ống nạp)
6. Cảm biến nhiệt độ nước (THW)
Phát hiện nhiệt độ nước làm mát động cơ.
7. Cuộn đánh lửa và IC đánh lửa
Đóng và ngắt dòng điện trong cuộn sơ cấp vào thời điểm tối ưu.
Gửi các tín hiệu IGT đến ECU động cơ.
8. ECU động cơ
Phát ra các tín hiệu IGT dựa trên các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, và gửi tín hiệu đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa.
9. Bugi
Cuộn đánh lửa có IC đánh lửa

Thiết bị này bao gồm IC đánh lửa và cuộn đánh lửa kết hợp thành một cụm.Trước đây, dòng điện cao áp được dẫn đến xy-lanh bằng dây cao áp. Nhưng nay, thì cuộn đánh lửa có thể nối trực tiếp đến bugi của từng xy-lanh thông qua việc sử dụng cuộn đánh lửa kết hợp với IC đánh lửa.
Khoảng cách dẫn điện cao áp được rút ngắn nhờ có nối trực tiếp cuộn đánh lửa với bugi, làm giảm tổn thất điện áp và nhiễu điện từ. Nhờ thế độ tin cậy của hệ thống đánh lửa được nâng cao.
Phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
Vận hành
Sau đây là một thí dụ về vận hành dựa trên DIS của động cơ 1NZ-FE, dùng cuộn đánh lửa kết hợp với IC đánh lửa.

1. ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và xác định thời điểm đánh lửa tối ưu.
(ECU của động cơ cũng có tác động đến việc điều khiển đánh lửa sớm).
2. ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa (1-3-4-2).
3. Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp được ngắt đột ngột, sẽ sinh ra dòng cao áp.
4. Tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ khi dòng sơ cấp vượt quá một trị số đã định.
5. Dòng cao áp phát ra từ cuộn thứ cấp sẽ được dẫn đến bugi và gây đánh lửa.
Chúc bác thành công !
 

diengtvt333

Tài xế O-H
Tôi đang tham khảo tài liệu về Hệ thống TDI (TOYOTA Direct Ignition System)
đang gặp rất nhiều khúc mắc trong vấn đề điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử).
Mong các anh em tư vấn dùm về hệ thống này . Xin chân thành cảm ơn!

Hệ thống đánh lửa điều khiển đánh lửa sớm hực hiện thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử) là kiểu đánh lửa điều khiển góc đánh lửa sớm sử dụng điện tử thế hệ đầu, hệ thống đánh lửa trực tiếp "TDI (TOYOTA Direct Ignition System)" là kiểu điều khiển từ hộp ECU nó được các nhà lập trình của hãng thiết lập chế độ chọn góc đánh lửa sớm tối ưu theo số liệu thí nghiệm của hãng. Góc đánh lửa sớm chịu ảnh hưởng của rất nhiều thông số ... hiện nay chưa thấy tài liệu nào nói về quan hệ toán học giữa góc đánh lửa sớm với các thông số ảnh hưởng. theo thiển ý của diengtvt333.
 

dao quang lam

Tài xế O-H
em xin chao cac bac ! hiện em đang làm luận văn về hệ thống đánh lửa trực tiếp ! em rát cần tài liệu hệ thống đánh lửa trực tiếp của một số hãng ( tiếng anh cũng được) .Bác nào có thì gửi qua mail của em (quanglamksoto@gmail.com). em xin cam on cac bac trước!
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
chào các bác em đang làm luận văn về hệ thống đánh lửa trực tiếp. Với đề tài nghiên cứu hệ thống đánh lửa trực tiếp một số hãng. Bác nào có xin giúp em với.Em xin cám ơn các bác ( Xin gửi qua mail của em :quanglamksoto@gmail.com)
Bác cần tài liệu gì? Nói vậy chung chung quá. Bác phải nói rõ là nghiên cứu về vấn đề gì của hệ thống, thì anh em mới giúp được
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên