Cơ cấu quay của máy đào

nobita_1011
Bình luận: 22Lượt xem: 5,949

nobita_1011

Tài xế O-H
em không hiểu cơ cấu quay của máy đào ạ . xin hỏi các cụ là vành trong nối cứng không quay có phải không ạ. nếu thế thì làm sao dẫn động được vành ngoài quay tính cả việc có các con lăn
em học ngu ngơ. thầy giải thích mà không hiểu. Mong các cụ giải thích giúp ạ.

2.png


Untitled.png
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
em không hiểu cơ cấu quay của máy đào ạ . xin hỏi các cụ là vành trong nối cứng không quay có phải không ạ. nếu thế thì làm sao dẫn động được vành ngoài quay tính cả việc có các con lăn
em học ngu ngơ. thầy giải thích mà không hiểu. Mong các cụ giải thích giúp ạ.

View attachment 10042

View attachment 10043



Vành bánh răng màu XANH gắn chặt với phần đế bên dưới gầm.
Màu ĐỎ là bánh răng đầu ra của hộp số quay.
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Cụ cứ hình văn dung thế này: Vành mâm mà có răng thì đứng im, bắt bulon với sắt si (vành này là vành trong hay vành ngoài thì ko quan trọng nhé, ko nhất thiết là cứ "vành trong". Máy đào thì thường là vành trong do điều kiện môi trường làm việc bụi bặm...). Còn lại cái vành ko có răng và khối "bánh răng dẫn động + hộp giảm tốc + motor quay" là dính liền với cabin, thùng dầu, động cơ... thì Quay.

Thầy dậy ko hiểu thì cụ hỏi Thầy bói nhé.

 

nobita_1011

Tài xế O-H
dạ . em cám ơn các cụ , nhưng ý của em là vòng ngoài nó quay mà vòng trong cố định. thì dẫn động làm sao được vòng ngoài quay . vòng trong và vòng ngoài chuyền truyển động với nhau = bi lăn. vòng trong mà đứng im thì vòng ngoài chết cứng . em k hiểu lắm cấu tạo của nó. Mong các anh chị giải thích thêm ạ.
 

nobita_1011

Tài xế O-H
Cụ nói thế này thì học lại nguyên lý "Ổ BI" gấp gấp gấp. Sau đó bác thang lên hỏi ông trời thôi.
em lại tiếp tục xin nhận gạch đá ạ... ý em là vòng trong là vòng chủ động - vòng chủ động mà k quay thì bi làm sao mà quay đk ạ ... em tìm hiểu lại rồi - em chỉ hiểu mỗi nguyên lý của ổ lăn trên trục thôi ạ
 

nobita_1011

Tài xế O-H
Cụ cứ hình dung nếu bệ công tác bên trên bị kẹp chặt lại thì sẽ xảy ra hiện tượng như 2 cái hình bên dưới.

Cụ tải 2 cái hình ấy về rồi kỷ niệm cho thầy giáo của cụ làm "Giáo cụ trực quan" để học sinh dễ tiếp thu nhá!!!





View attachment 11113
hic, vành trong nó quay kìa . thía mà thầy em bảo vành trong cố định ... mà cái hình em tải lên . kì lạ . còn có cả ốc vít bắt chặt vào nữa chứ... :)
em cám ơn
 

chxm

Tài xế O-H
Cậu hiểu sai thôi. Ai lại bảo thầy nói vậy. Vành răng trong của mâm quay gắn chặt vào bệ sắt nửa phần gầm. Còn áo ngoài mâm được vít chặt phần trên của khung xe.mà đài quay .trong đó, chân vò đài quay gắn chặt sàn trên của máy
 
Cụ Nobita nên đọc lại sách giáo khoa Môn Vật lý, phần cơ học cổ điển ở bậc Trung học cơ sở đi nhá!!!
Máy xúc đào được chia làm 2 phần: "thớt trên" và "thớt dưới". Giữa hai phần được liên kết với nhau nhờ ổ bi cầu ''đỡ -chặn". Vành răng được gắn chặt vào "thớt dưới". Bánh răng dẫn động được quay trên ổ bi gắn chặt vào "thớt trên".

Nếu gắn 1 hệ quy chiếu vào phần "thớt trên": Khi bánh răng dẫn động quay, vành răng sẽ được quay đối với hệ quy chiếu này, tâm quay là tâm của ổ bi "đỡ - chặn" => "thớt dưới" cũng quay. Mặt đất được "giữ chặt" với "thớt dưới" nhờ lực ma sát => Mặt đất cũng được quay đối với hệ quy chiếu này.

Nếu gắn 1 hệ quy chiếu khác vào mặt đất => Khi bánh răng dẫn động quay, phần "thớt trên" sẽ được quay quanh tâm quay là tâm của ổ bi ''đỡ chặn".

Giải thích như vậy mà Cụ vẫn chưa hiểu thì nhờ đến quả táo rơi vào đầu để được giống Isaac Newton nhá!!!
 

nobita_1011

Tài xế O-H
cám ơn anh chị đã giúp đỡ. em hiểu rồi - khổ cái đầu em ngu --- cứ nghĩ bắt vít là cắm cứng vào đất ý- bài này thuộc dạng spam thật - ngớ ngẩn . :). nhưng em xin spam bài viết, đừng spam em... :)).
cám ơn diễn đàn mình nhiều lắm !.học kì này chắc còn đến mấy câu hỏi nữa mong các anh chị giúp đỡ, em cố gắng k hỏi câu hỏi ngu như thế này nữa ạ. hi
 

gie-rach

Tài xế O-H
Lão này lừa MCT nhà mình rồi. Spam thì phải. Danh tính thế nào khai báo mau.
Các cụ không nên nóng .Gã nghĩ lâu lắm roài mới có cụ dám nói một điều mà ối người không dám - thực chất giáo dục Việt Nam chúng ta đâu mấy nơi có giáo cụ cho sinh viên . Thầy học xong thêm 2 năm cao học thành giáo viên chắc gì đã biết con này- con kia thế nào.
 

chxm

Tài xế O-H
Cụ Nobita nên đọc lại sách giáo khoa Môn Vật lý, phần cơ học cổ điển ở bậc Trung học cơ sở đi nhá!!!
Máy xúc đào được chia làm 2 phần: "thớt trên" và "thớt dưới". Giữa hai phần được liên kết với nhau nhờ ổ bi cầu ''đỡ -chặn". Vành răng được gắn chặt vào "thớt dưới". Bánh răng dẫn động được quay trên ổ bi gắn chặt vào "thớt trên".

Nếu gắn 1 hệ quy chiếu vào phần "thớt trên": Khi bánh răng dẫn động quay, vành răng sẽ được quay đối với hệ quy chiếu này, tâm quay là tâm của ổ bi "đỡ - chặn" => "thớt dưới" cũng quay. Mặt đất được "giữ chặt" với "thớt dưới" nhờ lực ma sát => Mặt đất cũng được quay đối với hệ quy chiếu này.

Nếu gắn 1 hệ quy chiếu khác vào mặt đất => Khi bánh răng dẫn động quay, phần "thớt trên" sẽ được quay quanh tâm quay là tâm của ổ bi ''đỡ chặn".

Giải thích như vậy mà Cụ vẫn chưa hiểu thì nhờ đến quả táo rơi vào đầu để được giống Isaac Newton nhá!!!
 

chxm

Tài xế O-H
vâng!thanh Thủy nói đúng đấy nó chia làm 2 phần ''thớt trên'' và ''thớt dưới''được gắn với nhau bằng 1 trục.......nhưng sao cái máy nhà tui bình thường thì quay được nhưng cứ gắn thớt trên vào thớt dưới thì chẳng quay được
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
nó chia làm 2 phần ''thớt trên'' và ''thớt dưới''được gắn với nhau bằng 1 trục.......nhưng sao cái máy nhà tui bình thường thì quay được nhưng cứ gắn thớt trên vào thớt dưới thì chẳng quay được
"Máy" nhà cụ có vấn đề ròi!!!

Không gian chật hẹp mà nó vưỡn quay đủ kiểu đây nè:

 

tmt.cat

Tài xế O-H
Cụ Nobita nên đọc lại sách giáo khoa Môn Vật lý, phần cơ học cổ điển ở bậc Trung học cơ sở đi nhá!!!
Máy xúc đào được chia làm 2 phần: "thớt trên" và "thớt dưới". Giữa hai phần được liên kết với nhau nhờ ổ bi cầu ''đỡ -chặn". Vành răng được gắn chặt vào "thớt dưới". Bánh răng dẫn động được quay trên ổ bi gắn chặt vào "thớt trên".

Nếu gắn 1 hệ quy chiếu vào phần "thớt trên": Khi bánh răng dẫn động quay, vành răng sẽ được quay đối với hệ quy chiếu này, tâm quay là tâm của ổ bi "đỡ - chặn" => "thớt dưới" cũng quay. Mặt đất được "giữ chặt" với "thớt dưới" nhờ lực ma sát => Mặt đất cũng được quay đối với hệ quy chiếu này.

Nếu gắn 1 hệ quy chiếu khác vào mặt đất => Khi bánh răng dẫn động quay, phần "thớt trên" sẽ được quay quanh tâm quay là tâm của ổ bi ''đỡ chặn".

Giải thích như vậy mà Cụ vẫn chưa hiểu thì nhờ đến quả táo rơi vào đầu để được giống Isaac Newton nhá!!!
Loằng ngoằng quá............................
 
vâng!thanh Thủy nói đúng đấy nó chia làm 2 phần ''thớt trên'' và ''thớt dưới''được gắn với nhau bằng 1 trục.......nhưng sao cái máy nhà tui bình thường thì quay được nhưng cứ gắn thớt trên vào thớt dưới thì chẳng quay được

Máy nhà Cụ hỏng cái "thớt trên" roài!!! Lắp cái "thớt trên" khác là quay ào ào ngay!!!:D:D:D
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên