Định nghĩa thủy lực cơ bản đầu tiên

V
Bình luận: 8Lượt xem: 8,663
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vinamech

Tài xế O-H
Trong quá trình thiết kế mới hoặc sửa chữa hệ thống thủy lực tôi thường tiếp xúc với rất nhiều người, từ các kỹ sư thiết kế, cán bộ kỹ thuật quản lý máy, kỹ thuật viên bảo trì… nhưng thông thường rất mất nhiều thời gian để trao đổi, thống nhất các vấn đề về kỹ thuật trong thủy lực. Việc này hoàn toàn là do chúng tôi không cùng một cách hiểu và cùng có một định nghĩa chuẩn xác cho một sự việc.

Vì vậy tôi quyết định viết bài viết nhỏ này để giải thích với các bạn một số khái niệm cơ bản mà tất cả những ai liên quan đến kỹ thuật thủy lực cần phải đồng ý và hiểu rõ. Sẽ chỉ phí công giải thích, tranh cãi với những ai đến tận bây giờ vẫn khăng khăng cho là trái đất là hình cái đĩa

Dưới đây là một số khái niệm cơ bản mà tôi đọc/học được ở đâu đó. Các bạn cũng có thể nắm rõ những điều này rồi.

1. Điều quan trọng nhất: Bơm thủy lực chỉ tạo ra lưu lượng dầu chứ không tạo ra áp suất.

Rất nhiều người nói với tôi đại loại như: “Xe của tôi không chạy, bơm của nó bị hỏng rồi!!!” hoặc “Tôi đã cố gắng điều chỉnh các loại valve gắn trên bơm nhưng xy lanh vẫn đứng im không nhúc nhích!!!”

Điều chính xác tuyệt đối ở đây là: Bơm bản thân nó không tạo ra một tẹo áp suất nào trong hệ thống. Nó chỉ tạo ra lưu lượng và lưu lượng này của nó bị “cản trở” lại và gây nên áp suất. Các cản trở này tạo ra trong hệ thống thủy lực bởi các cụm công tác (xy lanh – motor) – đây là công có ích - và các cụm valve, đường ống, ma sát… - đây là công vô ích. Như vậy, áp suất của bơm thay đổi phụ thuộc hoàn toàn vào tải chứ không phụ thuộc vào kích cỡ, các chế độ làm việc của bơm.

Hãy tưởng tượng bạn vụt vào một bao tải gạo bằng một cái gậy. Nếu bạn vụt nhẹ, cái gậy chỉ cong đi chút xíu, nếu vụt thật mạnh: cái gậy có thể gẫy đôi; nhưng nếu bạn vụt vào không khí, tay bạn chẳng cảm thấy gì cả. Ở ví dụ này: Tay bạn như cái bơm, cái gậy là dây dẫn dầu thủy lực còn sức chịu đựng của cái gậy khi bị vụt là áp suất dầu.

Do đó, khi ai đó nói: “bơm không vượt quá được áp suất abc bar”, điều đó thực tế là: “Lưu lượng của bơm được đưa vào hệ thống quá ít và nó làm cho áp suất không vượt nổi quá abc bar”. Có thể là do bơm đã bị lọt, rò rỉ phần lớn lưu lượng đi mất rồi.

Khi bạn hiểu rõ được điều này, bạn mới có thể kiểm tra, chuẩn đoán chính xác hệ thống thủy lực.

2. Nhiệm vụ chính của hệ thống thủy lực là truyền năng lượng từ cơ cấu dẫn động (động cơ điện, động cơ nổ…) đến cơ cấu chấp hành (xy lanh, motor) để thực hiện một “công có ích” nào đó. Số lượng “công” sản ra trong một khoảng thời gian gọi là “Công suất”. Do “công suất” của nguồn dẫn động là giới hạn nên tốc độ sản ra công của cơ cấu chấp hành cũng bị giới hạn theo. Trong hệ thống thủy lực có 3 loại năng lượng chính đó là: Thế năng – Động năng và Nhiệt năng. Các nguồn năng lượng này khi đưa vào trong hệ thống thủy lực thì đều trở thành hai nguồn chính là “công có ích” và “phát nhiệt” và “gây rung động hệ thống zzzzzzZZZZ”. Do đó, hệ thống thủy lực không bao giờ truyền tải được 100% công suất và ngoại trừ công suất có ích, phần còn lại phần lớn biến thành nhiệt tích tụ trong hệ thống thủy lực. Do đó, nhiệt độ của dầu – cũng như nhiệt độ của cơ thể con người – là thước đo độ mạnh/yếu của hệ thống thủy lực. Nếu nhiệt độ tăng cao bất thường, điều đó chứng tỏ công có ích đã bị giảm đi, công vô ích trong hệ thống tăng lên. Bạn đang tốn tiền vô ích.

3. “Áp suất” nghĩa là “lực hoặc mô men”; “Lưu lượng” nghĩa là “tốc độ”. Xin đừng nhầm lẫn hai khái niệm này. Khi máy xúc của bạn không thể đào nhanh thì đừng cố vặn valve áp suất vào.

“Áp suất” x “Lưu lượng” = “Công suất” do đó nếu bạn cần thêm lực thì cần tăng áp suất; nếu cần nhanh thêm thì phải tăng lưu lượng còn nếu cần cả hai thì phải lắp bơm+motor to hơn…

4. Dòng chảy của dầu luôn luôn là tới chỗ nào có ít cản trở nhất. Do đó hãy chắc chắn hướng của dòng chảy nếu không bạn chắc chắn gặp những sự cố bất ngờ.

Trên đây là một số khái niệm cần thiết trước khi làm việc với hệ thống thủy lực. Nếu bạn không hiểu hoặc không chắc chắn lắm về những điều trên thì theo tôi, bạn đừng nên đụng chạm vào nó làm gì. Hệ thống thủy lực với áp suất cao có khả năng gây ra những tai nạn thảm khốc dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc chết người. Đây không phải là dọa dẫm đâu. Bản thân tôi đã gặp không ít hơn 5 người (cả tây lẫn ta) bị cụt ngón tay do tại nạn dầu thủy lực. Hãy để những người có kinh nghiệm và được đào tạo thực hiện công việc đó.
__________________
hydraulics.vn
 

nobita_1011

Tài xế O-H
cám ơn bài viết !
em chưa hiểu ý thứ 3 của bài viết, mong thớt giải thích thêm.
hệ thống thủy lực của máy xúc bị chậm đi. trong khi quay toa vẫn bình thường, nguyên nhân do đâu... ,
thớt giải thích giúp em luôn van áp suất với
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
cám ơn bài viết !
em chưa hiểu ý thứ 3 của bài viết, mong thớt giải thích thêm.
hệ thống thủy lực của máy xúc bị chậm đi. trong khi quay toa vẫn bình thường, nguyên nhân do đâu... ,
thớt giải thích giúp em luôn van áp suất với

Để hiểu cái này, hãy quay về gốc rễ của nó nhé.

Công thực hiện = F (lực) x S (Quãng đường) = Const

Muốn lợi về lực F (giảm F) thì thiệt về đường đi (tăng S) và ngược lại. Vậy muốn tăng năng suất thì buộc tăng Công thực hiện.

Quay về thủy lực, nó cũng có định luật tương tự.

Công suất = Q (lưu lượng) x P (áp suất) = Const

Như vậy, nếu Q tăng (làm nhanh) thì áp P giảm (phải yếu). Còn nếu Q giảm (làm chậm) thì áp P tăng (làm khỏe). Đây cũng là nguyên tắc hoạt động của BƠM CHÍNH trên máy đào;...

Vậy là rõ: Q quyết định nhanh chậm; P quyết định khỏe yếu. Muốn nhanh mà vặn van áp lên trong khi lưu lượng vẫn đủ thì nó buộc máy phải lên ga. Mà không lên ga thì chết máy. Vậy thôi!!!

Cụ chủ thớt còn 1 ý chưa chuẩn trong mục 3 nên xin bổ sung: Muốn vừa nhanh; vừa khỏe phải lắp bơm+motor to là đương nhiên. Nhưng cần nữa là Máy phải to khỏe.

Con máy của cụ nobita_1011 bị chậm đi là do thiếu Q (lưu lượng).

Hãy tìm đọc bài nói về lưu lượng nhé. Đã nhiều bài viết nói về cái này.
 

vuquan.auto

Tài xế O-H
cám ơn bài viết !
em chưa hiểu ý thứ 3 của bài viết, mong thớt giải thích thêm.
hệ thống thủy lực của máy xúc bị chậm đi. trong khi quay toa vẫn bình thường, nguyên nhân do đâu... ,
thớt giải thích giúp em luôn van áp suất với
Hí hí, đúng là cơ bản. Chính vì thế trên bơm chính thường có 2 con van rất quan trọng: một con điều khiển áp và một con điều chỉnh về lưu lượng.
Khi nghĩ về áp suất tức ta đang nghĩ về tải mà máy có thể nhai được (xúc, đào , ủi...). Ví dụ: áp thấp thì xúc được 1 tấn, áp cao thì nâng được 3 tấn chẳng hạn...
Khi nghĩ về lưu lượng tức ta đang nghĩ về thời gian hoặc tốc độ. Lưu lượng càng cao thì thời gian thao tác càng nhanh. Ví dụ: Cùng nâng 1 tấn (theo như ý trên có nghĩa là cùng một áp suất), nếu lưu lượng khỏe thì nâng nhanh hơn (30s), nếu lưu lượng yếu thì nâng chậm (1p)...(chỉ là ví dụ thôi)
Cứ căn cứ vào đó cộng với điều cơ bản nhất của thủy lực đó là: BẢN THÂN BƠM CHỈ TẠO RA LƯU LƯỢNG CHỨ KHÔNG TẠO RA ÁP SUẤT, thì chúng ta có thể bắt một số bệnh cơ bản của máy công trình.
Chém bừa thôi.
 

nobita_1011

Tài xế O-H
ố .. em tưởng van điều khiển áp với van lưu lượng thì đặt trên ống dẫn , chỗ bộ công tác , con ở bơm thì chỉ đặt van giảm áp... em lộ ngộ mấy cái van này. có gì không đúng mong các cụ chỉ giáo.:)
 

mathandao

Tài xế O-H
chúng ta là ngừơi việt nam đôi khi tự hỏi tại sao các nước phương tây họ phát triển vậy có phải họ thông minh hơn ta không hay họ được đào tạo khác ta tất cả điều đó chỉ là một phần nhỏ thôi ta phát triển chậm là do chúng ta bảo thủ dấu dốt kiêu ngạo ganh tỵ bon chen không biết kết nối tập thể lúc nào cũng sợ người khác giỏi hơn mình không chịu chia sẻ kinh nghiệm không có ý thức xây dựng tổ quốc lúc nào cũng muôn mình đứng số 1 tôi mong mọi người hãy hy sinh cái lợi ích cá nhân cùng nhau chia sẻ như bạn vinamech thì đất nước chúng ta sẽ đuổi kịp các nước phát triển thôi hãy chung tay vì một việt nam vững mạnh để được đứng vào tốp các nước phát triển, mong các bạn đừng cho tui là tinh tướng hay chỉ là chém gió mình chỉ muốn cố hết sức mình vì một ngày mai tươi đẹp monh các bạn cùng chung ý chí ta yếu thì nhiều kẻ bắt lạt bây giờ là tàu khựa không biết sau này là nước nào nữa
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên