Một số nguyên nhân thường gặp gây hư hỏng bơm bánh răng

H
Bình luận: 3Lượt xem: 8,958

hochoi

Tài xế O-H
  • Mài mòn do dầu bẩn
  • Mài mòn do mạt kim loại trong dầu.
  • Lắp đặt bơm sai
  • Xâm thực
  • Thiếu dầu bôi trơn
  • Quá tải nhiệt
  • Quá áp suất

A- Mài mòn do dầu bẩn.

Dầu bẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hư hỏng bơm bánh răng mà biểu hiện của nó là khi công suất và tốc độ làm việc của hệ thống thủy lực bị yếu đi & chậm lại. Dầu bẩn gây ra hư hỏng ở toàn bộ các chi tiết của bơm bánh răng, đặc biệt là ở bạc số 8, buồng bơm, các ổ bi-bạc, bề mặt răng và cổ trục.







Các hạt bẩn có thể ở sẵn trong thùng dầu hoặc đi vào trong hệ thống khi làm việc như qua phớt đầu trục (bị mòn/hỏng) khi bơm hoạt động ở môi trường bụi bẩn...

B- Mài mòn do các hạt kim loại:

Các hạt kim loại có trong dầu thường là do từ các chi tiết bị hư hỏng và có trong hệ thống mà không súc rửa hết. Hư hỏng do hạt kim loại gây ra thường làm cho bơm nhanh chóng bị hư hỏng tùy thuộc vào số lượng và kích cỡ hạt kim loại có sẵn trong hệ thống thủy lực. Hư hỏng do nguyên nhân này thường được nhận biết bởi rất nhiều các vết cầy xước sâu xoáy tròn trên bề mặt của bạc số 8. Nếu bơm hoạt động nhiều hoặc không phát hiện hư hỏng để dừng lại ngay thì bề mặt bạc số 8 sẽ bị cày xước hoàn toàn, ráp và sắc.



Đối với bạc cổ trục & bề mặt làm việc của trục: Thường sẽ có nhiều vết xước trên bề mặt làm việc, phụ thuộc vào:
- Mức độ nhiễm bẩn của hệ thống thủy lực.
- Áp suất làm việc.
- Tải trọng làm việc trên trục bơm, thường thấy ảnh hưởng nhất đối với bơm nhiều tầng, khi đó sẽ có tầng bị hư hỏng nhiều hơn do tải trọng trên trục của các tầng khác nhau, phụ thuộc vào chiều dầy răng.



Đối với bề mặt cạnh cặp bánh răng ăn khớp (còn gọi là mặt đầu): Sẽ bị cày xước thành các vành nhấp nhô, không phẳng do các hạt bẩn kim loại mài mòn (có sẵn trong hệ thống và gây ra do đĩa bạc số 8 bị mài mòn trước).



C- Hư hỏng do lắp ráp:
Gá ráp bơm vào hệ thống không đúng có thể gây ra rất nhiều dạng hư hỏng khác nhau. Trường hợp hay gặp nhất là trục bơm lắp quá sát với trục động cơ hoặc/và khớp nối. Lúc đó trục bơm sẽ chịu một tải trọng lớn hơn, ảnh hưởng trực tiếp lên ổ bạc và nhất là bạc số 8 (phía đuôi) gây hỏng.

Lắp ráp lại không đúng cách các chi tiết của bơm sau khi tháo kiểm tra cũng là nguyên nhân chính gây ra hư hỏng. Các chi tiết hay bị lắp sai là:
- Lắp ngược bạc số 8 hoặc buồng bơm (cửa hút/đẩy).
- Các gioăng phớt và vành làm kín không đúng.
- Lực siết bu lông không đều.





D- Hư hỏng do dầu có lẫn khí bên trong hoặc do xâm thực:
Xâm thực gây phá hủy bề mặt làm việc của buồng bơm (cửa hút), cặp bánh răng và bạc số 8 (phía rãnh dầu bôi trơn).

 

hochoi

Tài xế O-H
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY HƯ HỎNG BƠM BÁNH RĂNG (tiếp theo)


E- Hư hỏng do thiếu dầu bôi trơn:

Dầu bôi trơn cần thiết để duy trì một áp suất thủy động giữa bạc trục và cổ trục. Khi lớp màng dầu này không được duy trì trục bơm sẽ phát nhiệt và gây ra cháy hỏng.

Hiện tượng mất dầu bôi trơn thường xảy ra khi:
- Thiếu dầu cấp hoặc bơm bị quay ngược chiều trong một khoảng thời gian.
- Không khí có lẫn bên trong đường dầu hút của bơm.
Thông thường bạc trục bơm sẽ bị hư hỏng trước sau đó sẽ phá hủy buồng bơm (phía cửa hút) do cặp bánh răng bị ép xuống cà vào bề mặt và bạc số 8.







F- Hư hỏng do quá nhiệt:

Bơm hoạt động quá nhiệt gây ra các vết đen trên bề mặt cạnh cặp bánh răng và bạc số 8 đồng thời làm cháy/cứng các vòng gioăng làm kín.



G- Hư hỏng do áp suất quá cao:

Thông thường có hai nguyên nhân gây ra hiện tượng quá áp:
- Không có valve áp suất hoặc nó không mở khi đến giá trị cần bảo vệ hoặc
- Valve áp suất đặt quá cao

Các hư hỏng thường gặp sẽ là:
- Trục bơm hoặc các bánh răng bị gẫy, mẻ.
- Vỏ bơm bị nứt/vỡ.



Nguồn ghi trên hình vẽ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên