Biến mô thủy lực

T
Bình luận: 24Lượt xem: 6,149

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
mọi người ơi, ai có tài liệu chi tiết về biến mô thủy lực ko, cho mình xin với

Có thể cho bạn các hình vẽ liên quan đến cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số loại biến mô:

 

chxm

Tài xế O-H
xin lỗi các vị. tôi thấy chủ đề tiếng việt mình nhiều khi vẫn phải dùng tên nước ngoài cho các chi tiết hay cá cụm. đảm bảo sự phát triển trong sáng của tiếng việt.
tôi xin gọi bộ biến mô, là bộ khớp nối động lực mền nai mô men xoắn. bác phạm vỵ. các bác cho ý kiến
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
xin lỗi các vị. tôi thấy chủ đề tiếng việt mình nhiều khi vẫn phải dùng tên nước ngoài cho các chi tiết hay cá cụm. đảm bảo sự phát triển trong sáng của tiếng việt.
tôi xin gọi bộ biến mô, là bộ khớp nối động lực mền nai mô men xoắn. bác phạm vỵ. các bác cho ý kiến
Tôi thấy gọi là biến mô là ổn
 

gie-rach

Tài xế O-H
xin lỗi các vị. tôi thấy chủ đề tiếng việt mình nhiều khi vẫn phải dùng tên nước ngoài cho các chi tiết hay cá cụm. đảm bảo sự phát triển trong sáng của tiếng việt.
tôi xin gọi bộ biến mô, là bộ khớp nối động lực mền nai mô men xoắn. bác phạm vỵ. các bác cho ý kiến
Kính cụ thôi cụ đừng cao thủ quá ngày trước Gã nghe đến " mạch làm ấm" trong thủy lực tý cười rơi răng roài vì nếu ở BKHN nói xong chắc cô Ngọc cho ngay sang Pháp . hihi
 
xin lỗi các vị. tôi thấy chủ đề tiếng việt mình nhiều khi vẫn phải dùng tên nước ngoài cho các chi tiết hay cá cụm. đảm bảo sự phát triển trong sáng của tiếng việt.
tôi xin gọi bộ biến mô,bộ khớp nối động lực mền nai mô men xoắn. bác phạm vỵ. các bác cho ý kiến

Bẩm Cụ! Cụ đã xin ý kiến thì tôi cũng mạn phép góp ý. Nếu viết như thế này, thì đã làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt rồi đấy ạ!
 

cong3010

Tài xế O-H
Sao lại phải dài dòng thế nhỉ? Bản thân tên biến mô nó đã là tiếng Việt và nói trong ngành có ai là không hiểu đâu.
 

starauto24

<font color="blue">Club CEA</br></font>
hi, vấn đề là từ "biến mô" đã trở thành thông dụng, nên không ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng việt, ví dụ như từ cafe, call ai đó, ok chẳng hạn.. vấn đề đó em không nói tới, ai nói thì em xin nghe. em xin hỏi thầy Phạm Vy là lúc ra trường, em có làm đồ án về đo công suất của máy nói chung. em tính dùng bộ biến mô để lấy áp suất và tính ra lực , công suất của máy chịu tải, một đầu là máy, một đầu là tải, biến mô ở giữa. Nhưng không biết cách gắn cảm biến đo áp suất cũng như tính diện tích tiết diện trên áp suất đó nên đề tài chuyển sang hướng đo lực kiểu khác. em xin hỏi thầy là ở vn có các linh kiện và thầy có thể cung cấp cho em tài liệu về tính toán lực trong môi trường dầu thủy lực của biến mô được không? em xin cảm ơn.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
xin lỗi các vị. tôi thấy chủ đề tiếng việt mình nhiều khi vẫn phải dùng tên nước ngoài cho các chi tiết hay cá cụm. đảm bảo sự phát triển trong sáng của tiếng việt.
tôi xin gọi bộ biến mô, là bộ khớp nối động lực mền nai mô men xoắn. bác phạm vỵ. các bác cho ý kiến
Về quan điểm của bạn tôi ủng hộ, có nghĩa là những chi tiết nào đã có tên gọi bằng tiếng Việt mà mọi người đã quen gọi, dễ hiểu thì ta nên dùng. Ví dụ trong hệ thống phanh dẫn động thủy lực, cụm chi tiết xi lanh-piston ở bánh xe ta nên goị là "xi lanh bánh xe" thay cho cụm từ ngoại lai mà một số người còn dùng là "Đờ-lu". Cụm từ "xi lanh bánh xe" có từ "xi lanh" nguồn gốc là từ mượn tiếng nước ngoài nhưng nó đã được Việt hóa rồi nên có thể coi là tiếng Việt.
Còn cụm từ
biến mô mà bạn đề nghị đổi là:"bộ khớp nối động lực mền nai mô men xoắn" thì không những không làm trong sáng tiếng Việt mà còn làm vẩn đục tiếng Việt, vì các lí do:
- Dài dòng;
- Khó hiểu;
- Không phản ánh được bản chất của cụm này là truyền và biến đổi mô men.
Vì vậy cụm từ biến mô (biến đổi mô men) vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu lại vừa phản ánh được bản chất của nó là truyền và biến đổi mô men.
Thực ra nếu gọi đầy đủ là "biến mô thủy lực" nhưng vì khi nói "biến mô" mọi người đã hiểu cả rồi nên gọi vậy cho ngắn gọn.
Ngoài cụm từ
"biến mô thủy lực" thì trong một số tài liệu còn dùng thuật ngữ " biến tốc thủy lực". Trong cụm từ này khi dùng người ta nghiêng về khía cạnh truyền và biến đổi tốc độ. Tuy nhiên cụm từ này ít được dùng hơn vì bản chất và chức năng cơ bản của cụm này là dùng để truyền và biến đổi mô men (tăng mô men truyền) nên người ta thường gọi là biến mô cho sát nghĩa hơn.
Về vấn đề này chúng ta tạm dừng ở đây, Với biến mô còn nhiều vấn đề bàn bạc lắm, có gì cần ta trao đổi tiếp sau.
 

rua_kaka

Tài xế O-H
Xin lỗi nếu ko nhầm thì tỉ số truyền của biên mô luôn nhỏ hơn 1, chỉ bằng 1 khi khóa biến mô. Vậy tăng mô men xoắn ở chỗ nào, chức năng của bánh trung gian là tăng mô men để bù lại tổn hao trong truyền động thủy lực thôi.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Xin lỗi nếu ko nhầm thì tỉ số truyền của biên mô luôn nhỏ hơn 1, chỉ bằng 1 khi khóa biến mô. Vậy tăng mô men xoắn ở chỗ nào, chức năng của bánh trung gian là tăng mô men để bù lại tổn hao trong truyền động thủy lực thôi.
Chức năng tăng mô men truyền là vấn đề cơ bản của biến mô, không phải bàn cãi. Nếu bạn chưa rõ vấn đề này thì nên tìm tài liệu về biến mô đọc để hiểu về nó trước đã.[DOUBLEPOST=1403666115,1403665025][/DOUBLEPOST]
no chỉ khuếch đai momen lúc xe bắt đầu chuyển banh tới lúc xe đat tốc độ cao rồi thì no giống như khớp nối thủy lực phải không ah!

Biến mô trên ô tô nó làm việc ở 3 chế độ, tùy theo điều kiển tải và tốc độ xe.
1. Khi khởi hành hoặc khi xe gặp sức cản chuyển động lớn (lên dốc, đường xấu...) thì nó làm việc ở
chế độ biến mô để tăng mô men truyền từ động cơ lên. Khả năng tăng lớn nhất của biến mô trên ô tô con hiện nay là 2,5 lần (Xe tải lớn có thể từ 4-5).
2. Khi sức cản chuyển động giảm, tốc độ xe tăng lên thì bánh phản ứng quay tự do, nó chuyển sang làm việc ở
chế độ ly hợp thủy lực (Khớp nối thủy lực). Lúc này chỉ truyền mà không tăng mô men.
3. Khi xe chạy trên đường tốt, tốc độ cao (>50-60 Km/h), lúc này cần tăng hiệu suất truyền động nên ly hợp khóa biến mô làm việc, lúc này biến mô làm việc ở
chế độ ly hợp ma sát, có hiệu suất truyền = 1.
 
Xin lỗi nếu ko nhầm thì tỉ số truyền của biên mô luôn nhỏ hơn 1, chỉ bằng 1 khi khóa biến mô. Vậy tăng mô men xoắn ở chỗ nào, chức năng của bánh trung gian là tăng mô men để bù lại tổn hao trong truyền động thủy lực thôi.

Cụ nhầm nhọt cái ly hợp thủy lực ở hình a thành cái biến mô rồi. Còn nó tăng mô-men xoắn nhờ cái gì thì chịu khó đọc lại tài liệu.

bienmo2.JPG
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên