Thông tin mô tả và Vận hành phanh ABS CHEVERLET CAPTIVA

daiphongoto3
Bình luận: 3Lượt xem: 1,531

daiphongoto3

Tài xế O-H
I.1. Thông tin mô tả và Vận hành phanh ABS

Xe này được trang bị hệ thống phanh Continental Teves Mk25E. Môđun điều khiển phanh điện tử và bộ điều biến áp suất phanh được bảo hành riêng rẽ. Bộ điều biến áp suất phanh sử dụng bốn cấu hình mạch để điều khiển áp suất thủy lực đến từng bánh xe một cách độc lập.

Tùy theo các lựa chọn, các hệ thống nâng cao hiệu năng làm việc của xe sau có thể được cung cấp.

· Hệ thống Chống Bó cứng Phanh (ABS).

· Bộ điều khiển độ bám

· Điều khiển ổn định điện tử

· Phân phối động cho bánh sau

· Hệ thống hỗ trợ khởi động trên đường dốc

· Điều khiển xuống đốc

· Hỗ trợ phanh thủy lực

· Hệ thống hỗ trợ ổn định hành trình

· Hệ thống phanh thủy lực được tối ưu hóa

Các bộ phận sau đây có liên quan đến quá trình hoạt động của các hệ thống ở trên:

· Môđun điều khiển phanh điện tử điều khiển các chức năng của hệ thống và phát hiện hỏng hóc. Bộ phận này cung cấp điện áp cho van điện từ và mô-tơ bơm.

· Bộ điều biến áp suất phanh bao gồm các bộ phận sau đây:

o Bơm thủy lực với mô-tơ bơm

o Bốn van cách ly

o Bốn van xả an toàn

o Hai van cung cấp điều khiển độ bám/điều khiển độ ổn định.

o Hai van cách ly điều khiển độ bám/điều khiển độ ổn định.

o Cảm biến áp suất

o Các bộ tích áp áp suất cao

o Bộ tích áp suất thấp

· Cảm biến tăng tốc đa trục - cảm biến độ trượt ngang, cảm biến gia tốc ngang và cảm biến gia tốc dọc được kết hợp vào một cảm biến tăng tốc đa trục, nằm bên ngoài EBCM. EBCM nhận các đầu vào thông báo dữ liệu nối tiếp từ cảm biến độ trượt ngang, cảm biến gia tốc ngang và cảm biến gia tốc dọc và kích hoạt chức năng điều khiển độ ổn định và hỗ trợ khởi động trên đường dốc dựa trên đầu vào của cảm biến tăng tốc đa trục.

· Cảm biến góc lái - Môđun điều khiển phanh điện tử tiếp nhận các đầu vào thông báo dữ liệu nối tiếp từ cảm biến góc lái. Tín hiệu cảm biến góc vô lăng được sử dụng để tính độ trượt ngang mong muốn.

· Công tắc điều khiển độ bám đường - Chương trình điều khiển độ bám đường và điều khiển độ ổn định của xe bị vô hiệu hóa và kích hoạt bằng tay bằng cách ấn công tắc điều khiển độ bám đường.

· Các cảm biến tốc độ bánh xe - Môđun điều khiển phanh điện tử gửi điện áp đánh lửa tới mỗi cảm biến tốc độ bánh xe. Khi bánh xe quay, cảm biến tốc độ bánh xe tạo ra một tín hiệu sóng vuông xoay chiều. Môđun điều khiển phanh điện tử sử dụng tần số của tín hiệu sóng vuông để tính toán tốc độ bánh xe.

Hệ thống Chống Bó cứng Phanh

Khi phát hiện thấy có hiện tượng trượt bánh khi nhấn phanh, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) sẽ hoạt động. Khi phanh bằng ABS, áp suất thủy lực trong các mạch bánh xe riêng lẻ được điều khiển để ngăn bánh xe không bị trượt. Một đường ống thủy lực và các van điện từ cụ thể được cung cấp cho mỗi bánh xe. ABS có thể giảm, giữ nguyên hoặc tăng áp suất thủy lực cho mỗi bánh xe. Tuy nhiên, ABS không tăng áp suất thủy lực lên trên mức do xylanh chính truyền tải trong khi phanh.

Trong khi phanh bằng ABS, một chuỗi các xung động nhanh được cảm nhận trong bàn đạp phanh. Những xung động này được gây ra bởi sự thay đổi nhanh về vị trí của các van điện từ riêng rẽ khi môđun điều khiển phanh điện tử đáp ứng lại các đầu vào cảm biến tốc độ bánh xe và cố gắng để ngăn không cho bánh xe bị trượt. Những xung động bàn đạp này chỉ xuất hiện khi phanh bằng ABS và dừng lại khi phanh thông thường được khôi phục lại hoặc khi ô tô đến điểm dừng. Tiếng ồn phát ra cũng có thể nghe được khi các van điện từ quay nhanh. Khi phanh bằng ABS trên vỉa hè khô ráo, những tiếng ồn ngắt quãng có thể xuất hiện khi lốp xe gần trượt. Những tiếng ồn và xung động bàn đạp này được coi là bình thường khi vận hành ABS.

Những ôtô được trang bị phanh ABS có thể dừng lại do sự dụng lực thông thường cho bàn đạp phanh. Hoạt động của bàn đạp phanh trong quá trình phanh thông thường không khác với hoạt động của các hệ thống không trang bị ABS trước đó. Duy trì một lực không đổi trên bàn đạp phanh cung cấp khoảng cách dừng ngắn nhất trong khi đang duy trì độ ổn định của ô tô. Chuỗi kích hoạt ABS điển hình như sau.



Giữ Áp suất

Môđun điều khiển phanh điện tử đóng van cách ly và giữ cho van xả an toàn đóng để cách ly bánh bị trượt khi xảy ra hiện tượng trượt bánh xe. Điều này giữ cho áp suất ổn định trên phanh để áp suất thủy lực không tăng hoặc giảm.

Giảm Áp suất

Nếu việc giữ áp suất không thay đổi được tình trạng trượt, áp suất sẽ bị giảm đi. Môđun điều khiển phanh điện tử giảm áp suất tới từng bánh xe trong khi giảm tốc khi xảy ra hiện tượng trượt bánh xe. Van cách ly được đóng lại và van xả an toàn được mở. Dầu dư thừa được dự trữ trong bình tích cho đến khi bơm có thể chuyển dầu về xylanh chính hoặc bình chứa dầu.

Tăng Áp suất

Sau khi hiện tượng trượt bánh được khắc phục, áp suất sẽ tăng lên. EBCM tăng áp suất cho các bánh xe riêng lẻ trong khi giảm tốc để làm giảm tốc độ của bánh xe. Van cách ly được mở ra và van xả an toàn được đóng lại. Áp suất tăng là do từ xi lanh chính.

Bộ điều khiển độ bám

Khi nhận thấy bánh dẫn động bị trượt, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ chuyển sang chế độ điều khiển độ bám đường.

Trước tiên, môđun điều khiển phanh điện tử yêu cầu môđun điều khiển động cơ giảm lượng mômen truyền tới các bánh dẫn động thông qua thông báo dữ liệu nối tiếp. Môđun điều khiển động cơ giảm mômen truyền tới các bánh dẫn động và báo cáo lượng mômen đã truyền đi.

Nếu việc giảm mômen của động cơ không giúp giảm bớt hiện tượng trượt bánh dẫn động, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ chủ động dùng phanh trên bánh dẫn động bị trượt. Trong quá trình phanh của bộ điều khiển độ bám, áp suất thủy lực trên mỗi mạch của bánh dẫn động được điều khiển để ngăn bánh dẫn động không bị trượt. Môđun điều khiển phanh điện tử ra lệnh bật và tắt mô-tơ bơm và các van điện từ thích hợp để truyền áp suất phanh đến bánh xe bị trượt.

Bộ điều khiển độ bám có thể được kích hoạt hoặc vô hiệu bằng tay qua việc bấm công tắc điều khiển độ bám.

Chương trình Điều khiển Độ ổn định bằng điện tử

Bộ điều khiển độ cân bằng bổ sung sự cân bằng cho xe trong những hoạt động quá mức. Độ trượt ngang là tỷ lệ quay theo trục thẳng đứng của ô tô. Chức năng điều khiển độ ổn định được kích hoạt khi môđun điều khiển phanh điện tử xác định rằng độ trượt ngang mong muốn không phù hợp với độ trượt ngang thực tế do cảm biến độ trượt ngang đo được.

Độ trượt ngang mong muốn được môđun điều khiển phanh điện tử tính bằng các giá trị đầu vào sau:

· Vị trí của vô lăng

· Tốc độ của xe

· Gia tốc ngang

Chênh lệch giữa độ trượt ngang mong muốn và độ trượt ngang thực tế là lỗi độ trượt ngang; đây là phép đo quay vòng thừa hoặc quay vòng thiếu. Khi phát hiện thấy có lỗi về độ trượt ngang, môđun điều khiển phanh điện tử cố gắng khắc phục chuyển động trượt ngang của xe bằng cách truyền áp lực phanh tới một hoặc nhiều bánh xe. Lượng áp suất phanh được truyền thay đổi theo mức khắc phục cần thực hiện. Mômen động cơ cũng có thể bị giảm, nếu điều đó là cần thiết để giảm tốc độ của xe trong khi vẫn duy trì độ cân bằng.

Quá trình kích hoạt bộ điều khiển độ cân bằng thường diễn ra lần lượt khi xe chuyển động quá mức. Khi phanh trong quá trình kích hoạt bộ điều khiển độ cân bằng, bàn đạp phanh có thể rung lên.

Chức năng điều khiển độ ổn định có thể được kích hoạt hoặc vô hiệu bằng tay qua việc ấn và giữ công tắc điều khiển độ bám đường trong 5 giây.

Phân phối động cho bánh sau

Phân phối động cho bánh sau là một hệ thống điều khiển thay thế cho van phân phối cơ khí. Trong một số điều kiện lái xe nhất định, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ giảm áp lực phanh truyền tới bánh sau bằng cách ra lệnh bật và tắt van điện từ thích hợp.

Hệ thống Hỗ trợ Khởi động trên Đường dốc

Chức năng hỗ trợ khởi động trên đường dốc cho phép người lái khởi động xe mà không cần lùi xe trong khi chuyển chân từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga. Mô đun điều khiển phanh điện tử tính toán áp lực phanh cần thiết để giữ xe trên đường dốc và khóa áp lực đó trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách ra lệnh cho các van điện từ bật và tắt khi nhả bàn đạp phanh. Hệ thống hỗ trợ khởi động trên đường dốc được kích hoạt khi môđun điều khiển xác định rằng người lái muốn di chuyển xe trên đường dốc, về phía sau hoặc phía trước.

Các đầu vào dưới đây được sử dụng cho chức năng hỗ trợ khởi động trên đường dốc.

· Công tắc phanh

· Áp lực phanh

· Gia tốc dọc

· Mômen động cơ

· Thông tin về bánh răng đảo chiều

· Công tắc ly hợp

· Vị trí bàn đạp ga

· Tốc độ của xe

Hỗ trợ phanh thủy lực

Chức năng hỗ trợ phanh thủy lực được thiết kế để hỗ trợ cho người lái trong các tình huống phanh khẩn cấp.

Môđun điều khiển phanh điện tử tiếp nhận các đầu vào từ cảm biến áp lực phanh. Khi môđun này cảm biến thấy tình trạng phanh khẩn cấp, nó sẽ chủ động tăng áp lực phanh thủy lực tới một mức tối đa cụ thể bằng cách bật mô-tơ bơm.

Hệ thống Hỗ trợ Ổn định Hành trình

Hệ thống hỗ trợ ổn định hành trình sẽ phát hiện bất kỳ sự mất ổn định nào trong độ trượt ngang của xe do rơmoóc được lắp gây ra. Khi phát hiện thấy có sự mất ổn định, môđun điều khiển phanh điện tử cố gắng khắc phục chuyển động trượt ngang của xe bằng cách truyền áp lực phanh tới một hoặc nhiều bánh xe. Mômen động cơ cũng có thể bị giảm nếu điều đó là cần thiết để giảm tốc độ của xe.

Hệ thống Phanh thủy lực được Tối ưu hóa

Với một số động cơ, môđun điều khiển phanh điện tử giám sát chân không trong trợ lực phanh bằng một cảm biến và điều khiển bơm chân không của trợ lực phanh tùy thuộc vào đầu vào của cảm biến chân không. Nó cũng có tính năng trợ lực phanh thủy lực giúp hỗ trợ hệ thống phanh để duy trì hoạt động ổn định của phanh trong các điều kiện trợ lực phanh có chân không thấp. Các điều kiện chân không thấp của trợ lực phanh có thể bao gồm khởi động lần đầu sau khi xe được đỗ trong vài giờ, các lần dừng phanh rất thường xuyên hoặc lái xe trong điều kiện độ cao lớn. Hệ thống trợ lực phanh thủy lực chỉ được kích hoạt khi nhấn phanh trong các điều kiện chân không thấp. Trong trường hợp này, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ chủ động tăng và điều khiển áp lực phanh thủy lực bằng cách bật và tắt mô-tơ bơm và các van điện tử thích hợp. Khi chức năng trợ lực phanh thủy lực hoạt động, một loạt các xung động nhanh sẽ được cảm nhận trong bàn đạp phanh.

Hệ thống Điều khiển Xuống dốc

Hệ thống điều khiển xuống dốc là một chu trình điều khiển tốc độ dành cho xe chạy trên đường gồ ghề, thường được sử dụng trên những đoạn có dốc đứng dốc nghiên. Hệ thống này chỉ được kích hoạt khi xe đang ở số một hoặc số lùi, công tắc điều khiển xuống dốc được nhấn và bàn đạp ga được nhả hết. Tính năng này cho phép việc xuống dốc êm và được kiểm soát trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt mà không cần nhấn bàn đạp phanh. Tốc độ điều khiển được lập trình là cố định và người lái không thể thay đổi tốc độ này. Chức năng điều khiển áp suất ở cả bốn bánh được thực hiện thông qua các van đổi áp suất điện tử, van cách ly và hoạt động của bơm.

Đèn báo thông tin cho người lái

Bộ chỉ thị Cảnh báo Phanh

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn cảnh báo phanh khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· EBCM phát hiện thấy có lỗi và gửi đi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.

· Mô đun điều khiển thân xe (BCM) phát hiện ra rằng phanh tay đã được cài. Bảng đồng hồ táp-lô nhận được thông báo dữ liệu nối tiếp yêu cầu bật sáng từ BCM.

Đèn báo ABS

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo ABS khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Môđun điều khiển phanh điện tử phát hiện ra một hư hỏng làm vô hiệu ABS và gửi đi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô yêu cầu bật sáng.

Đèn báo bộ điều khiển độ bám/điều khiển độ cân bằng đang hoạt động

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo bộ điều khiển độ bám/điều khiển độ cân bằng đang hoạt động khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Hệ thống ABS đang ở chế độ điều khiển độ bám hoặc điều khiển độ cân bằng.

· Môđun điều khiển phanh điện tử phát hiện ra một hư hỏng làm vô hiệu hệ thống điều khiển độ bám đường hoặc hệ thống điều khiển độ ổn định của xe và gửi đi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô yêu cầu bật sáng.

Đèn báo tắt bộ điều khiển độ bám

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo tắt bộ điều khiển độ bám khi trường hợp sau xảy ra:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Lái xe vô hiệu bộ điều khiển độ bám bằng tay qua việc nhấn công tắc điều khiển độ bám. Môđun điều khiển phanh điện tử gửi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.

Đèn báo tắt bộ điều khiển độ cân bằng

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo tắt bộ điều khiển độ cân bằng khi trường hợp sau xảy ra:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Lái xe vô hiệu bộ điều khiển độ cân bằng bằng tay qua việc nhấn công tắc điều khiển độ bám. Môđun điều khiển phanh điện tử gửi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.

Đèn báo Xuống dốc

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo xuống dốc khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Hệ thống môđun điều khiển phanh điện tử ở chế độ xuống dốc.

· Người lái chọn chức năng điều khiển xuống dốc bằng tay bằng cách ấn công tắc điều khiển xuống dốc. Môđun điều khiển phanh điện tử gửi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.
 

hanhthuy1990

Tài xế O-H
I.1. Thông tin mô tả và Vận hành phanh ABS

Xe này được trang bị hệ thống phanh Continental Teves Mk25E. Môđun điều khiển phanh điện tử và bộ điều biến áp suất phanh được bảo hành riêng rẽ. Bộ điều biến áp suất phanh sử dụng bốn cấu hình mạch để điều khiển áp suất thủy lực đến từng bánh xe một cách độc lập.

Tùy theo các lựa chọn, các hệ thống nâng cao hiệu năng làm việc của xe sau có thể được cung cấp.

· Hệ thống Chống Bó cứng Phanh (ABS).

· Bộ điều khiển độ bám

· Điều khiển ổn định điện tử

· Phân phối động cho bánh sau

· Hệ thống hỗ trợ khởi động trên đường dốc

· Điều khiển xuống đốc

· Hỗ trợ phanh thủy lực

· Hệ thống hỗ trợ ổn định hành trình

· Hệ thống phanh thủy lực được tối ưu hóa

Các bộ phận sau đây có liên quan đến quá trình hoạt động của các hệ thống ở trên:

· Môđun điều khiển phanh điện tử điều khiển các chức năng của hệ thống và phát hiện hỏng hóc. Bộ phận này cung cấp điện áp cho van điện từ và mô-tơ bơm.

· Bộ điều biến áp suất phanh bao gồm các bộ phận sau đây:

o Bơm thủy lực với mô-tơ bơm

o Bốn van cách ly

o Bốn van xả an toàn

o Hai van cung cấp điều khiển độ bám/điều khiển độ ổn định.

o Hai van cách ly điều khiển độ bám/điều khiển độ ổn định.

o Cảm biến áp suất

o Các bộ tích áp áp suất cao

o Bộ tích áp suất thấp

· Cảm biến tăng tốc đa trục - cảm biến độ trượt ngang, cảm biến gia tốc ngang và cảm biến gia tốc dọc được kết hợp vào một cảm biến tăng tốc đa trục, nằm bên ngoài EBCM. EBCM nhận các đầu vào thông báo dữ liệu nối tiếp từ cảm biến độ trượt ngang, cảm biến gia tốc ngang và cảm biến gia tốc dọc và kích hoạt chức năng điều khiển độ ổn định và hỗ trợ khởi động trên đường dốc dựa trên đầu vào của cảm biến tăng tốc đa trục.

· Cảm biến góc lái - Môđun điều khiển phanh điện tử tiếp nhận các đầu vào thông báo dữ liệu nối tiếp từ cảm biến góc lái. Tín hiệu cảm biến góc vô lăng được sử dụng để tính độ trượt ngang mong muốn.

· Công tắc điều khiển độ bám đường - Chương trình điều khiển độ bám đường và điều khiển độ ổn định của xe bị vô hiệu hóa và kích hoạt bằng tay bằng cách ấn công tắc điều khiển độ bám đường.

· Các cảm biến tốc độ bánh xe - Môđun điều khiển phanh điện tử gửi điện áp đánh lửa tới mỗi cảm biến tốc độ bánh xe. Khi bánh xe quay, cảm biến tốc độ bánh xe tạo ra một tín hiệu sóng vuông xoay chiều. Môđun điều khiển phanh điện tử sử dụng tần số của tín hiệu sóng vuông để tính toán tốc độ bánh xe.

Hệ thống Chống Bó cứng Phanh

Khi phát hiện thấy có hiện tượng trượt bánh khi nhấn phanh, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) sẽ hoạt động. Khi phanh bằng ABS, áp suất thủy lực trong các mạch bánh xe riêng lẻ được điều khiển để ngăn bánh xe không bị trượt. Một đường ống thủy lực và các van điện từ cụ thể được cung cấp cho mỗi bánh xe. ABS có thể giảm, giữ nguyên hoặc tăng áp suất thủy lực cho mỗi bánh xe. Tuy nhiên, ABS không tăng áp suất thủy lực lên trên mức do xylanh chính truyền tải trong khi phanh.

Trong khi phanh bằng ABS, một chuỗi các xung động nhanh được cảm nhận trong bàn đạp phanh. Những xung động này được gây ra bởi sự thay đổi nhanh về vị trí của các van điện từ riêng rẽ khi môđun điều khiển phanh điện tử đáp ứng lại các đầu vào cảm biến tốc độ bánh xe và cố gắng để ngăn không cho bánh xe bị trượt. Những xung động bàn đạp này chỉ xuất hiện khi phanh bằng ABS và dừng lại khi phanh thông thường được khôi phục lại hoặc khi ô tô đến điểm dừng. Tiếng ồn phát ra cũng có thể nghe được khi các van điện từ quay nhanh. Khi phanh bằng ABS trên vỉa hè khô ráo, những tiếng ồn ngắt quãng có thể xuất hiện khi lốp xe gần trượt. Những tiếng ồn và xung động bàn đạp này được coi là bình thường khi vận hành ABS.

Những ôtô được trang bị phanh ABS có thể dừng lại do sự dụng lực thông thường cho bàn đạp phanh. Hoạt động của bàn đạp phanh trong quá trình phanh thông thường không khác với hoạt động của các hệ thống không trang bị ABS trước đó. Duy trì một lực không đổi trên bàn đạp phanh cung cấp khoảng cách dừng ngắn nhất trong khi đang duy trì độ ổn định của ô tô. Chuỗi kích hoạt ABS điển hình như sau.



Giữ Áp suất

Môđun điều khiển phanh điện tử đóng van cách ly và giữ cho van xả an toàn đóng để cách ly bánh bị trượt khi xảy ra hiện tượng trượt bánh xe. Điều này giữ cho áp suất ổn định trên phanh để áp suất thủy lực không tăng hoặc giảm.

Giảm Áp suất

Nếu việc giữ áp suất không thay đổi được tình trạng trượt, áp suất sẽ bị giảm đi. Môđun điều khiển phanh điện tử giảm áp suất tới từng bánh xe trong khi giảm tốc khi xảy ra hiện tượng trượt bánh xe. Van cách ly được đóng lại và van xả an toàn được mở. Dầu dư thừa được dự trữ trong bình tích cho đến khi bơm có thể chuyển dầu về xylanh chính hoặc bình chứa dầu.

Tăng Áp suất

Sau khi hiện tượng trượt bánh được khắc phục, áp suất sẽ tăng lên. EBCM tăng áp suất cho các bánh xe riêng lẻ trong khi giảm tốc để làm giảm tốc độ của bánh xe. Van cách ly được mở ra và van xả an toàn được đóng lại. Áp suất tăng là do từ xi lanh chính.

Bộ điều khiển độ bám

Khi nhận thấy bánh dẫn động bị trượt, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ chuyển sang chế độ điều khiển độ bám đường.

Trước tiên, môđun điều khiển phanh điện tử yêu cầu môđun điều khiển động cơ giảm lượng mômen truyền tới các bánh dẫn động thông qua thông báo dữ liệu nối tiếp. Môđun điều khiển động cơ giảm mômen truyền tới các bánh dẫn động và báo cáo lượng mômen đã truyền đi.

Nếu việc giảm mômen của động cơ không giúp giảm bớt hiện tượng trượt bánh dẫn động, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ chủ động dùng phanh trên bánh dẫn động bị trượt. Trong quá trình phanh của bộ điều khiển độ bám, áp suất thủy lực trên mỗi mạch của bánh dẫn động được điều khiển để ngăn bánh dẫn động không bị trượt. Môđun điều khiển phanh điện tử ra lệnh bật và tắt mô-tơ bơm và các van điện từ thích hợp để truyền áp suất phanh đến bánh xe bị trượt.

Bộ điều khiển độ bám có thể được kích hoạt hoặc vô hiệu bằng tay qua việc bấm công tắc điều khiển độ bám.

Chương trình Điều khiển Độ ổn định bằng điện tử

Bộ điều khiển độ cân bằng bổ sung sự cân bằng cho xe trong những hoạt động quá mức. Độ trượt ngang là tỷ lệ quay theo trục thẳng đứng của ô tô. Chức năng điều khiển độ ổn định được kích hoạt khi môđun điều khiển phanh điện tử xác định rằng độ trượt ngang mong muốn không phù hợp với độ trượt ngang thực tế do cảm biến độ trượt ngang đo được.

Độ trượt ngang mong muốn được môđun điều khiển phanh điện tử tính bằng các giá trị đầu vào sau:

· Vị trí của vô lăng

· Tốc độ của xe

· Gia tốc ngang

Chênh lệch giữa độ trượt ngang mong muốn và độ trượt ngang thực tế là lỗi độ trượt ngang; đây là phép đo quay vòng thừa hoặc quay vòng thiếu. Khi phát hiện thấy có lỗi về độ trượt ngang, môđun điều khiển phanh điện tử cố gắng khắc phục chuyển động trượt ngang của xe bằng cách truyền áp lực phanh tới một hoặc nhiều bánh xe. Lượng áp suất phanh được truyền thay đổi theo mức khắc phục cần thực hiện. Mômen động cơ cũng có thể bị giảm, nếu điều đó là cần thiết để giảm tốc độ của xe trong khi vẫn duy trì độ cân bằng.

Quá trình kích hoạt bộ điều khiển độ cân bằng thường diễn ra lần lượt khi xe chuyển động quá mức. Khi phanh trong quá trình kích hoạt bộ điều khiển độ cân bằng, bàn đạp phanh có thể rung lên.

Chức năng điều khiển độ ổn định có thể được kích hoạt hoặc vô hiệu bằng tay qua việc ấn và giữ công tắc điều khiển độ bám đường trong 5 giây.

Phân phối động cho bánh sau

Phân phối động cho bánh sau là một hệ thống điều khiển thay thế cho van phân phối cơ khí. Trong một số điều kiện lái xe nhất định, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ giảm áp lực phanh truyền tới bánh sau bằng cách ra lệnh bật và tắt van điện từ thích hợp.

Hệ thống Hỗ trợ Khởi động trên Đường dốc

Chức năng hỗ trợ khởi động trên đường dốc cho phép người lái khởi động xe mà không cần lùi xe trong khi chuyển chân từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga. Mô đun điều khiển phanh điện tử tính toán áp lực phanh cần thiết để giữ xe trên đường dốc và khóa áp lực đó trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách ra lệnh cho các van điện từ bật và tắt khi nhả bàn đạp phanh. Hệ thống hỗ trợ khởi động trên đường dốc được kích hoạt khi môđun điều khiển xác định rằng người lái muốn di chuyển xe trên đường dốc, về phía sau hoặc phía trước.

Các đầu vào dưới đây được sử dụng cho chức năng hỗ trợ khởi động trên đường dốc.

· Công tắc phanh

· Áp lực phanh

· Gia tốc dọc

· Mômen động cơ

· Thông tin về bánh răng đảo chiều

· Công tắc ly hợp

· Vị trí bàn đạp ga

· Tốc độ của xe

Hỗ trợ phanh thủy lực

Chức năng hỗ trợ phanh thủy lực được thiết kế để hỗ trợ cho người lái trong các tình huống phanh khẩn cấp.

Môđun điều khiển phanh điện tử tiếp nhận các đầu vào từ cảm biến áp lực phanh. Khi môđun này cảm biến thấy tình trạng phanh khẩn cấp, nó sẽ chủ động tăng áp lực phanh thủy lực tới một mức tối đa cụ thể bằng cách bật mô-tơ bơm.

Hệ thống Hỗ trợ Ổn định Hành trình

Hệ thống hỗ trợ ổn định hành trình sẽ phát hiện bất kỳ sự mất ổn định nào trong độ trượt ngang của xe do rơmoóc được lắp gây ra. Khi phát hiện thấy có sự mất ổn định, môđun điều khiển phanh điện tử cố gắng khắc phục chuyển động trượt ngang của xe bằng cách truyền áp lực phanh tới một hoặc nhiều bánh xe. Mômen động cơ cũng có thể bị giảm nếu điều đó là cần thiết để giảm tốc độ của xe.

Hệ thống Phanh thủy lực được Tối ưu hóa

Với một số động cơ, môđun điều khiển phanh điện tử giám sát chân không trong trợ lực phanh bằng một cảm biến và điều khiển bơm chân không của trợ lực phanh tùy thuộc vào đầu vào của cảm biến chân không. Nó cũng có tính năng trợ lực phanh thủy lực giúp hỗ trợ hệ thống phanh để duy trì hoạt động ổn định của phanh trong các điều kiện trợ lực phanh có chân không thấp. Các điều kiện chân không thấp của trợ lực phanh có thể bao gồm khởi động lần đầu sau khi xe được đỗ trong vài giờ, các lần dừng phanh rất thường xuyên hoặc lái xe trong điều kiện độ cao lớn. Hệ thống trợ lực phanh thủy lực chỉ được kích hoạt khi nhấn phanh trong các điều kiện chân không thấp. Trong trường hợp này, môđun điều khiển phanh điện tử sẽ chủ động tăng và điều khiển áp lực phanh thủy lực bằng cách bật và tắt mô-tơ bơm và các van điện tử thích hợp. Khi chức năng trợ lực phanh thủy lực hoạt động, một loạt các xung động nhanh sẽ được cảm nhận trong bàn đạp phanh.

Hệ thống Điều khiển Xuống dốc

Hệ thống điều khiển xuống dốc là một chu trình điều khiển tốc độ dành cho xe chạy trên đường gồ ghề, thường được sử dụng trên những đoạn có dốc đứng dốc nghiên. Hệ thống này chỉ được kích hoạt khi xe đang ở số một hoặc số lùi, công tắc điều khiển xuống dốc được nhấn và bàn đạp ga được nhả hết. Tính năng này cho phép việc xuống dốc êm và được kiểm soát trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt mà không cần nhấn bàn đạp phanh. Tốc độ điều khiển được lập trình là cố định và người lái không thể thay đổi tốc độ này. Chức năng điều khiển áp suất ở cả bốn bánh được thực hiện thông qua các van đổi áp suất điện tử, van cách ly và hoạt động của bơm.

Đèn báo thông tin cho người lái

Bộ chỉ thị Cảnh báo Phanh

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn cảnh báo phanh khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· EBCM phát hiện thấy có lỗi và gửi đi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.

· Mô đun điều khiển thân xe (BCM) phát hiện ra rằng phanh tay đã được cài. Bảng đồng hồ táp-lô nhận được thông báo dữ liệu nối tiếp yêu cầu bật sáng từ BCM.

Đèn báo ABS

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo ABS khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Môđun điều khiển phanh điện tử phát hiện ra một hư hỏng làm vô hiệu ABS và gửi đi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô yêu cầu bật sáng.

Đèn báo bộ điều khiển độ bám/điều khiển độ cân bằng đang hoạt động

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo bộ điều khiển độ bám/điều khiển độ cân bằng đang hoạt động khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Hệ thống ABS đang ở chế độ điều khiển độ bám hoặc điều khiển độ cân bằng.

· Môđun điều khiển phanh điện tử phát hiện ra một hư hỏng làm vô hiệu hệ thống điều khiển độ bám đường hoặc hệ thống điều khiển độ ổn định của xe và gửi đi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô yêu cầu bật sáng.

Đèn báo tắt bộ điều khiển độ bám

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo tắt bộ điều khiển độ bám khi trường hợp sau xảy ra:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Lái xe vô hiệu bộ điều khiển độ bám bằng tay qua việc nhấn công tắc điều khiển độ bám. Môđun điều khiển phanh điện tử gửi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.

Đèn báo tắt bộ điều khiển độ cân bằng

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo tắt bộ điều khiển độ cân bằng khi trường hợp sau xảy ra:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Lái xe vô hiệu bộ điều khiển độ cân bằng bằng tay qua việc nhấn công tắc điều khiển độ bám. Môđun điều khiển phanh điện tử gửi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.

Đèn báo Xuống dốc

Bảng đồng hồ táp-lô bật đèn báo xuống dốc khi xảy ra các trường hợp sau:

· Bảng đồng hồ táp-lô thực hiện kiểm tra bóng đèn.

· Hệ thống môđun điều khiển phanh điện tử ở chế độ xuống dốc.

· Người lái chọn chức năng điều khiển xuống dốc bằng tay bằng cách ấn công tắc điều khiển xuống dốc. Môđun điều khiển phanh điện tử gửi một thông báo dữ liệu nối tiếp tới bảng đồng hồ táp-lô để yêu cầu bật sáng.
có file đẩy đủ không bác?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên