Những nguyên nhân gây nóng máy trên máy công trình

thayboixemvoi
Bình luận: 58Lượt xem: 60,219

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Bệnh nóng máy rất hay gặp ở máy công trình. Bệnh này chỉ có một số nguyên nhân chính như: do đã qua tay nhiều thợ, mà các bác thợ nhà ta hay "Cải lùi" nên bệnh càng trầm trọng.

những nguyên nhân gây nóng máy trên máy công trình.png
1- Bơm nước không làm việc hoặc làm việc kém:
- Mòn cánh bơm, quay trơn cánh bơm
- Dây curoa chùng.

2- Két làm mát không đảm bảo (Bao gồm cả két làm mát khí nạp):
- Tắc các đường ống bên trong két.
- Bề mặt ngoài của két không sạch, khả năng tản nhiệt kém.
- Tắc hoặc móp đường ống.

3- Van hằng nhiệt hoạt động kém:
Phần lớn các bác thợ có suy nghĩ sai lầm là bỏ van hằng nhiệt đi ( Kể cả máy đang mới tinh) là máy sẽ mát hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho các máy bị nóng nước. Trường hợp van hằng nhiệt bị hỏng, chưa có để thay thế, ta có thể dùng giải pháp tạm thời là:" Bỏ van hằng nhiệt đi nhưng phải nút đường nước từ van quay về bơm nước".

4- Quạt gió làm việc kém:
- Các cánh quạt bị cong hoặc mòn.
- Cánh quạt được thay thế không đúng: bé đường kính, chiều cong không đúng hoặc lắp ngược.
- Bao che gió bị hở, có khe hở ở mặt hông giữa két nước và két dầu...

5- Nắp capô không đóng kín:
- Nhiều bác có quan niệm là mở nắp capô thì máy sẽ mát hơn. Đây cũng là một sai lầm cơ bản. Nắp capô được thiết kế để che nắng, mưa; đồng thời tạo ra một hành lang để cho gió đi từ đằng trước ra sau máy ( Hoặc ngược lại - tuỳ theo từng máy). Không khí được đối lưu sẽ làm tăng khả năng tản nhiệt.

6- Lọt khí từ buồng đốt động cơ vào đường nước:
- Hiện tượng này xảy ra khi máy hoạt động ở nhiệt độ nước >100 độ C trong một thời gian dài. Hậu quả là thổi gioăng mặt máy, cong mặt máy, hở gioăng áo kim phun...Khí cháy từ buồng đốt lọt vào đường nước làm cho nước sôi rất nhanh.

7- Tắc lọc khí, kẹt turbo, lệch góc phun sớm nhiên liệu, khe hở nhiệt chỉnh sai hoặc xu páp bị hở........

8- Một nguyên nhân khác cũng gây nên hiện tượng nóng máy đó là thiết kế ống xả quá dài hoặc tắc ống xả, nhiệt trong khí thải thoát ra ngoài chậm.

9- Khi động cơ bị lọt hơi nhiều, hiệu suất động cơ giảm. Nhiệt lượng do khí cháy chuyển sang công cơ học ít nên làm động cơ nóng hơn mức bình thường.

10- Một số máy tĩnh như máy phát điện, máy nén khí, khi làm việc trong phòng kín, việc
đối lưu không khí bị hạn chế dẫn đến nhiệt độ trong phòng tăng lên, làm động cơ cũng cao hơn.

11- Nguyên nhân này xuất phát từ phần phụ tải của động cơ. Ví dụ: chỉnh bơm thuỷ lực không đúng, hệ thống thủy lực đã "Cải biên khác với thiết kế"....làm cho động cơ luôn bị quá tải cũng gây ra hiện tượng nóng máy.

 

Bao0792

Tài xế O-H
em có ý kiến về mục số 3 của bác.
-Bác cho e hỏi tại sao nên nút cái lỗ đó lại ạ.?
-theo kinh nghiệm 1 lần "lầm lở" của em 1 lần nút cái lỗ đó lại mà không chừa 1 lỗ nhỏ để thông khí. kết quả là có bọt khí trong bơm nước-> bơm không hoạt động đc-> sôn nước.
 

haidangdenso

Tài xế O-H
Nóng là gio lượng nhiệt tỏa ra qua bộ làm mát ra môi trường nhỏ hơn
so với lượng nhiệt nội tại nó sinh ra bao gồm những nguyên nhân trên
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
em có ý kiến về mục số 3 của bác.
-Bác cho e hỏi tại sao nên nút cái lỗ đó lại ạ.?
-theo kinh nghiệm 1 lần "lầm lở" của em 1 lần nút cái lỗ đó lại mà không chừa 1 lỗ nhỏ để thông khí. kết quả là có bọt khí trong bơm nước-> bơm không hoạt động đc-> sôn nước.
"Bịt là bịt" tắc tỵ luôn, trường hợp của cụ là do không xả e đấy thôi.
Còn cụ thể thế nào nữa thì phải đợi
Mụphùthủy vào trả nhời nhá. Món động cơ sốt xình xịch này thì em xin về bét.
 

haidangdenso

Tài xế O-H
Nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt đã có rất nhiều bài rồi . Toi chỉ nói lại lời của các cụ nhé.
Van có tác dụng trong trường họp máy nguội chưa đạt nhiệt độ lý tưởng khi đó van luôn đóng đường lên két làm mát Mở đường xả đó thành đường hút và đẩy nước quay trở lại động cơ làm cho động cơ nhanh nóng đến nhiệt độ lý tưởng , khi đã đủ nhiệt độ van sẽ tự động đóng đường hút đó và mở đường xả về két làm mát thực hiện làm mát tuần hoàn khép kín . Tại sao hay bỏ van là vì khi chất dãn nở trong van kém toi không còn nhớ chất gì nữa van đóng mở kém bị hở hoặc kênh dẫn đến nước luận quẩn trong động cơ không ra két làm mát được triệt để nên nhiệt độ tích tụ tăng len chính vì những nguyên nhân trên nên thợ thường hay bỏ van và bịt đường hút về của van trừ hậu họa
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê




Mụ ơi ời!!!!
Trước đây những dòng "Xe đặc chủng" người ta mới thiết kế "Quạt làm mát" kiểu "Thủy lực" (Máy khoan, thiết bị lớn...). Động cơ lai thêm cái bơm thủy lực (Cooling Fan Pump), chuyền "Dầu" cho cái mô tơ lai cánh quạt làm mát (Cooling Fan Motor).

Còn bây giờ "Quạt làm mát" dùng hệ thống "Thủy lực" (Hydraulic Fan Control) đã rất phổ thông rồi.

"Hiện đại chắc là hại điện" lắm đây. "Máy của Mụ
bị nóng" sẽ có thêm rất nhiều cái phải bổ xung:
1- Phớt cổ mô tơ quạt gió bị kém hoặc hỏng.
2- Do "Trục trặc" của các cảm biến nhiệt độ + Lái xe "Bật nhầm" chế độ của quạt gió sang "Thổi bụi" (Thổi ngược <==> Đảo chiều mô tơ quạt làm mát).
3- Bơm, mô tơ, "Van điều khiển"... không được "Ngon cho lắm".
4- Sẽ phát sinh thêm 1 loạt những pan bệnh liên quan đến "Hệ thống" này.......
 

haidangdenso

Tài xế O-H
Về cơ bản là vậy xong các ứng dụng công nghệ điều khiển thủy lực hoặc mô tơ điện thì cũng chỉ phục vụ là điều hoà kinh nhiệt sao cho phát huy tối đa công suất động cơ . Còn làm mát thì rất nhiều kiểu nhưng chung quy lại là mát (tuần hoàn khép kín : quần bò áo bó mát hở mặc váy không săm) hoặc kết hợp cả kín cả hở
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên

Bệnh nóng máy rất hay gặp ở máy công trình. Bệnh này chỉ có một số nguyên nhân chính như: do đã qua tay nhiều thợ, mà các bác thợ nhà ta hay "Cải lùi" nên bệnh càng trầm trọng.

3- Van hằng nhiệt hoạt động kém:
Phần lớn các bác thợ có suy nghĩ sai lầm là bỏ van hằng nhiệt đi ( Kể cả máy đang mới tinh) là máy sẽ mát hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho các máy bị nóng nước. Trường hợp van hằng nhiệt bị hỏng, chưa có để thay thế, ta có thể dùng giải pháp tạm thời là:"
Bỏ van hằng nhiệt đi nhưng phải nút đường nước từ van quay về bơm nước".

...Trường hợp van hằng nhiệt bị hỏng, chưa có để thay thế, ta có thể dùng giải pháp tạm thời là:" Bỏ van hằng nhiệt đi nhưng phải nút đường nước từ van quay về bơm nước".
Lại "XOẮN" một cái nào.:):)
Giả sử sau đó không lắp lại van hằng nhiệt mà cứ "BỊT LẠI MÀ DÙNG" thì thế nào nhẩy ???
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Lại "XOẮN" một cái nào.:):)
Giả sử sau đó không lắp lại van hằng nhiệt mà cứ "BỊT LẠI MÀ DÙNG" thì thế nào nhẩy ???
Cái đó cũng còn tùy Cụ ạ.
- Với 1 số dòng xe chuyên dụng khi khởi động bắt buộc phải thêm 1 "Công đoạn" sấy nóng "Hệ thống" thì "Không có cũng chẳng sao". Không quá 5 phút "Dầu và nước" đạt chuẩn luôn.
- Với "Xứ nóng" như ta và nếu khâu bảo dưỡng định kỳ không "Đạt chuẩn", thì hỏng cái khác trước cái nguyên nhân thiếu hoặc "Bịt Nó" mà bị hỏng.
 

haidangdenso

Tài xế O-H
Dạ thưa củ lạc em có ngu kiến cụ xem cho em bài học nhé thực tế thì rất nhiều máy bỏ nhưng chủ yếu là xe tải và máy công trình xong về trước mắt thì chưa thấy tác hại gì chỉ duy nhất em thấy về mùa đông hôm nào tiết trời thật lạnh thấy máy nổ hơi lụp bụp hiện tượng máy nổ lụp bụp như bỏ máy một lúc mới bốc lên được còn tác hại thi em chưa nhận biết được
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Cái đó cũng còn tùy Cụ ạ.
- Với 1 số dòng xe chuyên dụng khi khởi động bắt buộc phải thêm 1 "Công đoạn" sấy nóng "Hệ thống" thì "Không có cũng chẳng sao". Không quá 5 phút "Dầu và nước" đạt chuẩn luôn.

- Với "Xứ nóng" như ta và nếu khâu bảo dưỡng định kỳ không "Đạt chuẩn", thì hỏng cái khác trước cái nguyên nhân thiếu hoặc "Bịt Nó" mà bị hỏng.
Gạch đầu dòng thứ nhất: chưa "CHUẨN" nhá.
Gạch đầu dòng thứ hai: nhà cháu có nói "THIẾU VỚI BỊT" làm nó hỏng đâu, nhà cháu chỉ hỏi nó sẽ thế nào thôi cơ mà !!!


Dạ thưa củ lạc ???!!!! em có ngu kiến cụ xem cho em bài học nhé thực tế thì rất nhiều máy bỏ nhưng chủ yếu là xe tải và máy công trình xong về trước mắt thì chưa thấy tác hại gì chỉ duy nhất em thấy về mùa đông hôm nào tiết trời thật lạnh thấy máy nổ hơi lụp bụp hiện tượng máy nổ lụp bụp như bỏ máy một lúc mới bốc lên được còn tác hại thi em chưa nhận biết được

Cái hàng chữ tô đỏ đậm ở trên nó cho ta biết điều gì ấy nhỉ.
Còn chưa thấy tác hại gì, theo Cậu thì phải hư hỏng mới là tác hại sao ???
 

haidangdenso

Tài xế O-H
Dạ thưa cụ lạc như vậy thì em thấy mọi người vẫn đồng tình bỏ van và bịt đấy chứ còn em nghĩ nếu xịn của nhà sx thì mình cứ thế mà dùng chứ họ có ngu hơn mình đâu mà thiết kế thừa
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Van hằng nhiệt hoạt động kém:
Phần lớn các bác thợ có suy nghĩ sai lầm là bỏ van hằng nhiệt đi ( Kể cả máy đang mới tinh) là máy sẽ mát hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho các máy bị nóng nước. Trường hợp van hằng nhiệt bị hỏng, chưa có để thay thế, ta có thể dùng giải pháp tạm thời là:" Bỏ van hằng nhiệt đi nhưng phải nút đường nước từ van quay về bơm nước".
Nếu tất cả các phần tử khác của hệ thống làm mát đều tốt cả mà bỏ van hằng nhiệt và bịt đường nước từ van quay về bơm (Tây nó gọi là đường "BY-PASS") như hình vẽ dưới. Thì hệ quả trực tiếp là:

"NHIỆT ĐỘ ĐỘNG CƠ CHỈ CÓ THỂ BẰNG HOẶC THẤP HƠN NHIỆT ĐỘ TỐI ƯU DO NHÀ SẢN XUẤT THIẾT KẾ".

Điều đó dẫn đến hệ quả gián tiếp là " CÓ MỘT THÔNG SỐ BỊ THAY ĐỔI ĐẾN 15% ~ 20% !!! " (đã tình cờ kiểm chứng thực tế rồi các Cụ ạ).



 

haidangdenso

Tài xế O-H
Vật chứng đã chỉ roài không bàn cãi lại thêm nhà sx thiết kế tính toán nữa cho nên bỏ là phản phụ công người sx và thiết kế và tốn thêm ít nhiên liệu của mình
 

thaoha

Moderator
Vật chứng đã chỉ roài không bàn cãi lại thêm nhà sx thiết kế tính toán nữa cho nên bỏ là phản phụ công người sx và thiết kế và tốn thêm ít nhiên liệu của mình

với quan điểm của tôi
- trước tiên tôn trọng nhà sản xuất ko thể chối cãi
- nhưng khi nó bị hỏng , giải pháp tối ưu ,là phải đóng cọc thôi ,chứ mỗi khi hỏng ngồi chờ phụ tùng thay thế thì đến bao giờ máy mới hoạt động đc
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Nói vậy nhưng không phải vậy đã viết:
Với 1 số dòng xe chuyên dụng khi khởi động bắt buộc phải thêm 1 "Công đoạn" sấy nóng "Hệ thống" thì "Không có cũng chẳng sao". Không quá 5 phút "Dầu và nước" đạt chuẩn luôn.
Chuẩn chỉ đã viết:
Gạch đầu dòng thứ nhất: chưa "CHUẨN" nhá.
Cái "Ý đó" mà Cụ đang nghĩ tới thì đúng trong trường hợp "Thông thường", còn "Ở đây" không phải là "Cái ý"đó.
Muốn gặp được "Nó" cũng rất là "Hy hữu", lúc nào đó Cụ gặp phải cái "Máy" có 1 "Dàn đun nước" với cái dây điện khởi động từ "Ổ khóa"được đấu vào 1 cái "Hộp điện" riêng trước khi xuống "Rơ le đề", và chơi bằng "Cảm biến nhiệt độ 3 dây" chạy ngược trở về cái "Hộp" vừa nói ở trên "Ý".

Chuẩn chỉ đã viết:
"NHIỆT ĐỘ ĐỘNG CƠ CHỈ CÓ THỂ BẰNG HOẶC THẤP HƠN NHIỆT ĐỘ TỐI ƯU DO NHÀ SẢN XUẤT THIẾT KẾ".
Điều đó dẫn đến hệ quả gián tiếp là " CÓ MỘT THÔNG SỐ BỊ THAY ĐỔI ĐẾN
Có kinh đã viết:
15% ~ 20% !!! " (đã tình cờ kiểm chứng thực tế rồi các Cụ ạ).
Chắc là tốn tiền vì phải mua thêm "Lượng nhiên liệu không mong muốn" đổ bù vào đây.

Còn 1 ý nữa: Nếu bỏ van hằng nhiệt thì "Lâu lâu" vam cái xy lanh (Xy lanh ướt nhá) ra xem chơi, cái chỗ nước bị nước phun vào bị "Mối mọt" là điều chắc chắn.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Chắc là tốn tiền vì phải mua thêm "Lượng nhiên liệu không mong muốn" đổ bù vào đây.

Còn 1 ý nữa: Nếu bỏ van hằng nhiệt thì "Lâu lâu" vam cái xy lanh (Xy lanh ướt nhá) ra xem chơi, cái chỗ nước bị nước phun vào bị "Mối mọt" là điều chắc chắn.
Thế này Cụ ạ !!! Bởi cái tính dở hơi hay đi "XOẮN-CHỌC" nên mỗi lần viết bài "GIẢ NHỜI" lại cứ phải nói dài, nói dai, xem đi xem lại vì sợ bị "XOẮN LẠI". Hê hê.

Có những điều đã được NGHE, được HỌC, được ĐỌC và nghĩ là mình "NẮM" rõ cả rồi, nhưng vẫn cứ bị hớ Cụ ạ !!


Sự thể là thế này, thuở trước cứ máy hay xe nào mà bị sôi nước, nhà cháu vẫn cứ "CHỈ ĐẠO" cho bỏ cái "VAN HẰNG NHIỆT" ấy ra (dĩ nhiên là phải bịt cái đường nước rẽ nhánh

rồi), xong là phủi tay quên nó đi !!!

Cho đến một lần, tình cờ cái máy bị sôi nước ấy nó "TO QUÁ" !!! Nó là máy phát điện dự phòng, công suất tương đương 1000 (một ngàn) con ngựa đực, máy ấy lại là con nhà nghèo, chạy ăn từng bữa, khi nào bị cúp điện mới vác can nhựa đi mua dầu về chạy. Lại vẫn cái kiểu "NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ", nhanh nhảu bảo các cháu bỏ van hằng nhiệt ra cho xong!!!

Sau đấy ít lâu, thợ vận hành xin cho đem "HEO BÉC" (bơm cao áp, kim phun nhiên liệu) đi phục hồi !!! (may mà biết rõ là bộ hơi còn tốt chứ không chắc rã máy ra làm máy lại rồi !!!). Đem "HEO BÉC" làm đi làm lại hai lần, bắt cả thợ làm "HEO BÉC" đến tận nơi "CÂN CHỈNH"...kết quả thế nào chắc các Cụ biết rồi xin không nói (vì nói ra xấu hổ quá).


Xem đi xem lại thấy có điều lạ, theo báo cáo thì lượng nhiên liệu tiêu thụ của ca ngày thấp hơn ca đêm ???!!! Sau khi loại bỏ hết các yếu tố không liên quan, chỉ còn lại: nhiệt độ ban đêm thấp hơn ban ngày ??? Chẳng cần dùng đến đồng hồ đo nhiệt độ, nhìn trên máy là thấy ngay đồng hồ báo nhiệt của máy nằm ở vạch dưới thấp vào ban đêm !!! Chợt nhận ra chẳng phải vô cớ mà các Cụ vẫn gọi “NÓ” là van “HẰNG NHIỆT” (nghĩa là giữ cho nhiệt độ ỔN ĐỊNH ở một HẰNG SỐ), nghĩa là “NÓ” không chỉ giữ cho nhiệt độ không QUÁ CAO mà “NÓ” còn có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ không QUÁ THẤP !!! Lúc này mới nhớ ra CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỘNG CƠ DIESEL LÀM VIỆC TỐI ƯU mà mình đã từng gào lên rằng “BIẾT RỒI, KHỔ LẮM, NÓI MÃI” !!!

Lần kiểm chứng thứ hai là cái tàu cá đánh bắt xa bờ, động cơ cũng hơi bị to mà lại có HỆ THỐNG GIẢI NHIỆT BẰNG NƯỚC BIỂN, hệ quả của việc bỏ van hằng nhiệt là chủ tàu khóc rằng chuyến ấy lỗ tiền dầu !!! Chịu thôi!! Đang ở giữa biển lấy đâu ra phụ tùng mà thay.






 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên