Nguyên lý hoạt động của hệ thống abs

caothai1986
Bình luận: 4Lượt xem: 1,369

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
các bác cho em hỏi chút nguyên lý hoạt động của hệ thống abs như thế nào
Khi phanh, nếu hệ thống cho rằng bánh xe có xu hướng trượt thì sẽ giảm lực phanh tại bánh xe, thông qua việc giảm áp suất dầu hoặc hơi phanh. Khi cho rằng không trượt thì lại tiếp tục tăng lực phanh theo lực đạp phanh
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên


Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) được xem như một tiêu chuẩn của những chiếc xe hơi hiện nay. Đây là một trong những thành phần hết sức quan trọng, hỗ trợ quá trình phanh xe được an toàn và chính xác hơn, đặc biệt là trong trường hợp phanh gấp. Vậy thực ra ABS là gì? Nó hoạt động như thế nào?


Video minh họa nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS trên xe hơi

Đối với một chiếc xe không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), khi bạn đạp mạnh cần phanh xuống, 1 hoặc nhiều bánh xe sẽ đột ngột ngừng quay như bị khóa cứng lại, khi đó nó sẽ trượt hoặc lết đi trên mặt đường dẫn tới việc người lái gần như không thể nào kiểm soát được hướng di chuyển của xe. Nếu trường hợp xe không có ABS, một số ý kiến cho rằng người lái cần có kỹ thuật phanh gấp: dùng mũi chân đạp mạnh vào cần phanh, ngay lập tức nhả nhẹ ra và lặp lại cho tới khi tốc độ giảm như ý. Đây được gọi là kỹ thuật phanh theo ngưỡng (threshold braking) và điểm mấu chốt là người lái phải cảm nhận được thời điểm nhả phanh trước giới hạn trượt lốp.

Và toàn bộ quá trình phức tạp trên sẽ do hệ thống ABS hoàn toàn tự động, nhanh hơn và chính xác hơn so với con người. Cũng chính vì điều này nên các giải đua xe đã cấm sử dụng công nghệ này để tay lái có dịp phô bày kỹ năng điêu luyện của họ nhưng đối với người dùng thương mại thì lại rất cần.


Các thành phần của một hệ thống chống bó cứng phanh do hãng Bosch phát triển

Một hệ thống phanh ABS 4 kênh gồm 4 thành phần chính: các cảm biến tốc độ tại mỗi bánh xe, van điều khiển bằng máy tính trên đường dẫn động đến mỗi phanh, 1 bơm giúp phục hồi áp lực của phanh thủy lực và một trung tâm đầu não giám sát toàn bộ quá trình vận hành của hệ thống (ECU).


Video so sánh 2 tình huống xe hơi có sử dụng ABS (bên dưới) và không có ABS (bên trên)

Khi hệ thống phát hiện ra 1 (hoặc nhiều) bánh xe có tốc độ quay giảm nhanh hơn so với các bánh còn lại, nó sẽ hiểu là bánh xe đó sắp sửa bị bó cứng. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, hệ thống sẽ điều chỉnh áp lực phanh tới má phanh tương ứng bằng cách đóng hoặc mở van liên tục trên đường dẫn thủy lực cho phù hợp. Quá trình này được tính toán và hoạt động trong thời gian cực kỳ nhanh cho phép áp lực phanh thay đổi khoảng 30 lần/giây với độ lớn dao động từ cực đại tới cực tiểu. Chú ý rằng hệ thống ABS cho phép người lái vẫn giữ được tay lái trong quá trình phanh gấp nhưng nó không giúp giảm độ dài quãng đường phanh.

Hiện nay, hệ thống ABS đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trên cả những mẫu xe hơi mới lẫn mô tô phân khối lớn. Đồng thời, nhiều hãng xe máy cũng bắt đầu chú ý tới hệ thống này nhằm tăng cường tính an toàn của người điều khiển xe, đặc biệt là điều kiện khí hậu nhiều mưa dẫn đến đường trơn trượt như tại Việt Nam thì ABS trở nên cần thiết hơn rất nhiều. Điển hình như hãng Piagio đã bắt đầu trang bị ABS cho một số dòng xe của hãng. Bên dưới là video so sánh 2 chiếc xe máy có và không sử dụng ABS trong tình huống phanh khẩn cấp trên đường trơn ướt.


Video so sánh 2 trường xe máy không ABS (bên trái) và có ABS (bên phải) khi phanh gấp

Nhiều hệ thống an toàn khác trên xe nhu hệ thống ổn định hoặc kiểm soát lực kéo cũng sử dụng chung các cảm biến và van thuộc hệ thống ABS. Ngày nay, hệ thống ABS gần như là một tiêu chuẩn phải có trên những chiếc xe hơi đời mới. Bên cạnh đó còn có nhiều hệ thống hỗ trợ giúp tăng cường mức độ an toàn trong quá trình phanh như hệ thống phân phối lực phanh (EBS), hệ thống hỗ trợ phanh (BA) hoặc tự động phanh khẩn cấp (AEB). Hẹn các bạn ở chủ đề khác. Xin cám ơn đã theo dõi bài viết. Chúc lái xe vui vẻ và an toàn.

Tham khảo Wiki, HSW, Bosch, Caradvice
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!


Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) được xem như một tiêu chuẩn của những chiếc xe hơi hiện nay. Đây là một trong những thành phần hết sức quan trọng, hỗ trợ quá trình phanh xe được an toàn và chính xác hơn, đặc biệt là trong trường hợp phanh gấp. Vậy thực ra ABS là gì? Nó hoạt động như thế nào?


Video minh họa nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS trên xe hơi

Đối với một chiếc xe không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), khi bạn đạp mạnh cần phanh xuống, 1 hoặc nhiều bánh xe sẽ đột ngột ngừng quay như bị khóa cứng lại, khi đó nó sẽ trượt hoặc lết đi trên mặt đường dẫn tới việc người lái gần như không thể nào kiểm soát được hướng di chuyển của xe. Nếu trường hợp xe không có ABS, một số ý kiến cho rằng người lái cần có kỹ thuật phanh gấp: dùng mũi chân đạp mạnh vào cần phanh, ngay lập tức nhả nhẹ ra và lặp lại cho tới khi tốc độ giảm như ý. Đây được gọi là kỹ thuật phanh theo ngưỡng (threshold braking) và điểm mấu chốt là người lái phải cảm nhận được thời điểm nhả phanh trước giới hạn trượt lốp.

Và toàn bộ quá trình phức tạp trên sẽ do hệ thống ABS hoàn toàn tự động, nhanh hơn và chính xác hơn so với con người. Cũng chính vì điều này nên các giải đua xe đã cấm sử dụng công nghệ này để tay lái có dịp phô bày kỹ năng điêu luyện của họ nhưng đối với người dùng thương mại thì lại rất cần.


Các thành phần của một hệ thống chống bó cứng phanh do hãng Bosch phát triển

Một hệ thống phanh ABS 4 kênh gồm 4 thành phần chính: các cảm biến tốc độ tại mỗi bánh xe, van điều khiển bằng máy tính trên đường dẫn động đến mỗi phanh, 1 bơm giúp phục hồi áp lực của phanh thủy lực và một trung tâm đầu não giám sát toàn bộ quá trình vận hành của hệ thống (ECU).


Video so sánh 2 tình huống xe hơi có sử dụng ABS (bên dưới) và không có ABS (bên trên)

Khi hệ thống phát hiện ra 1 (hoặc nhiều) bánh xe có tốc độ quay giảm nhanh hơn so với các bánh còn lại, nó sẽ hiểu là bánh xe đó sắp sửa bị bó cứng. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, hệ thống sẽ điều chỉnh áp lực phanh tới má phanh tương ứng bằng cách đóng hoặc mở van liên tục trên đường dẫn thủy lực cho phù hợp. Quá trình này được tính toán và hoạt động trong thời gian cực kỳ nhanh cho phép áp lực phanh thay đổi khoảng 30 lần/giây với độ lớn dao động từ cực đại tới cực tiểu. Chú ý rằng hệ thống ABS cho phép người lái vẫn giữ được tay lái trong quá trình phanh gấp nhưng nó không giúp giảm độ dài quãng đường phanh.

Hiện nay, hệ thống ABS đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trên cả những mẫu xe hơi mới lẫn mô tô phân khối lớn. Đồng thời, nhiều hãng xe máy cũng bắt đầu chú ý tới hệ thống này nhằm tăng cường tính an toàn của người điều khiển xe, đặc biệt là điều kiện khí hậu nhiều mưa dẫn đến đường trơn trượt như tại Việt Nam thì ABS trở nên cần thiết hơn rất nhiều. Điển hình như hãng Piagio đã bắt đầu trang bị ABS cho một số dòng xe của hãng. Bên dưới là video so sánh 2 chiếc xe máy có và không sử dụng ABS trong tình huống phanh khẩn cấp trên đường trơn ướt.


Video so sánh 2 trường xe máy không ABS (bên trái) và có ABS (bên phải) khi phanh gấp

Nhiều hệ thống an toàn khác trên xe nhu hệ thống ổn định hoặc kiểm soát lực kéo cũng sử dụng chung các cảm biến và van thuộc hệ thống ABS. Ngày nay, hệ thống ABS gần như là một tiêu chuẩn phải có trên những chiếc xe hơi đời mới. Bên cạnh đó còn có nhiều hệ thống hỗ trợ giúp tăng cường mức độ an toàn trong quá trình phanh như hệ thống phân phối lực phanh (EBS), hệ thống hỗ trợ phanh (BA) hoặc tự động phanh khẩn cấp (AEB). Hẹn các bạn ở chủ đề khác. Xin cám ơn đã theo dõi bài viết. Chúc lái xe vui vẻ và an toàn.

Tham khảo Wiki, HSW, Bosch, Caradvice
Sếp đã ra tay, gạo xay có cám! Sếp cho xin nguồn mấy cái hình đi, đẹp quá
 

Phongtrinhxuan

Tài xế O-H
Động học và động lực học bánh xe có hai hiện tượng cơ bản là trượt lết và trượt quay
1.Trượt lết: Bánh xe không lăn nhưng xe vẫn lao về phía trước
2.Trượt quay: Bánh xe lăn nhưng xe không tiến về phía trước
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ xe và đỗ trên dốc...(đọc tài liệu về phanh)
Một hệ thống phanh ngày nay gọi là đảm bảo yêu cầu là quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh (ngày xưa chỉ cần cái này) và ổn định hướng khi phanh (xe không bị quay vòng, lộn ngửa).
Khi đạp phanh bạn sẽ không điều khiển được lái nữa, vì vậy nôm na hiểu rẳng phanh ABS giúp bạn vừa phanh vừa có thể lái.
Còn về quãng đường phanh thì nến trên đường có hệ số bám cao thì quãng đường phanh của phanh thường và phanh trang bị ABS là như nhau
Chúc bạn vui vẻ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên