Tra mã dây dai như thế nào

M
Bình luận: 11Lượt xem: 30,801

mrdp

Tài xế O-H
Em làm nghề khi thay dây dai thường nấy mẫu, số dây cũ nhưng khi dây cũ không còn thì không biết tính ra làm sao bu ni bản bu ni như thế nào cách tính chiều dài,mã dây vd; mf1350 là những thông số gì ;5,6,7,pk là gì vd;8pk 1250 là những gì ở đó các bác nhỉ. bản a,b,c;f thể hiên thông số gì mong các bác tư vấn.
 

nguyen nghi

Tài xế O-H
theo như em tự hiểu được thì số đằng sau các chữ cái là chu vi của dây. dòng pk là thường dùng cho lốc điều hòa hoặc toàn bộ các dẫn động khác, 5,6,7... là số đường rãnh trên loại pk. còn các loại khác em không nhớ lắm, hình như dòng F là dây có răng, A,B,C là loại thường có thiết diện hình thang, và A,B,C là chỉ khác nhau về bề rộng thì phải.
 

OS

Đời là bể khổ!
Thông thường thì có 3 cách:
- Cách chuyên nghiệp là tra mã.
- Cách bán chuyên nghiệp là xem bao nhiêu pk, chủng loại, số rãnh.
- Cách nghiệp dư là lấy 1 điểm cố định, sau đó dùng thước dây để đo.
 

lovemachine

Tài xế O-H
Theo mình bạn nguyen nghi nói đúng đó : "A,B,C là loại thường có thiết diện hình thang, và A,B,C là chỉ khác nhau về bề rộng"
Mình bổ sung thêm : là bề rộng bản C>B>A đó. Tuy nhiên mình cũng không rõ các con số ký hiệu đằng sau : Vd A38 thì số 38 là gì? Hình như nó là đường kính danh nghĩa của dây đai thì phải, nhưng đơn vị là inch- tức 38 inch.
 

tranat

Tài xế O-H
như cụ nghị nói thì em bổ xung thêm chút :
mf 1350
m ; thì em không biết
f ; là bản dây ( kích thước bản A ,B ,C F cái này về kích thước tiết diện của dây do nhà thiết kế , mỗi bản có kich thước khác nhau )
1350 ; đây em hiểu là thông số về đường kính của dây
4,5,6 ...pk
4,5,6 .... là số rãnh trong một sợi dây .
pk là dây có rãnh dọc theo chiều dài đường kính dây .
em hiểu được như vậy mời các cụ chém tiếp !
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
A38 là loại dây đai bản A có chu vi là 38 inch tương đương với 38x2,54cm . Nếu không biết rõ dây cũ là bao nhiêu ta có thể dùng thước đo, dây đo chu vi đường dây đi là bao nhiêu cm rồi chia cho 2,54 là ra số dây đai cần mua.

Ký hiệu trên dây đai thang (V-belt) tùy theo hãng và tiêu chuẩn áp dụng của họ. Không kể tên hãng, về cơ bản có 2 phần: Chữ + Số. Ví dụ A62, B67, C80...

Phần chữ: là bảng đai, thể hiện kích thước mặt cắt ngang đai, trong đó kích thước nhận biết quan trọng nhất là bề rộng đáy lớn hình thang. Các đai thông dụng có những bản sau: FM, A, B, C, D, E với kích thước bề rộng tương ứng là 10, 13, 17, 22, 32, 38

Phần số: là chu vi đai chứ không phải đường kính đai. Chiều dài đai có thể tính theo vòng trong, vòng ngoài hoặc vòng trung bình. Đa số các hãng lấy theo vòng trong. Đơn vị tính luôn luôn là Inch

Tóm lại, dây đai có ký hiệu A38 chẳng hạn, sẽ có:
- Bề rộng đai = 13mm
- Chiều dài dây đai = 38 inch tương đương 38 x 2,54cm = ...

Ngoài ra khi mua dây đai , có dây đai ghi rõ bản gì, có dây đai dùng ký hiệu số. Các loại thường dùng thì để nhận biết các cụ có thể nhận diện bằng số tương ứng với bản như sau : 4, 6, 8, 10, 12 là FM, A, B, C, D.
Ví dụ trên dây đai ghi là : 6380 là dây đai bản A với chu vi là 38 inch.
 

baoden150884

Tài xế O-H
có bạn nào giúp mình tra dây curoa đai răng : dài 24inch, bảng dây 5,5cm. dây bị mòm và mất dố nên minh ko bit đăng ký mua ntn. nhờ mọi người giúp giùm
 

huynv293

Tài xế O-H
Dây Curoa là một trong những bộ truyền động sớm nhất và hiện nay chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Có các loại day curoa như: dây curoa đai dẹt, dây curoa đai thang, dây curoa răng....




Hiện nay khi đi vào sử dụng do thời gian nên mã ghi trên dây curoa bị mở không nhìn rõ được thông số của day curoa. Bên cạnh đó điều kiện làm việc của máy móc không thể dừng lại để đo chu vi dây curoa hay nhìn thông số dây curoa được. Do đó người làm kỹ thuật cần phải nắm được cách tính toán kích thước để chọn được day curoa thích hợp.
VPM Thương mại xin giới thiệu cách tính chiều dài dây curoa được xác định theo công thức:

Trong đó:


L: Chiều dài dây curoa.

a: Khoảng cách tâm của 2 puly.

d1: Đường kính của Puly 1

d2: Đường kính của Puly 2



Như vậy trong trường hợp các bạn không thể biết được kích thước của dây curoa do thông số trên day curoa bị mờ hoặc điều kiện làm việc không thể dừng máy để kiểm tra quý khách có thể đo 3 thông số: khoảng cách tâm 2 Puly, kích thước Puly 1 và kích thước puly 2 từ đó quý khách sử dụng theo công thức trên để tính toán ra chiều dài dây curoa.

Kích thước day curoa tính toán được là mm ta suy ra kích thước dây curoa hệ inch bằng công thức:

L(inch) = L(mm)/25.4

Khi có được chiều dài dây curoa, quý khách tiếp tục đo bề rộng dây curoa để xác định xem day curoa đó là dây curoa thuộc bản nào: day curoa bản A, Bản B, Bản C ….

Từ việc xác định loại dây curoa đến chiều dài dây curoa ta suy ra được model của dây curoa một cách dễ dàng.

Như vậy tôi đã hướng dẫn xong cách tính và chọn loại dây curoa phù hợp. Hi vọng phương pháp tính và chọn dây curoa đơn giản này góp ích cho các kỹ sư đang làm việc trong nhà máy. Việc tính toán này vô cùng quan trọng giúp các bạn có thể chọn và mua loại dây curoa phù hợp.

Xin chân thành cám ơn các bạn. Chúc các ban thành công trong công việc.
 

nokia1100

Tài xế O-H
Dây Curoa là một trong những bộ truyền động sớm nhất và hiện nay chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Có các loại day curoa như: dây curoa đai dẹt, dây curoa đai thang, dây curoa răng....




Hiện nay khi đi vào sử dụng do thời gian nên mã ghi trên dây curoa bị mở không nhìn rõ được thông số của day curoa. Bên cạnh đó điều kiện làm việc của máy móc không thể dừng lại để đo chu vi dây curoa hay nhìn thông số dây curoa được. Do đó người làm kỹ thuật cần phải nắm được cách tính toán kích thước để chọn được day curoa thích hợp.
VPM Thương mại xin giới thiệu cách tính chiều dài dây curoa được xác định theo công thức:

Trong đó:


L: Chiều dài dây curoa.

a: Khoảng cách tâm của 2 puly.

d1: Đường kính của Puly 1

d2: Đường kính của Puly 2



Như vậy trong trường hợp các bạn không thể biết được kích thước của dây curoa do thông số trên day curoa bị mờ hoặc điều kiện làm việc không thể dừng máy để kiểm tra quý khách có thể đo 3 thông số: khoảng cách tâm 2 Puly, kích thước Puly 1 và kích thước puly 2 từ đó quý khách sử dụng theo công thức trên để tính toán ra chiều dài dây curoa.

Kích thước day curoa tính toán được là mm ta suy ra kích thước dây curoa hệ inch bằng công thức:

L(inch) = L(mm)/25.4

Khi có được chiều dài dây curoa, quý khách tiếp tục đo bề rộng dây curoa để xác định xem day curoa đó là dây curoa thuộc bản nào: day curoa bản A, Bản B, Bản C ….

Từ việc xác định loại dây curoa đến chiều dài dây curoa ta suy ra được model của dây curoa một cách dễ dàng.

Như vậy tôi đã hướng dẫn xong cách tính và chọn loại dây curoa phù hợp. Hi vọng phương pháp tính và chọn dây curoa đơn giản này góp ích cho các kỹ sư đang làm việc trong nhà máy. Việc tính toán này vô cùng quan trọng giúp các bạn có thể chọn và mua loại dây curoa phù hợp.

Xin chân thành cám ơn các bạn. Chúc các ban thành công trong công việc.
cách của bạn quá hay, nhưng mà hơi mất thời gian chút :)
 

daycuroatandat

Tài xế O-H
Mới đọc được bài viết thấy hay nên chia sẻ cùng các bác.

Đối với dây curoa còn nguyên tem mác thì việc mua dây mới để thay thế hoặc dự phòng là quá đơn giản, bạn chỉ cần gọi đến các công ty cung cấp và đọc thông số ghi trên dây là được đáp ứng ngay. Nhưng đối với loại đã bị mòn hoặc mờ không thể nhận dạng được thì việc mua dây mới đúng thông số kỹ thuật là điều khá khó khăn.

Mời bạn đọc bài viết Thông số dây curoa để có thêm kiến thức và lựa chọn dây curoa đúng quy cách.

Dây curoa truyền động được phân làm 3 loại chính

- Dây curoa thang

- Dây curoa răng

- Dây curoa dẹt

Các ký tự được ghi trên dây curoa thể hiện 5 yếu tố sau:
  • day-curoa-b.jpg

- Điều kiện làm việc của dây curoa (dây có khả năng kháng lại các yếu tố môi trường như dầu, kiềm, ozone, nước, nhiệt độ)

- Thông số hình học của dây curoa: Đây chính là các thông số kỹ thuật của dây, nó bao gồm các thông số như chiều dầy, chiều rộng, góc nghiêng và chu vi dây. Đây là thông số quan trọng nhất để có thể lựa chọn dây curoa đúng với yêu cầu.

- Hãng sản xuất dây curoa ( Tên hãng như: Bando, ThreeV, Mitsusumi, Mitsuba…)

- Loại dây: Đây chính là chủng loại dây curoa theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể kể ra 1 số chủng loại cơ bản như Multiple V belt, Synchronous belt, Power ace, Narrow V belts, Ribbed Belts…

- Công nghệ hoặc nước sản xuất: Thông số này có hãng sẽ ghi trên dây có hãng không ghi Ví dụ như Germany Technology, Made in Japan

Chú ý: Có những loại dây đặc biệt trên dây chỉ ghi nguyên số, nó không có gì phức tạp, tất cả các số đó đều thể hiện thông số dầy x rộng x góc nghiêng x chu vi đai

Trong 5 yếu tố được ghi trên dây, chúng tôi chỉ phân tích kỹ và chỉ ra rõ ràng cho các bạn biết về yếu tố thứ 2 là Thông số kỹ thuật dây curoa, chi tiết như sau:

Nó gồm phần chữ và phần số

Phần chữ là các chủng loại dây.

+ Với dây hình thang thì có: FM, A, B, C, D, E, SPZ, SPA, SPB, SPC, 3V, 5V, 8V, 1422V, 1922V, 2322V…..

Mỗi chữ đó ứng với 1 loại dây, mỗi loại dây chỉ khác nhau về chiều dầy, chiều rộng và góc nghiêng ( Tất nhiên là mỗi loại dây có cấu tạo vật liệu làm ra khác nhau, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không nói đến cấu tạo và cách để làm ra 1 sợi dây curoa).

+ Đối với dây curoa răng thì có: XL, L, H, XH, S3M, S5M, S8M, S14M, T, AT,…

Với dây curoa răng thì phần chữ thể hiện sự khác nhau về bước răng và hình dạng răng. Có 2 loại răng cơ bản hay dùng là răng tròn và loại răng vuông.

Phần số là chu vi đai (Chiều dài dây curoa)

Chúng ta hay nhầm lẫn ở phần này do thông số dây curoa dùng cả hai đơn vị tính là hệ mét và hệ inches

Xem chi tiết bảng kích thước ứng với mỗi chữ tại đường dẫn: thông số dây curoa
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên