Máy khởi động loại thông thường

khoadongluc
Bình luận: 7Lượt xem: 3,621

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
1. Sự khác nhau về cấu tạo giữa máy khởi động thông thường và loại giảm tốc

2. Sự ăn khớp/ nhả khớp của bánh răng dẫn động

(1) Công tắc từ
Cấu tạo của công tắc từ của máy khởi động loại thông thường về cơ bản giống như công tắc từ của máy khởi động loại giảm tốc. Tuy nhiên loại này kéo píttông để đưa bánh răng dẫn động vào ăn khớp và nhả khớp trong khi máy khởi động loại giảm tốc đẩy píttông để thực hiện thao tác này.
(2) Cần đẩy dẫn động
Cần đẩy dẫn động khởi động truyền chuyển động của công tắc từ tới bánh răng dẫn động khởi động. Nhờ chuyển động này bánh răng dẫn động được đưa vào ăn khớp và nhả khớp với vành răng.
(3) Lò xo dẫn động
Lò xo dẫn động được đặt trong cần đẩy dẫn động hoặc trong công tắc từ. Lò xo dẫn động của máy khởi động loại thông thường hoạt động giống như lò xo hồi vị của máy khởi động loại giảm tốc.
3. Cơ cấu giảm tốc
Vì máy khởi động loại thông thường có thể tạo ra mô men đủ lớn để có thể khởi động động cơ nhờ phần ứng lớn, nên loại này không cần cơ cấu giảm tốc. Vì lý do này nên phần ứng được nối trực tiếp với bánh răng dẫn động khởi động.
4. Cơ cấu phanh

(1) Khái quát chung
Một số máy khởi động loại thông thường được trang bị một cơ cấu phanh để dừng mô tơ lại nếu động cơ không khởi động được. Cơ cấu phanhcũng được dùng để điều khiển tốc độ cao của mô tơ ngay sau khi động cơ khởi động.
THAM KHẢO:
Một số máy khởi động loại thông thường và loại giảm tốc khác không có cơ cấu phanh là vì những lý do sau đây:

+ Phần ứng có khối lượng nhỏ và lực quán tính nhỏ.
+ Lực ép của chổi than lớn.
+ Bộ truyền giảm tốc tạo ra lực ma sát.
Tuy nhiên có một số máy khởi động cỡ lớn (loại 24 V) có trang bị cơ cấu phanh bằng điện.
(2) Hoạt động
Lò xo phanh và và đĩa phanh hãm đẩy phần ứng tỳ vào khung ở đầu cổ góp để tạo ra lực hãm.
Máy khởi động loại hành tinh

1. Sự khác nhau về cấu tạo giữa máy khởi động loại hành tinh, máy khởi động loại giảm tốc, máy khởi động loại thông thường (hình bên trái)

2. Sự ăn khớp / nhả khớp của bánh răng chủ động

(1) Lò xo dẫn động
Lò xo dẫn động được đặt trong công tắc từ. Lò xo dẫn động hoạt động giống như lò xo dẫn động của máy khởi động loại giảm tốc và máy khởi động loại thông thường.
GỢI Ý:
Công tắc từ và cần đẩy dẫn động hoạt động giống như công tắc từ và cần đẩy dẫn động của máy khởi động loại thông thường.
3. Cơ cấu giảm tốc

(1) Cấu tạo
Cần dẫn của bộ truyền hành tinh có ba bánh răng hành tinh. Các bánh răng hành tinh ăn khớp với bánh răng mặt trời ở phía trong và bánh răng hành tinh ăn khớp với bánh răng bao ở phía ngoài. Thông thường bánh răng bao được cố định.
(2) Đặc tính
Tỉ số truyền giảm của bộ truyền hành tinh là 1:5 và phần ứng nhỏ hơn và tốc độ của nó nhanh hơn so với máy khởi động loại giảm tốc. Để bộ truyền hoạt động êm người ta thường chế tạo bánh răng bao bằng chất dẻo. Máy khởi động loại hành tinh có thiết bị hấp thụ mô men thừa để tránh cho bánh răng bao bị hỏng.
(3) Hoạt động
Khi bánh răng mặt trời được phần ứng dẫn động, bánh răng hành tinh quay xung quanh bánh răng bao và làm cho cần dẫn quay. Kết quả là tốc độ của cần dẫn cùng với các bánh răng hành tinh giảm xuống làm cho mô men xoắn truyền tới bánh răng dẫn động khởi động tăng lên.
HTML:
[flash]http://www.oto-hui.com/mophong/may-khoi-dong-loai-thuong.swf[/flash]
Theo nguồn từ tài liệu đào tạo toyota
 

m1lov3

Tài xế O-H
bác giải thích rõ được không? vì ngta chế tạo 2 cuộn hút và giữ cuộn giữ có tiết diện lớn hơn và quấn ngược chiều nhau.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên