Tìm hiểu thêm về bộ Chế Hoà Khí (CHK)

H
Bình luận: 4Lượt xem: 5,097

haui

Tài xế O-H
Bộ CHK dùng để tạo ra hỗn hợp hoà khí giữa xăng và không khí theo tỉ lệ mong muốn: 14/1 –tức 14 phần không khí 1 phần xăng. Hay nói cách khác, bộ CHK là 1 bộ phận trộn không khí và xăng theo tỉ lệ nhất định (chức năng giống như cái máy trộn bê-tông vậy!).​
Nguyên lý hoạt động (theo mô tả “bình dân”)​
Khi không khí “đi ngang” qua bộ chế hoà khí (do sức hút của piston) rồi “chui” qua đầu bên kia nó sẽ trở thành hoà khí, để dể đốt cháy bởi tia lửa điện của bugi. Rất rõ ràng và dễ hiểu phải không các bạn? (Ngoài ra còn có nhiệm vụ như: làm cho xe thay đổi ở các chế độ làm việc khác nhau như khởi động, cầm chừng ở số 0, tăng, giảm tốc).​

Hình 1
Trên bộ CHK chỉ cần ta để ý hai con vít chỉnh, có tên dân gian là: 1. Vít xăng (ốc xăng); và 2. Vít gió (ốc gió).​
Như vậy có người hỏi: Ốc xăng và Ốc gió là gì và để làm gì? À câu hỏi hay quá, chính là cái ta định nói dưới đây. Mời các bạn cùng tìm hiểu.​
1. Ốc xăng (chỉnh lượng): dùng để thay đổi mức cao thấp của trụ ga/bướm ga. Thường là khi ta vặn vào theo chiều kim đồng hồ (KĐH) thì tăng ga và ngược lại (khi đó, ốc gió sẽ đẩy trụ ga đi lên/xuống hoặc làm xoay bướm ga đóng mở). Khi đó tốc độ động cơ cũng thay đổi.​
Ví dụ: Khi chỉnh ga-răn-ti (cầm chừng), nếu ga-răn-ti “nhỏ” quá, dể tắt máy thì ta vặn ốc xăng vào 1 chút để ga-răn-ti “lớn” lên và không bị tắt.​
2. Ốc gió (chỉnh chất): dùng để chỉnh chất lượng hoà khí cho xe chạy tốt nhất, theo tỉ lệ từ 14/1 – 15/1.​
Chất lượng hoà khí Giàu (dư xăng) hay Nghèo (thiếu xăng) cũng do ta chỉnh Ốc gió. Đây chính là chỗ “tế vi”, thợ “giỏi” hay “dở”, có “khiếu” hay không là ở chỗ này.​
Phân biệt quan trọng: Như vậy, khi xe ta bị thiếu hay dư xăng thì ta phải xem lại có “chỉnh” ốc gió đúng chưa? (điều kiện là gíc-lơ hoặc kim ga đã hợp lý). Còn ga-răn-ti cao hay thấp là ta chỉnh ốc xăng.​
Làm Sao biết được xe đang dư hay thiếu xăng?
- Nếu có máy đo thì Ok, chính xác! Nhưng không có máy đo thì làm sao?​
- Không lo các bạn: cứ cho xe hoạt động một lúc, rồi chỉ cần tháo bugi ra và quan sát “nghiền ngẫm”. Dư hoặc thiếu xăng nó biểu hiện rất rõ ở cái “bản mặt” của bugi (ngạc nhiên chưa?) – Nó giống như triệu chứng của người bệnh… sốt rét vậy… khữa... khữa… khữa.​
a/ Thiếu xăng: đầu bugi trắng bệt… như… như quảng cáo phấn gì đó trên TV (số 5).​
b/ Dư xăng: đầu bugi bám muội đen cac-bon như lọ nồi (số 1) – (cái số 3 là đóng trấu khô).​
c/ Tốt: đầu bugi có màu đỏ gạch nung (số 2, 4, 6).​

Hình 2
Đừng để cái sai trở thành phổ biến
Nghe câu này bạn có thấy nguy hiểm không? Có! Rất nguy hiểm cho mỗi người và cộng đồng. Nhưng nó có liên quan gì đến bộ CHK? Có! Mời các bạn xem xét thử “Có” ở chỗ nào?​
Từ đời nào tới nay ta quen gọi là “ốc gió” – Cái tên này hại quá, khiến cho ta tưởng rằng nó để chỉnh gió nhiều hay ít. Sự thật là chẳng có chút gió nào hết, nó dùng để chỉnh lượng xăng nhiều hay ít trong mạch xăng ga-răn-ti của bộ CHK.
- Nếu vặn vào thì xăng phun ra ở mạch ga-răn-ti ít, nếu vặn vào tối đa, thì không có xăng phun ra ở mạch ga-răn-ti, khi đó hoà khí sẽ nghèo xăng (bugi trắng bệt) và rất khó khởi động (khó nổ).​
- Nếu vặn ra kha khá thì xăng qua mạch ga-răn-ti tăng lên, hoà khí sẽ giàu lên, nếu vặn ra quá thì hoà khí sẽ rất giàu (dư xăng), khi đó cháy không hết, ắt sẽ tạo ra khói đen và bụi cac-bon bám vào đầu bugi, làm cho nó đóng 1 lớp như lọ nồi (số 1). Trường hợp này làm cho động cơ hao xăng, nóng máy, yếu, khó nổ…​
Vậy Ốc gió mà ta quen gọi chính là để chỉnh xăng… Chi nên, phải gọi nó là Ốc xăng chớ quí vị! Bởi vì, trước kia, buổi ban đầu, thuở xa xưa, cha ông ta mới bắt đầu làm quen với động cơ, theo học nghề với mấy ông Tây thợ máy (100 năm đô hộ); rồi không nghiên cứu nguyên lý, chỉ làm qua thực tế. Hơn nữa, hồi đó danh từ kỹ thuật từ tiếng Pháp chuyển sang tiếng Việt không biết dịch là gì, nên mấy cái món đồ cơ khí nhất là xe, thấy hình thù giống cái gì là gọi theo cái đó. Ví dụ: giò gà, giò dĩa, giò đạp, ốc, đũa, chén, nồi, ca, rế, đầu trâu (không có mặt ngựa), mâm… (đủ một bàn nhậu…). Nếu bí quá thì mượn nguyên âm của Tây để gọi như: fô-tăng, bô (pot), piston, xy-lanh, xu-páp, bu-lông…​
Không biết nguyên lý, đặt đại cho nó cái tên Ốc gió… rồi thợ cha dạy thợ con… truyền nghề nối tiếp, để ngày nay ta quen gọi là Ốc gió… nhưng mà để chỉnh xăng… Vui không quí vị?​
Nãy giờ, truy cứu lý lịch của chú ốc gió nhiều quá rồi, bây giờ đến lượt Ốc xăng hỏi: "còn tui thì sao?” À anh Ốc Xăng này cứ bình tĩnh, để tui nghĩ coi, rồi… đây là cuội nguồn của anh nè:​
Anh tên là Ốc xăng, nhưng mà không phải để chỉnh xăng đâu à nghen, mà để chỉnh gió đó, ngược đời chưa…​


Hình 3
Như ta nói ở trên, thông thường, khi xoay ốc xăng theo chiều KĐH thì làm tăng ga, tức làm cho trụ ga đi lên hoặc cánh bướm ga (hình 3) xoay mở lớn hơn, lúc này cửa mở lớn làm cho lượng gió được hút vào nhiều hơn, khi gió đi vào nhiều và nhanh hơn sẽ hút lượng xăng ra khỏi ống (gíc-lơ) mạnh hơn, bổ sung vào để làm xe tăng tốc. (nguyên lý này giống như nguyên lý của cái Bình xịt muỗi ngày xưa vậy, khi đổ dầu hôi vào bầu, rồi kéo cần bơm tới lui (như ống bơm tay), lượng gió phun ra, kéo theo dầu hôi từ bên dưới phun sương ra để diệt muỗi).​
Rõ ràng, chỉnh ốc xăng là chỉnh lượng gió “chui” qua cửa bộ CHK nhiều hay ít, như vậy ta gọi nó là Ốc gió chớ quí vị.​
Cuối cùng ta cần hiểu là Ốc xăng chỉ để tăng giảm ga, thay vì ta lúc nào cũng giữ chân ga hoặc tay ga để không tắt máy, thì con Ốc xăng này nó giữ dùm mình –nên có thể xem nó là ốc giữ ga chết.
 

trieupham007

Tài xế O-H
Em xin bổ sung thêm ý của bác haui tí xíu:
Bình xăng con xe gắn máy có thể chia làm 2 loại:
1- Loại 1: dây ga kéo trực tiếp trụ ga giống như hình 1 của bác haui. Loại này sử dụng trên tất cả các xe số (ngoại trừ mô tô phân khối lớn)
2- Loại 2: dây ga không kéo trực tiếp trụ ga mà chỉ kéo mở cánh bướm ga như hình 3 của bác haui, còn trụ ga được điều khiển bằng một piston ga hoặc miếng cao su phập phồng. Loại này sử dụng trên tất cả các xe tay ga, môtô phân khối lớn, thậm chí trên xe hơi luôn.
Còn về tên gọi của các vít chỉnh thì em có ý kiến như thế này:
Vít xăng hay còn gọi là vít ralenti: được dùng để chỉnh tốc độ cầm chừng khi chạy không tải nên mới có tên gọi là ralenti (tiếng Anh gọi là Idle Speed Screw), nó sẽ đẩy trụ ga lên (đối với loại 1) hoặc mở bướm ga nhiều hơn (đối với loại 2) đề hoà khí vào nhiều hơn (hoà khí chứ không chỉ là xăng nhé). Trong trường hợp máy bị hở piston bạc thì áp suất thấp từ buồng đốt không đủ tác động lực hút xăng gió từ bình xăng con nếu trụ ga (hoặc cánh bướm ga) mở quá ít nên chỉnh vít xăng này để đẩy trụ ga (hoặc cánh bướm ga) mở ra nhiều hơn làm cho tua máy khi không tải sẽ cao hơn.
Vít gió: nếu dịch đúng từ tiếng Anh “Idle Mixture Screw” thì vít này để chỉnh tỉ lệ xăng gió ở tốc độ không tải. Đối với loại 1 thì vít này chỉnh lượng gió vào nhiều hay ít để pha với lượng xăng không đổi được hút lên qua gích lơ ralenti từ chén xăng. Đối với loại 2 thì vít gió dùng để chỉnh áp suất thấp rút xăng nhiều hay ít từ gich lơ ralenti từ chén xăng lên pha với lượng gió không đổi được hút vào qua cổ pô air
Tóm lại:
BXC loại 1 ở chế độ không tải: vít gió đều chỉnh gió nhiều ít + lượng xăng cố định từ gicl lơ
BXC loại 2 ở chế độ không tải: vít gió đều chỉnh xăng nhiều ít + lượng gió cố định từ pô e

Vì 2 cách hoạt động ngược nhau nên cách chỉnh vít gió ở 2 loại BXC cũng ngược nhau:
Loại 1: vặn vít gió vào trong (thuận chiều kim đồng hồ) sẽ làm cho hoà khí thiếu gió --> dư xăng và ngược lại
Loại 2: vặn vít gió vào trong (thuận chiều kim đồng hồ) sẽ làm cho hoà khí thiếu xăng --> dư gió và ngược lại.
Em có vài ý kiến trình bày như thế ạ. Các bác xem thử
 

Wanner

Tài xế O-H
Liên quan đến BCHK, e thấy có bộ tiết kiệm xăng Hoàng Sơn j đó. Không hiểu nó hoạt động ra sao mà theo quảng cáo của nhà sản xuát là tiết kiệm đến 30% tiền đổ xăng, cụ thể là 80km/l xăng???!!!Cái này e cũng thấy thực tế là 1 ống cao su gắn vào họng gió, thêm con vít chỉnh nữa. Bác nào đã thử chưa và có nhận xét j ko ạ???
 

phongtran

<BR>...DÂN CHƠI XE MÁY...</BR>
Liên quan đến BCHK, e thấy có bộ tiết kiệm xăng Hoàng Sơn j đó. Không hiểu nó hoạt động ra sao mà theo quảng cáo của nhà sản xuát là tiết kiệm đến 30% tiền đổ xăng, cụ thể là 80km/l xăng???!!!Cái này e cũng thấy thực tế là 1 ống cao su gắn vào họng gió, thêm con vít chỉnh nữa. Bác nào đã thử chưa và có nhận xét j ko ạ???

tiết kiệm thì có chút đỉnh, k đáng kể là bao vì đi đường trong tp cứ lên xuống ga tùm lum, nhưng rất nóng máy, thử độ nóng 2 chiếc rs zin thì thấy khi gắn vào nó nóng máy+ bị lì máy, trường hợp này người ta gọi là bị thìu xăng áh, tháo ra xe trở lại bt, mấy cái này người ta lỡ mua rùi thấy bán lại đầy trên 5s mà có ai mua đâu
 

truong195

Tài xế O-H
Tác giả nói ngược về tên của các con ốc so với tên mọi người vẫn dùng.
Con ốc mở đóng bướm Ga ( cục Ga) không dính dáng gì đến xăng cả, phải gọi tên là ốc gió.
Con ốc thứ nhì, dùng để thay dổi nồng độ hòa khí, nên gọi là ốc xăng.
Tên quy ước, nếu không có gì sai, không nên đổi, mà đã đổi sai, nên chỉnh lại.

Màu bugi đỏ là theo truyền thống. Các xe đời mới, nhất là ô tô hiện nay, màu trắng mới là màu chỉnh đúng. Điều này rất dể kiểm tra, các bác thỉnh thoảng tháo bu gi của các xe mới đang tình trạng tốt và xem thử, xe ô tô sẽ có màu trắng chứ không phải màu đỏ đâu.

Đừng để cái sai thành cái đúng

Bài của Bác triều phạm chính xác hơn, tiếc là Bác không pót hình.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên