Chuyên đề : Máy khởi động trên ôtô

khoadongluc
Bình luận: 124Lượt xem: 101,989

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Trong loạt chuyên đề cóp bết em xin phép mở chuyên đề Máy khởi động và những vấn đề xung quanh máy khời động . Mọi thông tin được sử dụng trong bài này từ các giảng viên , các tài liệu liên quan chỉ nhằm mục đích cho mọi người tham khảo ai thấy đoạn nào có bản quyền thuộc về mình hay có hình ảnh nào đó thuộc về mình xin lượng thứ :((

máy đề động cơ ô tô.png
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Công dụng của máy khởi động

Máy khởi động có công dụng gì ? chúng ta tìm hiểu vấn đề ảy trước:
đây là hình của em nó

Vì động cơ đốt trong không thể tự khởi động nên cần phải có một ngoại lực để khởi động nó. Để khởi động động cơ, máy khởi động làm quay trục khuỷu thông qua vành răng. Máy khởi động cần phải tạo ra moment lớn từ nguồn điện hạn chế của accu đồng thời phải gọn nhẹ. Vì lí do này người ta dùng motor điện một chiều trong máy khởi động. Để khởi động động cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay tối thiểu. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/ phút đối với động cơ xăng và từ 80 - 100 vòng/phút đối với động cơ diesel.


 

autovn

Tài xế O-H
Các loại máy khởi động

Loại giảm tốc
- Máy khởi động loại giảm tốc dùng motor tốc độ cao.

Máy khởi động loại giảm tốc
Máy khởi động loại giảm tốc làm tăng moment xoắn bằng cách giảm tốc độ quay của phần ứng lõi motor nhờ bộ truyền giảm tốc.
- Piston của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động đặt trên cùng một trục với nó vào ăn khớp với vành răng.
Máy khởi động loại đồng trục

- Bánh răng bendix được đặt trên cùng một trục với lõi motor (phần ứng) và quay cùng tốc độ với lõi.
- Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc từ đẩy bánh răng chủ động và làm cho nó ăn khớp với vành răng.


Máy khỡi động loịa đồng trục
Máy khởi động loại bánh răng hành tinh
- Máy khởi động loại bánh răng hành tinh dùng bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ quay của lõi (phần ứng) của motor.
- Bánh răng bendix ăn khớp với vành răng thông qua cần dẫn động giống nh*ư trường hợp máy khởi động đồng trục.

Máy khởi động loại bánh răng hành tinh
Máy khởi động PS (Motor giảm tốc hành tinh-rotor thanh dẫn)
- Máy khởi động này sử dụng các nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm.
- Cơ cấu đóng ngắt hoạt động giống như* máy khởi động loại bánh răng hành tinh.

Máy khởi động loại PS
Anh em nào biết thì bổ sung thêm nha
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Nguyên lý của máy khởi động

1 nguyên lý tạo ra moment
Đường sức từ sinh ra giữa cực bắc và cực nam của nam châm. Nó đi từ cực bắc đến cực nam.
Khi đặt một nam châm khác ở giữa hai cực từ, sự hút và đẩy của hai nam châm làm cho nam châm đặt giữa quay xung quanh tâm của nó. (Hình 7 a)

Hình 1 khung dây trong từ trường
Mỗi đường sức từ không thể cắt ngang qua đường sức từ khác. Nó dường như trở nên ngắn hơn và cố đẩy những đường sức từ gần nó ra xa. Đó là nguyên nhân làm cho nam châm ở giữa quay theo chiều kim đồng hồ.
Trong động cơ thực tế, phần giữa là khung dây. Giả sử, chúng ta có một khung dây quấn như trên Hình 7 b. Khi dòng điện chạy xuyên qua khung dây, từ thông sẽ xuyên qua khung dây.
Chiều của đường sức từ sinh ra trên khung dây được xác định bằng qui tắc vặn nút chai.
Khi chiều của từ trường trùng nhau, đường sức từ trở nên mạnh hơn (dày hơn). Khi chiều của từ trường đối ngược, thì đường sức từ trở nên yếu đi (thưa hơn).
Hình 2. Đường sức của khung dây và nam châm
Bản chất của đường sức từ thường trở nên ngắn đi và cố đẩy những đường sức từ khác ra xa nó tạo ra lực. Lực sinh ra trên khung dây cung cấp năng lượng làm quay động cơ điện.
Đặt hai đầu khung dây lên điểm tựa để nó có thể quay. Tuy nhiên, nó chỉ có thể tiếp tục quay khi lực sinh ra theo chiều cũ.
Bằng cách gắn cổ góp và chổi than vào khung dây, dòng điện chạy qua dây dẫn từ sau đến trước phía cực bắc, trong khi dòng điện chạy từ trước ra sau phía cực nam và duy trì như vậy. Điều đó làm nam châm tiếp tục quay.

Hình 3. Lực từ sinh ra trên khung dây
2 Hoạt động trong thực tế
Để ứng dụng lý thuyết này trong thực tế, trước tiên, người ta phải quấn nhiều khung dây để tăng từ thông từ đó sinh ra moment lớn. Tiếp theo, người ta đặt một lõi thép bên trong các khung dây cũng nhằm tăng từ thông và tạo ra moment lớn.
Thay vì sử dụng nam châm vĩnh cửu, người ta có thể dùng nam châm điện làm phẩn cảm.
Quan hệ giữa cực từ của nam châm và dòng điện chạy qua nó có thể dùng qui tắc bàn tay phải để giải thích. Hướng tất cả bốn ngón tay, trừ ngón tay cái của bàn tay phải theo chiều của dòng điện đi qua cuộn dây. Khi đó, ngón cái sẽ chỉ chiều của cực bắc.
Để tốc độ động cơ quay cao và quay êm, người ta dùng nhiều khung dây.
Từ những lý thuyết trên, người ta thiết kế nên máy khởi động trong thực tế.
Hình 4. Cấu tạo thực tế của động cơ máy khởi động
Hình 5. Dây quấn trong rotor
Cuộn dây phần ứng được quấn như Hình 5. Hai đầu của hai khung dây cạnh nhau được hàn với cùng một phiến đồng trên cổ góp. Dòng điện chạy từ chổi than dương dến âm qua các khung dâu mắc nối tiếp.
Nếu nhìn từ phía bánh răng bendix, thì dòng điện có chiều như Hình 6.
Khi đó, chiều của dòng điện chạy qua các khung dây trong cùng một phần tư rotor là như nhau. Và nhờ thế chiều của từ trường sinh ra ở mỗi khung sẽ không đổi khi cổ góp quay.
Hình 6. Dòng điện trong rotor

Nhờ sự bố trí các khung dây trong phần cảm và phần ứng mà sinh ra lực từ làm quay phần ứng.
Rotor quay theo chiều kim đồng hồ theo qui luật bàn tay trái.
Động cơ điện một chiều được chia làm 3 loại tùy theo phương pháp đấu dây.
- Loại mắc nối tiếp:
Moment phát ra lớn nhất khi bắt đầu quay, được dùng chủ yếu trong máy khởi động.
- Loại mắc song song:
Ít dao động về tốc độ, giống như loại dùng nam châm vình cửu.
- Loại mắc hỗn hợp:
Có cả đặc điểm của hai loại trên, thường dùng để khởi động động cơ lớn.

Hình 7. Các kiểu đấu dây
3 Đặc tính của motor khởi động một chiều
Hình 8. Đặc tính của máy khởi động
Mối quan hệ giữa tốc độ, moment và cường độ dòng điện
Về cơ bản mạch điện của motor chỉ là các cuộn dây. Giá trị điện trở trong mạch rất nhỏ vì chỉ có điện trở của các cuộn dây. Theo định luật Ohm giá trị dòng điện sẽ tăng rất lớn khi điện áp accu (12 V) là không đổi và giá trị điện trở của mạch là rất nhỏ. Kết quả là có dòng điện lớn đi tới máy khởi động và moment xoắn cực đại được tạo ra ngay khi máy khởi động bắt đầu làm việc. Vì motor và máy phát điện có cấu tạo tư*ơng tự nhau, nên điện áp theo chiều ngược lại (sức điện động đảo chiều) được tạo ra khi motor quay làm giảm dòng một chiều. Vì sức điện động cảm ứng này tăng lên khi tốc độ máy khởi động tăng lên do đó dòng điện chạy qua motor giảm đi làm cho moment xoắn và dòng một chiều cũng giảm theo.
- Tỷ số truyền giữa bánh răng dẫn động và vành răng xấp xỉ từ 1 :10 tới 1:15.
- Công suất đầu ra của máy khởi động khi mới bắt đầu làm việc là rất thấp vì moment xoắn lớn và tốc độ của máy khởi động thấp nhưng công suất này tăng lên tới giá trị cực đại theo sự thay đổi của moment xoắn và tốc độ của máy khởi động và sau đó giảm đi. Công suất máy khởi động được biểu diễn bằng đường cong trên hình vẽ theo sự thay đổi của moment xoắn và tốc độ của máy khởi động.
Mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp

Khi máy khởi động bắt đầu làm việc, điện áp ở cực của accu giảm xuống do cường độ dòng điện trong mạch tăng lên. Khi cường độ dòng điện trong mạch lớn thì không thể bỏ qua rơi áp ở điện trở trong của accu. Theo định luật Ohm sụt áp tăng lên khi giá trị dòng điện trong mạch tăng lên. Sụt áp giảm xuống khi giá trị dòng điện trong mạch giảm xuống và điện áp accu lại trở về giá trị bình thường.
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Cấu tạo máy khởi động


Hình 1. Các bộ phận của máy khởi động
1 Các bộ phận

Máy khởi động loại giảm tốc gồm có các bộ phận sau đây:
1. Công tắc từ
2. Phần ứng (lõi của motor khởi động)
3. Vỏ máy khởi động
4. Chổi than và giá đỡ chổi than
5. Bộ truyền bánh răng giảm tốc
6. Li hợp khởi động
7. Bánh răng bendix và then xoắn.
2 Cấu tạo

Công tắc từ

Công tắc từ hoạt động nh*ư là một công tắc chính của dòng điện chạy tới motor và điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn hút được quấn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ.
2 Phần ứng và ổ bi cầu

Phần ứng tạo ra lực làm quay motor và ổ bi cầu đỡ cho lõi (phần ứng) quay ở tốc độ cao.

Hình 3. Phần ứng và ổ bi cầu


Hình 4. Vỏ máy khởi động
3.Vỏ máy khởi động
Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho motor hoạt động. Nó cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường sức từ. Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.
4. Chổi than và giá đỡ chổi than

Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp đồng-cácbon nên nó có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn lớn. Các lò xo chổi than nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy khởi động bị ngắt.
Nếu các lò xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mòn có thể làm cho tiếp điểm điện giữa chổi than và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều này làm cho điện trở ở chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn đến giảm moment.

Hình 5. Chổi than và giá đỡ chổi than


Hình 6. Bộ truyền giảm tốc
5. Bộ truyền giảm tốc
Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của motor tới bánh răng bendix và làm tăng moment xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của motor.
Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của motor với tỉ số là 1/3 -1/4 và nó có một li hợp khởi động ở bên trong.
6. Li hợp khởi động



Hình 7 . Li hợp khởi động


Hình 8. Bánh răng khởi động chủ động và rãnh xoắn
Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của motor tới động cơ thông qua bánh răng bendix.
Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra khi động cơ đã được khởi động, người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li hợp khởi động loại một chiều có các con lăn.
7 Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn

Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn khớp được dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy bánh răng bendix, trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng bendix với vành răng.
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Hoạt động của máy khởi động


1 Công tắc từ

Khái quát

Công tắc từ có hai chức năng:
- Đóng ngắt motor
- Ăn khớp và ngắt bánh răng bendix với vành răng.
Công tắc từ này cũng hoạt động theo ba bước khi máy khởi động hoạt động: Hút vào, Giữ, Hồi về (nhả về).
Một số hư hỏng:

- Nếu có hở mạch trong cuộn hút, thì nó không thể hút được piston và do đó máy khởi động không thể khởi động được (không có tiếng kêu hoạt động của công tắc từ).
- Nếu công tắc chính tiếp xúc kém, thì dòng điện đi đến cuộn cảm và phần ứng rất khó khăn và tốc độ của máy khởi động giảm xuống.
- Nếu có hở mạch trong cuộn giữ, thì nó không thể giữ được piston và có thể làm cho piston đi vào nhảy ra một cách liên tục.
Nguyên lí hoạt động

Hình 1. Nguyên lý hoạt động
- Kéo (Hút vào)
Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của accu đi vào cuộn giữ và cuộn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mát. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hoá các lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà bánh răng bendix bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên.
Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có relay khởi động đặt giữa khoá điện và công tắc từ.

Hình 2. Hút vào
-Giữ
Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ accu. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút.
Hình 3. Giữ

- Nhả (hồi về)

Hình 4. Hồi về
Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực điện từ được tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston. Do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.
2. Ly hợp máy khởi động

Hình 5 Cấu tạo ly hợp máy khởi động
Hoạt động
- Khi khởi động

Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn li hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp được truyền tới trục then.
Hình 6 Hoạt động của ly hợp khởi động
(Khi khởi động)
- Sau khi khởi động động cơ
Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngoài), thì con lăn li hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải.


Hình 7 Hoạt động của ly hợp khởi động (Sau khi khởi động)
Cơ cấu ăn khớp và nhả
-Công dụng

Cơ cấu ăn khớp / nhả có hai chức năng.
- Ăn khớp bánh răng bendix với vành răng bánh đà.
- Ngắt sự ăn khớp giữa bánh răng bendix với vành răng bánh đà.
- Cơ cấu ăn khớp



Hình 8. Hoạt động ăn khớp

Các mặt đầu của bánh răng bendix và vành răng đi vào ăn khớp với nhau nhờ tác động hút của công tắc từ và ép lò xo dẫn động lại. Sau đó tiếp điểm chính được bật lên và lực quay của phần ứng tăng lên. Một phần lực quay được chuyển thành lực đẩy bánh răng bendix nhờ then xoắn. Nói cách khác bánh răng bendix được đư*a vào ăn khớp với vành răng bánh đà nhờ lực hút của công tắc từ, lực quay của phần ứng và lực đẩy của then xoắn.
Bánh răng bendix và vành răng được vát mép để việc ăn khớp được dễ dàng.
-Cơ cấu nhả khớp

Khi bánh răng bendix làm quay vành răng thì xuất hiện áp lực cao trên bề mặt răng của hai bánh răng. Khi tốc độ quay của động cơ (vành răng) trở nên cao hơn so với bánh răng bendix khi khởi động động cơ, nên vành răng làm quay bánh răng bendix. Một phần của lực quay này được chuyển thành lực đẩy dọc trục nhờ then xoắn để ngắt sự ăn khớp giữa bánh răng bendix và vành răng.

Hình 9. Hoạt động nhả khớp

Cơ cấu ly hợp máy khởi động ngăn không cho lực quay của động cơ truyền tới bánh răng bendix từ vành răng bánh đà. Kết quả là áp lực giữa các bề mặt răng của hai bánh răng giảm xuống và bánh răng bendix được kéo ra khỏi sự ăn khớp một cách dễ dàng. Vì lực hút của công tắc từ bị mất đi nên lò xo hồi về đang bị nén sẽ đẩy bánh răng bendix về vị trí cũ và hai bánh răng sẽ không còn ăn khớp nữa.
 

laobao_quangtri

Tài xế O-H
Các loại máy khởi động khác

Cho em được mạo muội tiếp nhời bác autovn ở trên có để cập đến các laọi máy khởi động trên ô tô em chỉ giám bổ sung thêm một vài loại máy khởi động khác .
1 Máy khởi động đồng trục



Hình 1. Máy khởi động đồng trục



Hình 2. Cơ cấu phanh
+ Công tắc từ
Cấu tạo của công tắc từ của máy khởi động loại đồng trục về cơ bản giống nh*ư công tắc từ của máy khởi động loại giảm tốc. Tuy nhiên loại này kéo piston để đư*a bánh răng bendix vào ăn khớp và nhả khớp trong khi máy khởi động loại giảm tốc đẩy piston để thực hiện thao tác này.
+Cần đẩy dẫn động

Cần đẩy bendix truyền chuyển động của công tắc từ tới bánh răng bendix. Nhờ chuyển động này bánh răng bendix được đưa vào ăn khớp và nhả khớp với vành răng.
+Lò xo dẫn động

Lò xo dẫn động được đặt trong cần đẩy dẫn động hoặc trong công tắc từ. Lò xo dẫn động của máy khởi động loại đồng trục hoạt động giống như* lò xo hồi về của máy khởi động loại giảm tốc.
+Cơ cấu giảm tốc

Vì máy khởi động loại đồng trục có thể tạo ra moment đủ lớn để có thể khởi động động cơ nhờ phần ứng lớn, nên loại này không cần cơ cấu giảm tốc. Vì lí do này nên phần ứng được nối trực tiếp với bánh răng bendix.
+ Cơ cấu phanh

Một số máy khởi động loại đồng trục được trang bị một cơ cấu phanh để dừng motor lại nếu động cơ không khởi động được. Cơ cấu phanh cũng được dùng để điều khiển tốc độ cao của motor ngay sau khi động cơ khởi động.
Một số máy khởi động loại đồng trục và loại giảm tốc khác không có cơ cấu
hanh là vì những lí do sau đây:
- Phần ứng có khối lư*ợng nhỏ và lực quán tính nhỏ.
- Lực ép của chổi than lớn.
- Bộ truyền giảm tốc tạo ra lực ma sát.
Hoạt động:
Lò xo phanh và và đĩa phanh hãm đẩy phần ứng tỳ vào khung ở đầu cổ góp để tạo ra lực hãm.
2 Máy khởi động loại hành tinh:

+ Sự ăn khớp / nhả khớp của bánh răng chủ động

Lò xo dẫn động được đặt trong công tắc từ. Lò xo dẫn động hoạt động giống nh*ư lò xo dẫn động của máy khởi động loại giảm tốc và máy khởi động loại đồng trục.

Hình 3 . Máy khởi động loại hành tinh
Công tắc từ và cần đẩy dẫn động hoạt động giống như *công tắc từ và cần đẩy dẫn động của máy khởi động loại đồng trục.
+ Cơ cấu giảm tốc


Hình 4. Bộ bánh răng hành tinh
Cần dẫn của bộ truyền hành tinh có ba bánh răng hành tinh. Các bánh răng hành tinh ăn khớp với bánh răng mặt trời ở phía trong và bánh răng hành tinh ăn khớp với bánh răng bao ở phía ngoài. Thông thường bánh răng bao được cố định.
Tỉ số truyền giảm của bộ truyền hành tinh là 1:5, phần ứng nhỏ hơn và tốc độ của nó nhanh hơn so với máy khởi động loại giảm tốc. Để bộ truyền hoạt động êm ng*ười ta thường chế tạo bánh răng bao bằng chất dẻo. Máy khởi động loại hành tinh có thiết bị hấp thụ moment thừa để tránh cho bánh răng bao bị hỏng.
Khi bánh răng mặt trời được phần ứng dẫn động, bánh răng hành tinh quay xung quanh bánh răng bao và làm cho cần dẫn quay. Kết quả là tốc độ của cần dẫn cùng với các bánh răng hành tinh giảm xuống làm cho moment xoắn truyền tới bánh răng bendix tăng lên.
+Thiết bị hấp thụ moment:

Bằng cách làm quay bánh răng bao, đĩa ly hợp ăn khớp với bánh răng bao bị tr*ượt và do đó hấp thụ moment thừa.
Hình 5 . Thiết bị hấp thụ moment
3 Máy khởi động PS (Motor giảm tốc hành tinh- rotor thanh dẫn)
+. Phần cảm

Thay vì sử dụng các cuộn cảm như trong máy khởi động đồng trục, máy khởi động loại PS sử dụng hai loại nam châm vĩnh cửu: Nam châm chính và nam châm đặt giữa các cực. Nam châm chính và nam châm đặt giữa các cực được xắp xếp xen kẽ nhau trong vỏ máy khởi động. Từ cách sắp đặt này làm cho từ thông được tạo ra giữa các nam châm chính và
nam châm đặt giữa các cực bổ sung cho nhau tạo nên từ thông tổng lớn hơn. Ngoài việc tăng lượng từ thông, cấu trúc này còn rút ngắn được chiều dài tổng cộng của vỏ máy khởi động.

Hình 6 . Cuộn cảm máy khởi động PS
+Phần ứng
Thay vì sử dụng dây dẫn dạng tròn như trong máy khởi động loại đồng trục máy khởi động loại PS sử dụng dây dẫn hình vuông.Ở cấu trúc này các dây dẫn hình vuông có thể đạt được các điều kiện giống như khi quấn các dây dẫn hình tròn nhưng không làm tăng khối lượng. Kết quả là moment xoắn cao lên đồng thời cuộn ứng cũng trở nên gọn hơn. Vì bề mặt của dây dẫn hình vuông làm cổ góp nên chiều dài tổng cộng của loại PS được rút ngắn.

Hình 7. Phần ứng - Máy khởi động PS
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Kiểm tra, sửa chữa


Tháo rã máy khởi động

1 Tháo động cơ điện

Hình 1. Tháo rã động cơ điện
2 Tháo rã công tắc từ

Hình 2. Tháo rã công tắc từ
3 Tháo bánh răng bendix
Hình 3. Tháo rã bánh răng bendix
Kiểm tra từng chi tiết
1 Kiểm tra Rotor

+Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor

Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rotor bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống.

Hình 4. Hiện tượng chạm mạch
Khung dây bị chạm là hiện tượng các lớp cách điện bị bong ra làm các khung dây chạm nhau. điều này sẽ làm thành một mạch kín.
Trong một rotor, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của rotor. Nhờ cấu tạo của máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi rotor bằng số đường sức đi ra. Do vậy trên các khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngược, tổng của chúng bằng không nên không có dòng điện đi qua khung. Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín hình thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường của dòng này sẽ hút lưỡi cưa dính vào rotor.



Hình 5. Kiểm tra chạm mạch
+Kiểm tra thông mạch cuộn rotor
Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor.

Hình 6.
Kiểm tra thông mạch rotor


+ Kiểm tra cổ góp
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ góp nếu có lồi lõm.

Hình 7 . Kiểm tra cổ góp
Kiểm tra độ mòn của cổ góp:
Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế.

Hình 8. Kiểm tra độ mòn cổ góp
+ Kiểm tra ổ bi
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo
Hình 9. Kiểm tra ổ bi



2 Kiểm tra stator
+ Kiểm tra thông mạch cuộn Stator

Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
[FONT=&quot]
[/FONT]

Hình 10. Kiểm tra thông mạch stator
+ Kiểm tra cách điện stator
Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động

Hình 11. Kiểm tra cách điện stator
3 Kiểm tra chổi than
Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.

Hình 12.
Kiểm tra chổi than
Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than:
Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than

Hình 13. Kiểm tra giá giữ chổi than
Kiểm tra lò xo của chổi than:
Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.
4 Kiểm tra ly hợp

Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp chỉ quay theo một chiều.

Hình 14. Kiểm tra li hợp
5 Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ
+ Thử chế độ hút

Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối.
Hình 15. Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ
+ Thử chế độ giữ
Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1.
Ráp máy khởi động

Các điểm bôi mỡ và bảng giá trị lực siết của máy khởi động.
Hình 16. Ráp máy khởi động
Kiểm tra điện áp
1 Kiểm tra điện áp của accu


Hình 17. Kiêm tra điện áp accu
Khi máy khởi động hoạt động điện áp ở cực của accu giảm xuống do cường độ dòng điện ở trong mạch lớn. Thậm chí ngay cả khi điện áp accu bình thường trước khi động cơ khởi động, mà máy không thể khởi động bình thường trừ khi một lư*ợng điện áp accu nhất định tồn tại khi máy khởi động bắt đầu làm việc. Do đó cần phải đo điện áp cực của accu sau đây khi động cơ đang quay khởi động.
Thực hiện theo các bước sau:
- Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo điện áp giữa các cực của accu.
- Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn
- Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế accu.
- Nếu máy khởi động không hoạt động hoặc quay chậm, thì tr*ước hết phải kiểm tra xem accu có bình thường không.
- Thậm chí ngay cả khi điện áp ở cực của accu đo được là bình thường, thì nếu các cực của accu bị mòn hoặc rỉ cũng có thể làm cho việc khởi động khó khăn vì điện trở tăng lên làm giảm điện áp đặt vào motor khởi động khi bật khoá điện đón vị trí START.
2 Kiểm tra điện áp ở cực 30

Bật khoá điện đón vị trí START tiến hành đo điện áp giữa cực 30 và điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa chữa hoặc thay thế cáp của máy khởi động.

Hình 18.
Kiêm tra điện áp accu cực 30
Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau tuỳ theo loại motor khởi động nên phải kiểm tra và xác định đúng cực này theo tài liệu h*ướng dẫn sửa chữa.
3.Kiểm tra điện áp cực 50


Hình 19.
Kiêm tra điện áp accu cực 50

Bật khoá điện đến vị trí START, tiến hành đo điện áp giữa cực 50 của máy khởi động với điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn 8.0 V hoặc cao hơn.
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V phải kiểm tra cầu chì , khoá điện, công tắc khởi động số trung gian, relay máy khởi động, relay khởi động ly hợp,...ngay lúc đó. Tham khảo sơ đồ mạch điện, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hỏng hóc.
- Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly hợp không hoạt động trừ khi bàn đạp ly hợp được đạp hết hành trình.
- Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu hệ thống bị kích hoạt thì máy khởi động sẽ không hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi khoá điện ở vị trí START.
 

TranDzung

Tài xế O-H
em đang chăm 1 em Toyota 4I,động cơ thực hành thôi nhưng vẫn ngon lành
mà cái mấy đề này dở chứng quá
phần khớp Li hợp 1 chiều em đã kiểm travaf bảo dưỡng kĩ
lắp vô máy mà cứ chạy trơn,không kéo nổi bánh đà
ở ngoài kiểm tra,con chuột-bánh răng bendix hoạt động tốt
mà rõ ràng sự mòn của trục bandix là ít,li hớp em lắp chuẩn
các bác cho ý kiến với
 

Phongtrinhxuan

Tài xế O-H
È hè.
Lắp chạy không thử ở ngoài người ta gọi là chạy không tải
Khi lắp kéo cái bánh đà quay thì gọi là chạy có thải
Khi không tải được chưa chắc đã chạy được có tải. Nghĩa là mô mem kéo của máy đề không đủ
Mô mem kéo yếu có thể do hai yếu tố:
Một là điện tốt nhưng cơ kém
Hai là điện kém
Bác đọc kỹ rồi hiểu ngay ấy mà
 

Phongtrinhxuan

Tài xế O-H
È hè.
Lắp chạy không thử ở ngoài người ta gọi là chạy không tải
Khi lắp kéo cái bánh đà quay thì gọi là chạy có thải
Khi không tải được chưa chắc đã chạy được có tải. Nghĩa là mô mem kéo của máy đề không đủ
Mô mem kéo yếu có thể do hai yếu tố:
Một là điện tốt nhưng cơ kém
Hai là điện kém
Bác đọc kỹ rồi hiểu ngay ấy mà
 

nhoklovebmt

Tài xế O-H
Máy khởi động có công dụng gì ? chúng ta tìm hiểu vấn đề ảy trước:
đây là hình của em nó

Vì động cơ đốt trong không thể tự khởi động nên cần phải có một ngoại lực để khởi động nó. Để khởi động động cơ, máy khởi động làm quay trục khuỷu thông qua vành răng. Máy khởi động cần phải tạo ra moment lớn từ nguồn điện hạn chế của accu đồng thời phải gọn nhẹ. Vì lí do này người ta dùng motor điện một chiều trong máy khởi động. Để khởi động động cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay tối thiểu. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/ phút đối với động cơ xăng và từ 80 - 100 vòng/phút đối với động cơ diesel.
 

alvin26789

Tài xế O-H
có bác nào online chỉ cho em tài liệu về: các phương pháp đấu dây máy khởi động?phương pháp nào thường được sử dụng?tại sao?Bác nào biết chỉ em vơi nhé.tks
 

Bachbanhbeo

Tài xế O-H
em đang chăm 1 em Toyota 4I,động cơ thực hành thôi nhưng vẫn ngon lành
mà cái mấy đề này dở chứng quá
phần khớp Li hợp 1 chiều em đã kiểm travaf bảo dưỡng kĩ
lắp vô máy mà cứ chạy trơn,không kéo nổi bánh đà
ở ngoài kiểm tra,con chuột-bánh răng bendix hoạt động tốt
mà rõ ràng sự mòn của trục bandix là ít,li hớp em lắp chuẩn
các bác cho ý kiến với
động cơ của trường e kũng gặp vậy..đề kái nghe kái eeee.tài mòn quá bác ơi.củ quá rồi không chế được máy đề khác coi như bỏ cái động cơ.hj
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên