Bắt bệnh về nồi của xe tay ga

longhonda
Bình luận: 3Lượt xem: 1,508

longhonda

Tài xế O-H
Bắt bệnh về nồi của xe tay ga

Ly hợp trên xe ga là loại ly hợp ma sát khô, gồm 2 cụm chi tiết chính liên kết với nhau thông qua dây đai. Cụm chi tiết được nối với trục ra của động cơ được gọi là bộ ly hợp trước và cụm chi tiết được nối với trục vào của bộ láp được gọi là bộ ly hợp sau.
Do vậy khi hỏng, ngoài các dấu hiệu có thể nhận biết giống với xe số như tốn xăng, xe yếu, giật, tăng tốc kém,… thì ly hợp xe ga lại có những dấu hiệu và dạng hỏng riêng biệt. Lúc này cần phải làm nồi xe tay ga để có thể có được cảm giác lái tốt nhất!


Ly hợp xe ga nếu được chăm sóc, bảo dưỡng tốt có thể có tuổi thọ lên tới 8 năm


Dấu hiệu hư hỏng

+ Tiếng sôi lớn “gàu gàu” xuất phát từ hư hỏng chi tiết bi văng của ly hợp trước.

+ Tiếng va đập lớn “phành phạch” do dây đai chùng, rão khi quay với vận tốc lớn va đập vào thành hộp truyền động.

+ Rung toàn bộ xe (đặc biệt là hai tay lái) khi mới tăng ga. Nguyên nhân chủ yếu là do lực ép lên guốc ly hợp không đều khiến guốc ly hợp dao động hướng tâm va đập vào bề mặt trong của chuông ly hợp. Theo kinh nghiệm cho thấy một số dòng xe hay gặp trường hợp này là Piaggio, Vespa, AirBlade (đời cũ) và Attila.

+ Có tiếng kêu leng keng do tấm thép chặn guốc ly hợp không được chặt. Tuy nhiên, trường hợp này ít khi xảy ra do đây là lỗi trong quá trình lắp ráp của nhà sản xuất.


Bụi bẩn bám vào sau má pu-ly làm giảm tính tản nhiệt
Một số dạng hỏng chủ yếu

+ Rò rỉ dầu ở phớt chặn tại vị trí trục sơ cấp và trục thứ cấp của ly hợp. Dầu sẽ bám dính vào hai mặt bên của đai, guốc ly hợp gây nên hiện tượng trượt khiến xe bị yếu, tăng tốc kém và tốn xăng.

+ Ở cụm ly hợp, sau khi chốt guốc ly hợp bị kẹt khiến bề mặt tấm ma sát trên guốc luôn tì vào bề mặt trong của chuông ly hợp gây mòn nhanh, sinh nhiệt lớn dẫn đến cháy hoặc bong tấm ma sát. Chuông ly hợp bị quá nhiệt dẫn đến cháy đen, biến đổi đặc tính của vật liệu so với ban đầu. Ngoài ra, nhiệt độ cao sẽ khiến dây đai nhanh chóng bị lão hóa, mòn, trùng hoặc thậm chí là bị phá hủy (nát, đứt).

+ Đối với cụm ly hợp trước, một số hư hỏng thường gặp như mòn bi văng khiến xe tăng tốc kém, mòn rãnh bi văng làm bi dễ bị kẹt hoặc mòn không đều gây vênh má puly, phá dây đai. Ngoài ra, ắc ly hợp và giảm giật bị mòn, rơ cũng sẽ gây ra tiếng kêu.


Phần tấm ma sát trên guốc ly hợp bị mòn hết

Chú ý khi sử dụng

+ Định kỳ bảo dưỡng ly hợp để vệ sinh, lau dầu bi văng, chốt guốc và đánh sạch bề mặt ma sát của đai truyền động, má puly.

+ Tăng tốc xe từ tốn, tránh đi qua những đoạn đường ngập nước sâu và cần đưa xe tới trung tâm uy tín để kiểm tra, sửa chữa ngay khi xe có biểu hiện bất thường như xe tốn xăng, yếu, kêu, hú,…

+ Cần thận trọng khi chọn phương án dán lại tấm ma sát trên bề mặt guốc ly hợp để tiết kiệm chi phí sửa chữa do hầu hết chúng có chất lượng kém và phụ thuộc nhiều vào tay nghề người dán.

+ Tuổi thọ của bộ ly hợp phụ thuộc nhiều vào cách vận hành xe và chăm sóc của người sử dụng, nhưng trung bình dao động trong khoảng từ 7 – 8 vạn ki-lô-mét. Ngoài ra một số chi tiết khác như dây đai có tuổi thọ khoảng 2,4 vạn ki-lô-mét (theo khuyến cáo của Honda). Tuổi thọ của guốc ly hợp và bi văng lần lượt là 3,5 - 4 vạn
 

davidmrbin

Tài xế O-H
Bác cho e hỏi xe ab 125 chạy có cảm giác rung chân từng đợt khi chạy đều ở tốc độ 40 là do gì bác. Nó giống như dư tua á. Nhưng mà rung từng đợt chứ không rung đều
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên