Bị Ríp-pê kẹt cứng – Một số vấn đề có liên quan

H
Bình luận: 0Lượt xem: 2,223

haui

Tài xế O-H
Câu hỏi như sau:
"Xe em (mobylette) cũng thường bị chết máy luôn, nhưng không phải bị chế hòa khí; mà chạy được 2-3 km là chết máy, đạp lại thì mâm lửa không quay, khoảng 1-2 phút đạp lại thì nổ máy, em cũng không biết là bị gì mong bác Bay chỉ dạy...".

Chào bạn,

Trước tiên chúng ta chỉ trong khuôn khổ "trao đổi kinh nghiệm" mà thôi.

"Xe chạy được 2-3 km (đoạn ngắn) là chết máy, đạp lại thì mâm lửa không quay" - nói đúng hơn là vô-lăng hay còn gọi là Bánh trớn... không quay -chắc bị kẹt cứng- do piston kẹt, lúc này do nóng quá, piston giãn nở nên bó chặt vào xy-lanh (cái nòng) - "chờ 1-2 phút đạp lại thì nổ máy" - do lúc đó nhiệt độ máy đã giảm xuống (nguội đi), lúc đó piston "teo" lại nên giảm bớt ma sát, xe có thể hoạt động trở lại..nhưng, tình trạng đó sẽ lập lại, nếu chúng ta không xử lý đúng mức.

Rõ ràng xe bạn bị Ríp-pê (có một số người gọi là rúp -pê hay lúp- pê cũng là nó)-tức là bị bó cứng. Vậy "bị bó cứng" là cái giống gì vậy? Đó là khi máy đang chạy thì piston bị bó cứng trong xy-lanh (cái nòng), lúc đó piston không nhúc nhích, cục-cựa gì được nữa. Lúc này mà cố đạp thì... đạp không nổi, cứng đơ... còn cố sức đạp thêm nữa thì...ô hô... sẽ bị sước nòng, sước luôn piston; nếu nhẹ thì còn cứu được, nặng thì... bạn chuẩn bị tiền... để đến gặp thợ máy.
Vậy tất cả hiện tượng trên nguyên nhân gốc là gì? Tất cả ở hai chữ "ma sát". Vậy thì ở đâu sinh ra "cái chữ" phiền phức này? Câu trả lời là: Tất cả mọi chuyển động trên đời này, đều sinh ra "ma sát". Ma sát có hại (nhiều) và cũng có lợi (ví dụ nhờ ma sát mà ta mới thắng-phanh được xe).
Ma sát thì sinh ra nhiệt, có nhiệt thì kim loại giản nở... Đến đây thì đã rõ... một phần rồi.
Trở lại, vì sao máy xe của bạn nó "khoái hai chữ ma sát quá vậy"? Bày nó xem nào:
- Do sửa chữa kém.
- Do phụ tùng không đạt.
- Do bôi trơn kém (nhớt dởm hoặc pha quá ít nhớt)
1. Do sửa chữa kém:
Trước tiên ta thấy: khe hở giữa piston và xylanh là khe hở nhiệt khi giản nở.
Khi làm máy, do lúc rà piston vào xy-lanh không đạt yêu cầu. Khe hở giữa piston và xy-lanh của 4-thì cũng khác 2-thì, và khe hở này tính theo Zem (1 phần mười mm). Khi làm máy, lúc rà piston không biết lúc nào là vừa, lúc nào là "bó". Vậy có cách nào không để biết khe hở này là đạt yêu cầu? Vì khe hở này chính là khe hở nhiệt, rất quan trọng. Nếu rà không đúng sẽ bị các tình trạng như sau:
- Nếu quá lỏng: nếu khe hở giữa pisston và xy lanh quá lớn (lỏng), sẽ làm cho máy chạy yếu, có tiếng khua, do va đập của piston trong xy-lanh; xe lên nhớt, phun khói nhiều, hao xăng, nóng máy… kết quả là xe chạy ì ạch như ho lao, bệnh ban; chạy buồn ngủ lắm…
- Nếu quá chặt: khe hở giữa piston và xylanh quá nhỏ (quá chặt), sẽ làm cho máy chạy yếu, dễ bị bó chặt –ríppê, do sinh ma sát lớn– đang chạy thì đứng máy luôn > lúc đứng máy, tiếng kêu phát ra nghe ớn ớn làm sao! Éc... éc... éc. Nếu dính nặng sẽ làm bánh sau lê lếch như là thắng vậy. Bị ríppê máy thường nóng rực, có mùi khét… khét. Nếu bị giữa đường thì chờ một lát cho “nguội” rồi chạy tiếp... rồi éc... éc tiếp… cứ như vậy chừng nào đến nơi thì thôi. Có một số người, bị ríppê, vào quán nước mua mấy cục đá để “ướp lạnh”, cô chủ quán thấy vậy thắc mắc hỏi “làm vậy để chi rứa anh?” À, xe nó cũng giống người, nóng quá uống miếng đá lạnh cho mát!
Hậu quả của ríppê làm xe nóng máy, hao xăng, chạy cà rịch, cà tang 100km/ngày, oải lắm! Ríppê thường làm sước nòng, gãy bạc, lên nhớt phải làm máy lại.
Thường lúc rà piston làm không đúng mức: khi qúi vị đứng xem mấy anh thợ làm máy, lúc rà piston vào xylanh là như thế này: cho piston (chưa ráp bạc) vào xylanh, dùng “Tay dên” hoặc Clê tra vào piston rồi thụt tới... thụt lui, đã đời cơm cháo, xong lúc nào cảm giác thấy tay mình thụt nhẹ nhẹ là hô lên…ok, được rồi; lấy piston ra lau sạch, rồi “thả” vô xylanh lại để xem “độ chặt lỏng thế nào”. Nếu lấy tay đẩy nặng nặng (hoặc nhẹ nhẹ) piston chạy tới lui thì anh ta nói... ok, ngon; còn thả piston vào chạy tuột luôn thì… kêu lên chết m., lỏng rồi!
Ta thấy sao về cách làm này quí vị:
- Trường hợp đầu lấy tay đẩy nặng nặng hoặc nhẹ nhẹ, nếu hên, ráp vào chạy rô-đai... 1.000km (nghe ớn lạnh) thì không sao, chớ rô-đai vài giờ, rồi xách xe ra chạy là ríppê... éc…éc, thôi rồi đem về, tháo máy ra, ngồi vừa hút thuốc, vừa thụt (rà) tiếp. Trường hợp này còn bị nặng hơn đối với piston dỏm (dỏm khác với piston “lô” –vẫn xài được) cộng với “nòng đóng” (không phải nòng zin, đóng lại Sơ-mi áo xylanh).
- Trường hợp thứ 2: thả piston vào xylanh, chạy tọt xuống luôn, thì có lỏng không, như anh thợ kia thốt lên? Câu trả lời là chưa chắc lỏng. Vì sao? Vì làm như vậy là chưa đúng mức, làm mò.
Có người hỏi : “Vậy chớ rà piston làm sao cho đúng mức” . À , cái này là bí quyết, bí truyền đây. Đã là bí truyền, là khi làm được phải có giá trị, hiệu quả thực tếcao (như nấu Phở Gia Truyền vậy). Bí truyền thì phải bí luôn (hay bí gì đó)… không truyền. Dỡn chút thôi, chớ đây là một phương pháp rất hiệu quả, chính xác và dễ thực hiện, không lý thuyết cao xa, không lý luận đủ điều… Mời quí vị yêu xe cổ cùng tham gia:
- Cách thụt (rà) piston thì như nhau, nhưng lúc kiểm tra mới là yếu điểm: Khi thụt thấy nhẹ nhẹ tay, lấy piston ra, lau sạch piston và xylanh (nhớ là thật sạch), rồi dùng một miếng kiếng (cỡ 40 x 40 cm), không có thì làm liều, để trên kiếng bàn nước cũng được, nhưng cẩn thận nhẹ tay, kẻo mà bễ thì “Bả” rượt đó!). Trên mặt miếng kiếng, ta đặt “đầu xylanh” (đầu là nơi ráp với nắp máy) xuống mặt kiếng, thả đầu piston chui vào trước, lúc này thấy piston “rơi” từ từ xuống, được như vậy thì mới hô lên... Ok, được rồi! Còn rơi tọt luôn thì… Chết! Lỏng rồi, mua piston mới rà lại thôi; còn không chịu rơi xuống từ từ, phải dùng tay đẩy thì lấy ra thụt tiếp.
Chú ý: chú ý khi rà piston thì phải làm từng bước không nóng vội. Thụt rà một lát thì lấy ra kiểm tra, tránh rà một lèo rồi mới kiểm tra , coi chừng sẽ bị lỏng không xài được.

Giải thích việc làm này sao quí vị? Khi “rơi xuống từ từ” là khe hở hợp lý nhất, lúc đó khe hở vừa đủ để cho không khí lọt qua một cách từ từ. Còn lọt tỏm luôn thì quá lớn. tương tự, không chịu rơi thì còn chặt-không có khe hở cho không khí qua.
Ghi chú: lúc ta thả piston rơi xuống từ từ trong trường hợp có miếng kiếng bên dưới, nhưng khi lấy miếng kiếng ra, thì thả piston chạy tọt xuống luôn –lúc này mà gặp mấy “bác thợ” như ở trên đã đề cập, thì trề môi ...lỏng rồi!, thay mới thôi (rất chuẩn mà cứ kêu là lỏng, khổ lắm). Nhưng không sợ lỏng đâu các bạn.
Cách kiểm tra này nếu làm đúng thì bảo đảm 100% là ô-kê, ga-răng-ti nhiều năm.
2. Do Phụ tùng không đạt:
- Do piston không đạt, khi đúc không đúng kích thước giản nở nhiệt, hợp kim đúc không đạt…Nên khi ráp piston này vào mà chạy... thì giản nở nhiệt lung tung, dể đưa đến ríp-pê.
- Do đóng áo sơ–mi xylanh (gọi là đóng nòng) cũng dùng hợp kim kém chất lượng, kỹ thuật “đóng” không tới… cũng làm cho ma sát rất lớn khi piston chạy trong xylanh.
3. Do bôi trơn kém:
Đây chắc chắn là dính nhớt dzỏm “Made in Lau”. Có một số cây xăng “độn” nhớt giả vô để bán. Chắc ăn nhất là mang theo nhớt mua chính hãng để pha.
Trường hợp bôi trơn kém cũng do pha nhớt ít quá, hoặc piston quá lỏng, khi hút “hoà khí xăng pha nhớt” vào buồng máy, nhớt nặng nằm ở lại buồng máy, gặp lực ép ngược của piston không đẩy nhớt lên được cũng gây ra bôi trơn kém cho piston và xylanh.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên