Các lệnh vẽ về Sketch (Vẽ phác 2D) trong Pro Engineer

L
Bình luận: 0Lượt xem: 17,928

linhautonet

Tài xế O-H
Như các bạn biết rằng, để có sản phẩm dạng 3D thì xuất phát điểm đầu tiên ta phải có bản 2D trước sau đó mới làm mọi cách khác nhau để biến nó thành 3D. Bài này mình giới thiệu phương pháp vẽ phác trên Pro/E

I. Khởi động Pro/Engineer Wildfire 4.0
Có hai cách khởi động Pro/Engineer Wildfire 4.0
+ Nhấp đúp vào biểu tượng Pro/Engineer Wildfire trên màn hình destop.
+ Nhấp Start --> Programs --> PTC --> Pro/Engineer --> Pro/Engineer Wildfire 4.0
Khi đó Pro/Engineer Wildfire 4.0 khởi động, màn hình có dạng như sau:
II. Bắt đầu một thiết kế mới
1. Đặt tên và thiết lập đơn vị đo:
Từ menu File chọn New hoặc nhấp trái chuột vào nút Creat a new object trên thanh công cụ chuẩn. Xuất hiện hộp thoại New với phần mặc định TypePart, Sub-typeSolid và tên của thiết kế mới được Pro/Engineer Wildfire 4.0 gợi ý là prt0001
Ta đổi tên nó thành BAIMODAU rồi click vào OK.
Màn hình khi đó có dạng:


2. Thiết lập đơn vị đo
Vào Edit --> Setup. Trên menu dọc PART SETUP chọn Unit. Hộp thoại Unit Manager xuất hiện, chọn Milimetter Newton Second (mmNs). Chọn Set --> Convert Existing Number (Same Size) --> OK --> Close --> Done.

3. Các mặt phẳng chuẩn Ba mặt phẳng chuẩn Front, Top, Right giao nhau tại một điểm là tâm của hệ trục toạ độ Decater 3 chiều. Các mối quan hệ và vị trí tương đối của các đối tượng được xác lập chủ yếu trên 3 mặt phẳng này.

4. Model Tree
Hiển thị các đối tượng đã được xây dựng trước đó, giúp xử lý đối tượng nhanh và chính xác hơn bằng cách lựa chọn hoặc sửa đối tượng.

5. Các lệnh xử lý file, điều khiển màn hình và màu.
Ta tìm hiểu các lệnh này thông qua các nút nhấn trên thanh toolbar như các hình sau:

1. Creat a new object: Tạo một file mới.
2. Open Object : Mở bản thiết kế có sẵn
3. Save Object: Lưu trữ bản thiết kế hiện hành
4. Print Object: In ấn
5. Spin Center on/off: Bật/ tắt trục tâm
6. Orient Mode on/off: Bật/ tắt hiệu ứng quay
7. Zoon in: Phóng to mẫu vẽ
8: Zoom out: Thu nhỏ mẫu vẽ.
9. Refit Object: Cho nhìn lại toàn bộ vùng vẽ
10: Reorient Model : Định hướng lại vùng nhìn
11. Save view list : Điều chỉnh lại hướng nhìn theo các hướng: Top, ritght hoặc Front
12. Set layer: Tạo các lớp cho sản phẩm.
13: Undo:
14: Redo
15: Copy: Copy một phần nào đó
16: Paste: Dán một phần nào đó
17: Paste Special: Dán ở chế độ đặc biệt
18: Wire frame: Cho mẫu vẽ thể hiện theo dạng khung dây
19: Hidden line: Thể hiện mẫu vẽ theo đường khuất
20: No hidden: Che khuất toàn bộ nét khuất của mẫu vẽ
21: Shading: Thể hiện mẫu vẽ theo cách tô bóng.
22: Model tree on/off: Bật hoặc tắt model tree
23: Datum Planes on/off: Bật hay tắt các mặt phẳng chuẩn
24: Datum axes on/off : Bật hoặc tắt trục chuẩn
25: Datum point on/off: Bật hoặc tắt các điểm chuẩn.
26: Help: Hiện trợ giúp.
Ngoài các nút lệnh trên ta còn có các lệnh điều khiển màn hình bằng các tổ hợp phím như sau:
- Lệnh Zoom: Phóng to hay thu nhỏ bản vẽ bằng xoay chuột giữa.
- Lệnh Rotation: Cho phép xoay vật thể trên màn hình, ấn nút giữa chuột + di chuyển chuột.
- Đưa mẫu vẽ về mặt phẳng chuẩn, ấn Ctrl + D.

6. Thay đổi màu cho mẫu vẽ
Pro/Engineer Wildfire 4.0 cho phép thay đổi màu mẫu vẽ hoặc từng mặt theo cách sau:
Từ menu bar chọn View --> Color and Appearace, xuất hiện hộp thoại Appearace Editor.
Quan sát, ta thấy trên vùng Palette có một ô màu, đó là ô màu của mẫu vẽ hiện tại


Từ đây, muốn chọn màu cho cả mẫu vẽ ta chọn Surface hoặc All Surfaces trong thẻ Assignment, rồi chọn vào mẫu vẽ -->OK. Phần Ref-color ta chọn một màu bất kỳ cho mẫu vẽ --> Apply ta sẽ thấy mẫu chuyển sang màu vừa chọn.

7. Các lệnh thể hiện đối tượng trên Pro/Engineer Wildfire 4.0
+ Thay đổi màu của hệ thống:
Ta có thể thay đổi màu của vùng vẽ hay bất cứ màu của các Datum Planes cho phù hợp với mắt của mình. Chọn View --> Display Setting --> System Colors. Xuất hiện hộp thoại System Colors.

Bây giờ, ta sẽ đổi màu của vùng vẽ bằng cách nhấp chuột vào ô vuông bên trái Background. Xuất hiện hộp thoại Color Editor.
Hãy sửa tất cả các giá trị của 3 thanh R, G, B bằng 0 rồi chọn OK để trở về hộp thoại System Colors. Sau đó nhấp bỏ phần chọn ở ô Blended Background phía dưới
Bây giờ, vùng vẽ đã chuyển sang màu đen.
Ta có thể chuyển màu nền và màu chứ của các menu và Toolbars trên màn hình bằng cách tương tự với lựa chọn UI BackgroundUI Text.

+ Thay đổi màu của các thực thể:
Để thay đổi màu của các thực thể ta làm: Chọn View --> Display Settings --> System Color.
- Datum: Cho phép thay đổi màu của các hệ trục toạ độ, đường tâm hay đổi màu của mặt phẳng chuẩn
- Geometry: Cho phép đặt lại màu của các nét vẽ.
Chú ý: Sau khi thay đổi màu của các thực thể và đường nét, nếu muốn chọn lại màu mặt định của hệ thống thì nhấp vào nút Set to Initial.


+ Điều khiển Display Model:
Từ menu --> View --> Display Settings --> Model Display. Xuất hiện hộp thoại Model Display.
Hộp này cho phép thay đổi tốc độ phóng to hay thủ nhỏ hình ảnh khi Zoom.
Hãy sửa giá trị ô Minimum frame của vùng Animation while ReOrienting thành 25 --> OK và dùng thử các lệnh Zoom, tốc độ hình ảnh sẽ tăng lên rõ rệt.


8. Kiểm tra kích thước, diện tích và thể tích của mẫu vẽ.
+ Kiểm tra kích thước
Từ Menu --> Analysis --> Measure. Xuất hiện hộp thoại Measure, ở phần type chọn Curve LengthDefinitinon chọn Cuver/Edge.
Tiếp theo, chọn một cạnh nào đó của mẫu vẽ và quan sát kết quả ở ô Result trong hộp thoại.
Muốn đo tổng chiều dài một chuỗi các cạnh, chọn Definitinon là Chain và chọn các cạnh.
- Để đo khoảng cách chọn Distance
- Đo góc chọn Angle
- Đo đường kính chọn Diameter
- Đo diện tích Area trong phần Type

+ Kiểm tra thể tích của mẫu thiết kế
Muốn xem thể tích của mẫu thiết kế ta chọn Analysis --> Model Analysis.
Chọn phần TypeModel Mass Properties, sau đó nhấp nút Computer --> nhập số đằng sau dấy phảy và xem kết quả ở ô Result.



9. Một số lệnh phụ trợ:
+ Xem thông tin của một số đôi tượng hình học:
Từ menu bar -->Infor --> Feature. Xuất hiện dòng nhắc “ Select Feature or Component”.
Hãy chọn một số đối tượng hình học, sẽ thấy hộp thoại Information Window kèm theo các thông tin về đối tượng đó bên trong. Nhấp Close sau khi xem xong thông tin.
+ Xem toàn bộ thông tin về mẫu vẽ:
Từ menubar --> Infor --> Model. Xuất hiện hộp thoại Information Window kèm theo các thông tin về toàn bộ mẫu vẽ
+ Liệt kê danh sách toàn bộ các phần tử hình học
Từ menubar -->Infor --> Feature List. Xuất hiện hộp thoại Information Window cùng danh sách của các phần tử đã được tạo ra cho mẫu thiết kế.
+ Lưu trữ thiết kế:
Chọn File --> Save hoặc chọn nút Save trên thanh công cụ.
+ Sao chép bản thiết kế”
Chọn menu --> Save a Copy. Xuất hiện hộp thoại Save a Copy. Gõ tên mới cho bản sao thiết kế và OK.

10. Xuất file chuyển đổi dữ liệu để giao tiếp với các phần mềm khác:
Muốn các phần mềm khác đọc được các mẫu thiết kế trên Pro/Engineer Wildfire 4.0, ở hộp thoại Save a Copy hạy chọn đuôi là *IEGS hoặc các phần định dạng thích hợp khác trong danh sách.

III. Sử dụng các công cụ vẽ Sketch.
1. Sơ lược về sketch:
Sketch là một công cụ để vẽ trong mặt phẳng 2D do Pro/Engineer cung cấp, nó cho phép vẽ các tiết diện, đường dẫn, đường tâm…
Từ đó làm nền tảng để hình thành các mẫu thiết kế trong không gian 3D thông qua các công cụ modeling của Solids hay Surfaces. Nếu chúng ta không hoàn tất được các đối tượng vẽ phác thì không bao giờ có thể tạo dựng được các thiết kế của mình trong không gian.
Các lệnh vẽ phác sẽ xuất hiện khi ta bắt đầu tạo một Solid Protruction mới (tức là sau khi đã chọn mặt phẳng vẽ phác và chuyển sang vùng nhìn Sketch View ) hoặc chúng ta sẽ tạo một bản vẽ phác Sketch như sau:
Click chọn File --> New, chọn Sketch --> OK.
Vùng vẽ phác (Sketch) xuất hiện như sau:

2. Dựng hình học
a. Point: Dựng điểm

b. Lệnh line : Vẽ đường thẳng
- 2 point: Dựng đường thẳng qua hai điểm
- 2 tangents: Dựng đường thẳng qua hai tiếp tuyến
- Geometry: Dựng tiết diện
- Paralell: Dựng đường thẳng song song với một đường cho trước
- Center line: Dựng đường tâm cho tiết diện tròn xoay hoặc lấy đối xứng cho đối tượng
- Perpendicular: Dựng đường vuông góc với một đường thẳng cho trước
- Point/tangent: Dựng đường thẳng qua một điểm và một tiếp tuyến
- Vertical: Dựng đường thẳng đứng
- Horizontal: Dựng đường nằm ngang


c. Lệnh Rectang: Vẽ hình chữ nhật

d. Lệnh Circle: Dựng đường tròn
- Geometry: Dựng đường tròn để xây dựng vật thể trong mặt phẳng dựng phác
- Contruction: Dựng đường tròn trong xây dựng
- Center/Point: Dựng đường tròn đồng tâm với một đường tròn cho trước
- 3 tangents: Dựng đường tròn tiếp tuyến với 3 đường khác
- Fillet: Dựng đường tròn tiếp tuyến với hai đường giao nhau
- 3 point: Dựng đường tròn đi qua 3 điểm

e. Lệnh Arc: Dựng cung tròn.
- Tangent End: Dựng cung tròn tiếp tuyến với một điểm cuối
- Concentric: Dựng cung tròn đồng tâm với một đường tròn hoặc cung tròn khác
- 3 tangent: Dựng cung tròn qua 3 tiếp tuyến
- Fillet: Cung tròn bo hai đối tượng
- Center/Ends: Dựng cung tròn có tâm và điểm cuối
- 3 point: Dựng cung tròn qua 3 điểm

è. Adv Geometry: Dựng các đường hình học phức tạp
- Conic: Dựng đường cônic
- Coord Sys: Các hệ toạ độ tham chiếu
- Elliptic Fillet: Dựng hình elip
- Spline: Dựng đường spline
- Text: Tạo ký hiệu chữ trên vật thể
- Axis Point: Xây dựng các điểm làm nền tảng cho các trục.

g. Tạo các ràng buộc (Contrain)
- Create: Tạo các ràng buộc hình học
- Explain: Ghi các ký hiệu và diễn giải contrain cho các phần tử tham chiếu
- Strengthen: Xác lập các kích thước vững vàng bị tránh bị thay đổi tự động.
Trong Create có các lựa chọn:
- Same Point: Buộc các điểm này giống điểm kia (về mặt toạ độ)
- Horizontal: Buộc các đường nghiêng trở thành đường thẳng ngang
- Vertical: Buộc các đường nghiêng trở thành đường thẳng đứng
- Point on Entity: Buộc một điểm trên một đường thẳng.
- Tangent: Buộc một đường cong tiếp tuyến với một đường khác.
- Perpendicular: Buộc vuông góc một đường thẳng hoặc cong.
- Paralell: Buộc song song với một đường thẳng.
- Equal Radii: Buộc có cùng bán kính với một cung tròn cho trước
- Equal Lengths: Buộc có cùng chiều dài với một đường cho trước.
- Symetric: Buộc hai điểm đối xứng qua một centerline.
- Line up Horizontal: Buộc điểm ngang hàng với điểm kia.
- Colinear: Buộc một đường nằm ngang hàng với một đường.
- Alignment: Buộc một điểm hoặc đường năm trên một điểm hoặc một đường khác.

h: Hiệu chỉnh (Geom Tools)
- Intersect: Chia hai một đường tại giao điểm của chúng.
- Trim: Cắt xén tạo góc, kéo dài đối tượng
- Bound: Cắt cụt đối tượng tại đường giao với chúng
- Length: Cắt hoặc kéo tạo chiều dài cho trước
- Incream: Kéo dài đường cho trước ra một đoạn.
- Corner: Cắt xén hai cạnh giao nhau tạo thành góc
- Divide: Chia đối tượng hình học.
- Use Edges: Sử dựng cạnh cho trước tạo đối tượng
- Offset Edges: Sử dụng cạnh của một đối tượng cho trước để tạo một Sketch khác cách đều nó một khoảng.
- Mirror: Dựng một Sketch đối xứng với một Sketch cho trước
- Cosm Font: Trang trí Font chữ
- Replace: Thay thế Sketch cũ bằng một Sketch mới
- Move Entity: Di chuyển một đối tượng hình học.
- Drag Item: Di chuyển một đối tượng hình học bằng cách kéo thả.
- Drag Many: Di chuyển nhiều đối tượng hình học bằng cách kéo, thả.
- Rotate 90: Xoay đối tượng đi 90°.
- Dimension: Di chuyển kích thước.
i. Lệnh Move : Di chuyển. Dùng để di chuyển các đối tượng hình học.
- Drag: Di chuyển bằng cách kéo rê thả (điểm, đường, kích thước…)
- Drag Chain: Rê thả nhiều đối tượng bằng cách nhóm chúng lại.
- Lock/Unlock: Khoá, mở các đối tượng để không thay đổi khi di chuyển.
- Lock All Dim: Khoá toàn bộ kích thước khi di chuyển.

ị. Xoá các đối tượng : Delete.
Dùng để xoá các đối tượng.
- Delete Item: Xoá một đối tượng
- Delete Many: Xoá nhiều đối tượng
- Delete All: Xoá tất cả.

k. Các lệnh hiệu chỉnh (Modify)
Dùng để hiệu chỉnh kích thước và hình dạng Sketch.
- Mod Entity: Hiệu chỉnh đối tượng hình học.
- Scale: Hiệu chỉnh thay đổi tỷ lệ.
- Drag Dim Val: Hiệu chỉnh bằng cách rê giá trị kích thước.
- Drag Entity: Hiệu chỉnh bằng cách rê đối tượng
- Drag Vertex: Hiệu chỉnh bằng cách rê đỉnh đối tượng
- Set Ancher: Thiết lập điểm neo cố định.

l. Các lệnh ghi kích thước (Dimension)
Thông thường, kích thước được Pro/E lên một cách tự động nhưng trong đó có một kích thước không mong muốn và một số kích thước chưa thể hiện nên phải cung cấp thêm kích thước để hiệu chỉnh đối tượng.
- Normal: Lên kích thước thường.
- Primeter: Kích thước một chu vi
- Reference: Tạo kích thước tham chiếu.
- Known: Kích thước đã biết.
- Baseline: Kích thước cùng một chuẩn.
- Replace: Thay thế bằng một kích thước mới.

m. Các tiện ích dựng hình nhanh.
- Copy Draw: Copy Section từ bản dựng 2D.
- Inegrate: Giải quyết sự khác nhau giữa tiết diện nguồn và đích.
- Place section: Tạo một tiết diện từ Sketch có sẵn.
- Sec Environmental: Thiết lập môi trường dựng.
+ Display Verts: Hiển thị các điểm hình
+ Display Dim: Hiển thị kích thước.
+ Display Contrs: Hiển thị các ràng buộc hình học.
+ Grid: Thay đổi lưới trợ giúp khi dựng.
Grid on/off: Tắt/ hiện lưới
Type: Kiểu lưới (Decarters hay cực).
Origin: Chọn vị trí đặt gốc toạn độ.
Params: Thay đổi tham số lưới.
+ Num digits: Hiển thị số thập phân (mặc định là 2)
+ Accuracy: Thay đổi độ chính xác tương đối (mặc định là 0.0012)
+ Sec Infor: Xem thông tin tiết diện.

Chúc các bạn thành công!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên