Cafe' Race

khoadongluc
Bình luận: 1Lượt xem: 3,177

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Khởi nguồn của 1 cái tên:

Café racer không chỉ là tên của một loại xe, nó là phần hồn của dòng xe ấy. Cái tên này được dùng để chỉ luôn cả 1 lối chơi xe, với nhiều nét văn hóa, hành vi đặc trưng, và chỉ cả những tín đồ của nó.

Ban đầu, những chiếc xe này mang tên “caff racer”. Cả 2 từ caff racer và café racer đều bắt nguồn từ Anh quốc những năm 60, trong đời sống của những nhóm theo phương châm “phản văn hóa” (counter-culture), mang tên Rockers hay Ton Up Club. “Phản văn hóa”, với họ, đơn giản chỉ là đi ngược lại sự ngột ngạt của đời sống công nghiệp.

Họ là những thanh niên trẻ, cuồng nhiệt với những ngày đầu của Rock ‘n Roll. Phong cách sống gắn liền với kiểu chủ nghĩa “phản văn hóa” này thể hiện trên những chiếc xe tốc độ cao, dáng vẻ khác biệt cùng những quán café trên những con đường cao tốc mới xây vắng vẻ, điểm dừng chân thường xuyên của những tay ưa xê dịch này.

Những chuyến du ngoạn đường dài đó đòi hỏi những chiếc xe có tốc độ trên 160 km/h. Cái tên “Ton Up Club” bắt nguồn từ nhu cầu đó, với Ton là từ lóng để chỉ tốc độ 100 dặm/h (160 km/h). Và từ đây, một kiểu đua đường phố độc đáo ra đời. Với những chiếc xe có tốc độ cao, họ đua từ 1 quán café tới 1 điểm định trước, và quay lại trước khi một bài hát kết thúc trên máy hát. Cái tên café racer bắt nguồn từ đó.

Những chiếc xe:


Những chiếc café racer được tạo ra cho tốc độ và độ tin cậy, bám đường chứ không phải tiện nghi thoải mái. Phần thân vỏ và hệ thống điều khiển thường bắt chước những chiếc mô-tô Grand Prix thời đó. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi thấy những chiếc xe cũ kĩ này có những nguyên tắc cấu tạo chả khác gì những chiếc sportbike thời nay.

Chúng thường có bình xăng thon dài và chỗ ngồi nhỏ, lùi về phía sau. Một đặc trưng khác là tay lái thấp, hẹp để điều khiển chính xác hơn ở tốc độ cao cũng như cho phép tay đua núp gió bởi kính núp gió rộng không tồn tại trên những chiếc xe thời đó. Và tất nhiên, chỗ để chân và các cần điều khiển số, phanh sau cũng đặt lùi về phía sau. Nói đơn giản, chúng thực sự có vị trí như chiếc race replica Desmosedici RR ngày nay, nhưng hoàn toàn tạo ra từ bàn tay của những tay chơi mô tô.

Những chiếc café racer luôn toát ra vẻ thực dụng, trần trụi. Chúng hơn hẳn những chiếc xe thời đó về khía cạnh chinh phục mặt đường. Một trong những chiếc xe đặc trưng nhất của dòng xe này trong thời hoàng kim của nó là chiếc xe chế tạo thủ công như Triumph Bonneville hoặc dựa trên bộ khung Featherbed (đệm lông chim) của Norton. Rất nhiều người tự làm ra xe cho riêng mình bằng cách lắp động cơ của các hãng khác lên bộ khung được ưa chuộng này.

Một trong những cuộc đua khá nổi tiếng được “lịch sử đường phố” ghi lại với thời gian khoảng hơn 2 phút (1 bài hát) cho đoạn đường 3 dặm (khoảng 4.82 km). Với những chiếc xe của thập kỉ 60, 70, quả thực là 1 thách thức khá “xương” khi phải đạt vận tốc trung bình khoảng 135-144 km/h.

Trở thành 1 nét văn hóa riêng biệt, từ thập niên 50 tới cuối thập niên 70, cụm từ “café racer” dần được dùng để chỉ lối chơi mô-tô ưa chuộng xe phong cách cổ điển xuất xứ Anh, Đức, Ý, và đôi khi cả Nhật.

Chặng đường dài của một phong cách


Phong cách của Café Racer biến đổi theo thời gian trong suốt thời kì phồn thịnh của nó. Vào giữa thập niên 70, những chiếc xe Nhật đã hất cẳng được các hãng xe Anh khỏi thị trường, và kiểu dáng của những chiếc xe đua cũng đã khác đi. Những bình xăng tự chế, thường bằng nhôm không sơn của những năm 60 đã phát triển thành kiểu bình xăng hẹp, vuông vắn bằng sợi thủy tinh.

Những bộ khung vẫn gần như cũ, nhưng những khối động cơ 3 hoặc 4 xy-lanh từ Honda và Kawasaki đã dần trở nên hợp khẩu vị dân chơi Café Racer.

Một tiêu điểm khác của thời kì hoàng kim này là sự bùng nổ thú chơi Café Racer, đến mức một số nhà sản xuất thức thời còn bắt đầu chế tạo những chiếc Café Racer lắp rắp công nghiệp. Một điển hình là Harley-Davidson với chiếc XLCR ra đời năm 1978.

Trong khi những chiếc Café Racer đầu tiên được thay đổi gần như toàn bộ kết cấu cơ khí, những chiếc xe giữa thập niên 70 bắt đầu thể hiện 1 sự thoái trào về phong cách.

Giống như mọi trào lưu quá dị biệt hoặc cách tân, phong cách rock-café racer khi còn chưa phổ biến thì đầy rẫy ác cảm, khi lên tới cao trào thì bị chính bản thân cao trào pha loãng. Giống như cội nguồn rock mà nó lấy cảm hứng, phong cách Café Racer lúc này trở thành một thứ văn hóa đại chúng. Nếu có thể gọi cho nó 1 cái tên như pop-rock, hẳn những tín đồ cực tả của Café Racer không khỏi chua chát khi nhắc tới cụm từ “pop-café racer” được thể hiện trong những thứ-tương-tự-café racer được bày bán tràn lan.

Những chiếc xe sản xuất hàng loạt với vài thay đổi chắp vá bề ngoài nghiễm nhiên trở thành Café Racer. Cụm từ “kiểu dáng khác biệt” của những chiếc xe tự chế tạo, vốn nằm trong định nghĩa bản chất của Café Racer trong những ngày đầu không còn ý nghĩa khi hàng trăm ngàn chiếc xe giống hệt nhau đầy rẫy trên đường.

Nhiều hãng châu Âu như Aspes, Benelli, BMW, Bultaco v.v... đều có những phiên bản hoán cải Café Racer cho những mẫu tiêu chuẫn của mình. Với những động cơ sản xuất hàng loạt có tính năng dần nâng cao, sự cần thiết “độ” một cỗ máy nhanh hơn, mạnh hơn, cũng là 1 phần bản chất Café Racer, lại mất đi.

Triết lí và phong cách mai một bởi chính bàn tay những người theo đuổi, thú chơi này cũng mất dần sức mê hoặc của nó. Những người mua xe vì thời trang hay giải trí hẳn sẽ hiếm khi muốn chạy 3 dặm trong 2 phút để đổi lấy 1 vại bia tại một quán bình dị trên nhưng con đường bụi bặm.

Và khi ngôn ngữ Café Racer không còn ý nghĩa về mặt mục đích, kiểu thiết kế này chỉ đơn giản là gây bất tiện, quá thực dụng và kém nghệ thuật. Những người kế thừa nó không còn cảm thấy những sự hoán cải cơ khí này là cần thiết, khi công nghệ dần dần chứng tỏ được những tính năng vượt trội hơn bằng những cách khác. Và nó mất đi vị thế của một trào lưu, rút về với vai trò là một hốc tường bụi bặm trong bảo tàng lịch sử xe gắn máy và văn hóa Rock.

Café Racer ngày nay


Được dùng bởi những tay chơi xe máy như một từ tự miêu tả bản thân và phong cách, một từ đầy lịch sử và ẩn dụ như Café Racer nói lên được rất nhiều.

Những tay “café racer” mới này không phải tín đồ của Rockers, mà ăn mặc theo lối hiện đại và dễ vừa mắt hơn, với phong cách chỉ phảng phất hương vị Rockers. Thông thường, quần bò Levis, áo jackets, giày ống hoặc giày da cùng với mũ bảo hiểm kiểu hiện đại được coi là hiện diện của phong cách café racer thế hệ mới này.

Sau này, “street fighter”- dòng xe dữ dằn như những chiến binh đường phố vốn quen thuộc hơn với thế hệ những người chơi mô-tô trẻ hiện nay, đôi khi được dùng lẫn với “café racer”. Tuy vậy, về bản chất 2 dòng xe hoàn toàn khác biệt

Ngày nay, trào lưu này đang dần dần trở lại với những dư vị mà những người thuộc thế hệ baby-boomer (sinh ra trong khoảng sau thế chiến II tới những năm 60) còn lưu giữ về những ngưỡng mộ mà thuở bé họ dành cho những tay chơi Café Racer.

 

haui

Tài xế O-H
VỀ TÊN GỌI :

Ban đầu, những chiếc xe kiểu này mang tên “caff racer”. Cả 2 từ caff racer và café racer đều bắt nguồn từ Anh quốc những năm 60, trong đời sống của những nhóm theo phương châm “phản văn hóa” (counter-culture), mang tên Rockers hay Ton Up Club. “Phản văn hóa”, với họ, đơn giản chỉ là đi ngược lại sự ngột ngạt của đời sống công nghiệp.



Họ là những thanh niên trẻ, cuồng nhiệt với những ngày đầu của Rock ‘n Roll. Phong cách sống gắn liền với kiểu chủ nghĩa “phản văn hóa” này thể hiện trên những chiếc xe tốc độ cao, dáng vẻ khác biệt cùng những quán café trên những con đường cao tốc mới xây vắng vẻ, điểm dừng chân thường xuyên của những tay ưa dạt nhà này.





Những chuyến du ngoạn đường dài đó đòi hỏi những chiếc xe có tốc độ trên 160 km/h. Cái tên “Ton Up Club” bắt nguồn từ nhu cầu đó, với Ton là từ lóng để chỉ tốc độ 100 dặm/h (160 km/h). Và từ đây, một kiểu đua đường phố độc đáo ra đời. Với những chiếc xe có tốc độ cao, họ đua từ 1 quán café tới 1 điểm định trước, và quay lại trước khi một bài hát kết thúc trên máy hát. Cái tên café racer bắt nguồn từ đó.



Những chiếc xe:

Những chiếc café racer được tạo ra cho tốc độ và độ tin cậy, bám đường chứ không phải tiện nghi thoải mái. Phần thân vỏ và hệ thống điều khiển thường bắt chước những chiếc mô-tô Grand Prix thời đó. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi thấy những chiếc xe cũ kĩ này có những nguyên tắc cấu tạo chả khác gì những chiếc sportbike thời nay.



Chúng thường có bình xăng thon dài và chỗ ngồi nhỏ, lùi về phía sau.
Một đặc trưng khác là tay lái thấp, hẹp để điều khiển chính xác hơn ở tốc độ cao cũng như cho phép tay đua núp gió bởi kính núp gió rộng không tồn tại trên những chiếc xe thời đó.



Và tất nhiên, chỗ để chân và các cần điều khiển số, phanh sau cũng đặt lùi về phía sau. Nói đơn giản, chúng thực sự có vị trí như chiếc race replica Desmosedici RR ngày nay, nhưng hoàn toàn tạo ra từ bàn tay của những tay chơi mô tô.

Những chiếc café racer luôn toát ra vẻ thực dụng, trần trụi. Chúng hơn hẳn những chiếc xe thời đó về khía cạnh chinh phục mặt đường. Một trong những chiếc xe đặc trưng nhất của dòng xe này trong thời hoàng kim của nó là chiếc xe chế tạo thủ công như Triumph Bonneville hoặc dựa trên bộ khung Featherbed (đệm lông chim) của Norton. Rất nhiều người tự làm ra xe cho riêng mình bằng cách lắp động cơ của các hãng khác lên bộ khung được ưa chuộng này.



Một trong những cuộc đua khá nổi tiếng được “lịch sử đường phố” ghi lại với thời gian khoảng hơn 2 phút (1 bài hát) cho đoạn đường 3 dặm (khoảng 4.82 km). Với những chiếc xe của thập kỉ 60, 70, quả thực là 1 thách thức khá “xương” khi phải đạt vận tốc trung bình khoảng 135-144 km/h.

Phong cách của Café Racer biến đổi theo thời gian trong suốt thời kì phồn thịnh của nó. Vào giữa thập niên 70, những chiếc xe Nhật đã hất cẳng được các hãng xe Anh khỏi thị trường, và kiểu dáng của những chiếc xe đua cũng đã khác đi. Những bình xăng tự chế, thường bằng nhôm không sơn của những năm 60 đã phát triển thành kiểu bình xăng hẹp, vuông vắn bằng sợi thủy tinh.






Những bộ khung vẫn gần như cũ, nhưng những khối động cơ 3 hoặc 4 xy-lanh từ Honda và Kawasaki đã dần trở nên hợp khẩu vị dân chơi Café Racer.

Một tiêu điểm khác của thời kì hoàng kim này là sự bùng nổ thú chơi Café Racer, đến mức một số nhà sản xuất thức thời còn bắt đầu chế tạo những chiếc Café Racer lắp rắp công nghiệp. Một điển hình là Harley-Davidson với chiếc XLCR ra đời năm 1978.



Thoái trào

Trong khi những chiếc Café Racer đầu tiên được thay đổi gần như toàn bộ kết cấu cơ khí, những chiếc xe giữa thập niên 70 bắt đầu thể hiện 1 sự thoái trào về phong cách.

Giống như mọi trào lưu quá dị biệt hoặc cách tân, phong cách rock-café racer khi còn chưa phổ biến thì đầy rẫy ác cảm, khi lên tới cao trào thì bị chính bản thân cao trào pha loãng. Giống như cội nguồn rock mà nó lấy cảm hứng, phong cách Café Racer lúc này trở thành một thứ văn hóa đại chúng. Nếu có thể gọi cho nó 1 cái tên như pop-rock, hẳn những tín đồ cực tả của Café Racer không khỏi chua chát khi nhắc tới cụm từ “pop-café racer” được thể hiện trong những thứ-tương-tự-café racer được bày bán tràn lan.


Những chiếc xe sản xuất hàng loạt với vài thay đổi chắp vá bề ngoài nghiễm nhiên trở thành Café Racer. Cụm từ “kiểu dáng khác biệt” của những chiếc xe tự chế tạo, vốn nằm trong định nghĩa bản chất của Café Racer trong những ngày đầu không còn ý nghĩa khi hàng trăm ngàn chiếc xe giống hệt nhau đầy rẫy trên đường.

Nhiều hãng châu Âu như Aspes, Benelli, BMW, Bultaco v.v… đều có những phiên bản hoán cải Café Racer cho những mẫu tiêu chuẫn của mình. Với những động cơ sản xuất hàng loạt có tính năng dần nâng cao, sự cần thiết “độ” một cỗ máy nhanh hơn, mạnh hơn, cũng là 1 phần bản chất Café Racer, lại mất đi.







Triết lí và phong cách mai một bởi chính bàn tay những người theo đuổi, thú chơi này cũng mất dần sức mê hoặc của nó. Những người mua xe vì thời trang hay giải trí hẳn sẽ hiếm khi muốn chạy 3 dặm trong 2 phút để đổi lấy 1 vại bia tại một quán bình dị trên nhưng con đường bụi bặm.

Và khi ngôn ngữ Café Racer không còn ý nghĩa về mặt mục đích, kiểu thiết kế này chỉ đơn giản là gây bất tiện, quá thực dụng và kém nghệ thuật. Những người kế thừa nó không còn cảm thấy những sự hoán cải cơ khí này là cần thiết, khi công nghệ dần dần chứng tỏ được những tính năng vượt trội hơn bằng những cách khác. Và nó mất đi vị thế của một trào lưu, rút về với vai trò là một hốc tường bụi bặm trong bảo tàng lịch sử xe gắn máy và văn hóa Rock.
Café Racer ngày nay
Được dùng bởi những tay chơi xe máy như một từ tự miêu tả bản thân và phong cách, một từ đầy lịch sử và ẩn dụ như Café Racer nói lên được rất nhiều.

Những tay “café racer” mới này không phải tín đồ của Rockers, mà ăn mặc theo lối hiện đại và dễ vừa mắt hơn, với phong cách chỉ phảng phất hương vị Rockers. Thông thường, quần bò Levis, áo jackets, giày ống hoặc giày da cùng với mũ bảo hiểm kiểu hiện đại được coi là hiện diện của phong cách café racer thế hệ mới này.

Ngày nay , những hãng xe lớn vẫn có 1 vài mẫu để hoài niệm về C-F








(Bài viết trên có vay mượn từ AUTOPRO)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên