Chiều dài má phanh trong cơ cấu phanh trống?

N
Bình luận: 8Lượt xem: 3,113

egine

Tài xế O-H
má phanh phía trước dài là để bề mặt tiếp xúc giữa má phanh và trống phanh rộng hơn, do đó tăng lực phanh :D
 

phikien305electric

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi chút nhé.có phải dong xe huyndai 1t,hay 1.25t má phanh có má dài má ngắn phải không ạ? e mới đi làm nên chưa biết rõ lắm, làm như thế có tác dụng gì các bác nhỉ

việc này liên quan đến tính năng cường hóa của má phánh
lâu lâu rùi cũng quên
cụ nào biết xin mau mau vào chỉ giáo cho cụ ấy
 

bomphunong_91

Tài xế O-H
phần này bác có thể tham khảo lại mấy cái tính toán cơ cấu phanh nhé.khi thiết kế thì má phanh trước cần dài hơn để sinh ra momen phanh lớn hơn.đảm bảo cho quá trình phanh được tối ưu.phần này em nhớ không rõ
 

sirduyduc

Tài xế O-H
ở loại phanh không trợ động, việc kích hoạt hay khử kích hoạt guốc bị dẫn sẽ kéo hoặc đẩy guốc phanh ra theo chiều quay.loại này sử dụng chốt định vị, trong khi tác động lực ma sát sẽ có xu hướng xoay guốc thắng xung quanh chốt định vị của nó.vì thế cần thiết kế guốc dẫn dài hơn guốc bị dẫn
ở loại có trợ động, chiều dài guốc thứ cấp dài hơn guốc sơ cấp.khi phanh , chiều quay tang trống sẽ kích hoạt guốc sơ cấp quay cùng trống phanh, tác động vào guốc thứ cấp, 2/3 lực phanh do guốc thứ cấp tạo ra và 2/3 lực tác động vào guốc thứ cấp do trợ động tạo ra.do làm việc nhiều, guốc thứ cấp mòn nhanh hơn guốc sơ cấp=>thiết kế guốc sơ cấp dài hơn
tóm lại dù là loại trợ động hay không trợ động, cần chú ý đến nguyên lý kích hoạt và bố trí lực phanh của các guốc, guốc nào làm việc nhiều sẽ nhanh mòn hơn và cần thiết kế dài hơn để đảm bảo mòn đều 2 guốc.
 

hikari159

Tài xế O-H
Đương nhiên là má phanh sẽ khác nhau, vì trong mỗi xe được thiết kế khác nhau. Việc này phụ thuộc vào các nhà thiết kế đã thiết kế ra cái này. Nhưng thiết kế như vậy sẽ giúp guốc phanh có thể điều chỉnh dễ dàng hơn. Theo mình la 2nghi4 vậy, còn có bạn nào trả lời hay hay khác xin cho mình thêm chút ý kiến.
 

secretmta

Tài xế O-H
Thật ra để trả lời vấn đề này trước hết bạn nên biết kết cấu các loại phanh guốc phổ biến. Thông thường có 4 kiểu phanh guốc như sau:
1-Phanh guốc có chốt tựa cùng phía dịch chuyển của guốc phanh bằng nhau (loại này có cơ cấu gioãng 2 guốc phanh là cam doãng, có thể là cam acsimet hoặc thân khai tùy biên dạng cam doãng)
2-Phanh guốc có chốt tựa cùng phía lực đẩy lên các guốc phanh bằng nhau (loại này có cơ cấu gioãng 2 guốc phanh là xilanh lực)
3-Phanh guốc có chốt tựa khác phía lực đẩy bằng nhau: Đã nói đến chốt tựa khác phía thì cơ cấu doãng 2 guốc phanh phải là xilanh lực, sẽ có 2 xilanh lực nhỏ để doãng 2 guốc phanh.
4-Phanh guốc tự cường hóa, loại này thì 2 guốc phanh có chốt tựa chung.

Như vậy với mỗi loại sẽ có ưu nhược khác nhau, mô men và lực tác dụng lên các má phanh có chiều khác nhau dẫn tới độ mòn của các má phanh trước và sau của cùng 1 cơ cấu phanh sẽ khác nhau, thường thì má trước mòn nhiều hơn và được làm dài hơn.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên