Có bộ ngắt accu khi sạc đầy không ?

P
Bình luận: 78Lượt xem: 7,895

bao7329

Tài xế O-H
bác thử sạc bình nước theo kiểu vậy xem nó có sôi ko, hồi nhỏ bố e mua cái máy biến áp quấn tay về sạc để kích cá nên e cũng biết chút ít ạ
. Tất nhiên tôi vẫn đã và đang sử dụng biếp áp để nạp ắc quy nước nên mới dám nói như vậy. Biến áp quấn thì không có thể nói nó là chuẩn dc
 

bao7329

Tài xế O-H
Để nhận biết acquy còn bao nhiêu % dung lượng người ta cũng đo điện áp chứ không đo bằng AMP đâu thưa cụ . sạc mà để bình sôi nước là tuổi thọ của nó cũng giảm đi dáng kể rồi đấy
 

phutran120

Tài xế O-H
. Tất nhiên tôi vẫn đã và đang sử dụng biếp áp để nạp ắc quy nước nên mới dám nói như vậy. Biến áp quấn thì không có thể nói nó là chuẩn dc
ý bác nói là nó ko chuẩn ạ, nó vẫn trong điện áp cho phép ạ. e hỏi là dòng cao nạp có ảnh hưởng đến accu ko ạ, bác toàn nói cái gì ấy, e ko hiểu lắm
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
cụ xem giúp em hình ảnh này


trong ảnh thì E: là sức điện động của máy phát
trên đây là ảnh em chụp từ tài liệu photo của thầy giáo cho lúc còn đi học, ảnh hơi mờ các cụ cố gắng đọc cho em, theo tài liệu này thì máy phát xoay chiều có khả năng tự hạn chế dòng điện cưc đại phát ra dựa vào việc tính toán số vòng dây,đường kính dây của stato của máy phát.
em nghĩ rằng :1) các máy phát xoay chiều hiện nay đều được thiết kế để có khả năng tư hạn chế dòng điện cực đại,
2)dòng điện máy phát phát ra sẽ cung cấp cho các thiết bị trên xe( dòng đi qua các phụ tải phụ thuộc vào điện áp đặt vào phụ tải,và điện trở của phụ tải đó,cái này em đã giải thích từ lần góp ý trước). còn dư thừa bao nhiêu sẽ nạp vào ắc qui( vì ắc qui có thể nạp với các dòng điện khác nhau)

View attachment 34025

View attachment 34026
- Đúng vậy, nói có sách, chuẩn. Và trong sách có nói rõ rằng máy phát điện có khả năng hạn chế dòng cực đại, chứ không nói đến khả năng điều khiển dòng điện phát ra tải. Cái này tôi nói đúng đấy chứ. Bác không nên nhầm lẫn hạn chế tối đa với điều khiển
- Khi ở trạng thái nạp, bình điện đóng vai trò là tải, bình đẳng với các tải khác, nên không có chuyện dòng thừa thì nạp cho bình điện. Dòng nạp cho bình điện phụ thuộc điện áp lưới điện và nội trở bình điện theo định luật Ôm
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thêm một câu cho tăng độ sướng để các bác chém cho nó vỡ thớt: khi nạp điện cho bình điện, nếu thấy dung dịch điện phân "sôi" lên thì điều đó có nghĩa là gì?
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Bác nói đúng, nhưng giống mấy ông tư vấn quá. Cần cụ thể hơn nữa, liên quan đến tình trạng của bình điện cơ, chư không chơi chém vòng ngoài thế
ít ai dám chọt cụ bánh xe như em. Nói ra cho các anh em khác tỏ tường luôn. Cụ cứ úp úp mở mở như mấy tay thợ cả mặt thịt ở mấy gara thấy mà chán.
Nói đến tình trạng sôi nước phải nói đên tình trạng quá nạp. Khi nạp với dòng cao, điện áp cao phản ứng hóa học xãy ra mãnh liệt gây nên tình trạng sôi trào nước. Khi bình đã no, điện vẫn nạp thì có phản ứng xãy ra nhưng các bản cực đã được bảo hòa không nạp thêm được nữa thì dung môi acid sẽ nóng bay hơi. Cụ Bánh xe chém luôn cho vỡ thớt.
 

thangoto123

Tài xế O-H
- Đúng vậy, nói có sách, chuẩn. Và trong sách có nói rõ rằng máy phát điện có khả năng hạn chế dòng cực đại, chứ không nói đến khả năng điều khiển dòng điện phát ra tải. Cái này tôi nói đúng đấy chứ. Bác không nên nhầm lẫn hạn chế tối đa với điều khiển
- Khi ở trạng thái nạp, bình điện đóng vai trò là tải, bình đẳng với các tải khác, nên không có chuyện dòng thừa thì nạp cho bình điện. Dòng nạp cho bình điện phụ thuộc điện áp lưới điện và nội trở bình điện theo định luật Ôm
cụ ơi ở phần gạch đầu dòng thư 2 của cụ thì em nghĩ rằng ý cụ nói với ý của em la giống nhau thôi. cụ nói "...ở trạng thái nạp...", khi ác qui đang đươc nạp thì theo em lúc đó máy phát đã cung cấp đủ dòng điện cho các phụ tải khác trên xe rồi thì mới nạp tiếp cho ác qui chứ ạ.
 

hanhthuy1990

Tài xế O-H
ít ai dám chọt cụ bánh xe như em. Nói ra cho các anh em khác tỏ tường luôn. Cụ cứ úp úp mở mở như mấy tay thợ cả mặt thịt ở mấy gara thấy mà chán.
Nói đến tình trạng sôi nước phải nói đên tình trạng quá nạp. Khi nạp với dòng cao, điện áp cao phản ứng hóa học xãy ra mãnh liệt gây nên tình trạng sôi trào nước. Khi bình đã no, điện vẫn nạp thì có phản ứng xãy ra nhưng các bản cực đã được bảo hòa không nạp thêm được nữa thì dung môi acid sẽ nóng bay hơi. Cụ Bánh xe chém luôn cho vỡ thớt.
Chọt di chọt đi. chọt cho cụ ấy hết úp mở luôn :p. nhưng cái như bác nói quá nạp thì máy phát cũng hư tiết chế rồi nhỉ?
 

thangoto123

Tài xế O-H
Thêm một câu cho tăng độ sướng để các bác chém cho nó vỡ thớt: khi nạp điện cho bình điện, nếu thấy dung dịch điện phân "sôi" lên thì điều đó có nghĩa là gì?
theo em điều đó có nghĩa là:
hiệu điện thế giữa các cực của ắc qui đơn( 1 ngăn của ắc qui) tăng tới giá trị 2,4 v nếu tiếp tục nạp giá trị này nhanh chóng tăng tới 2,7 v và giữ nguyên, thời gian này gọi là thời gian nạp no, nó có tác dụng cho phần các chất tác dụng ở sâu trong lòng các bản cực được biến đổi hoàn toàn nhờ đó sẽ làm tăng thêm dung lượng phóng điện của ắc qui.
 

phutran120

Tài xế O-H
cụ ơi ở phần gạch đầu dòng thư 2 của cụ thì em nghĩ rằng ý cụ nói với ý của em la giống nhau thôi. cụ nói "...ở trạng thái nạp...", khi ác qui đang đươc nạp thì theo em lúc đó máy phát đã cung cấp đủ dòng điện cho các phụ tải khác trên xe rồi thì mới nạp tiếp cho ác qui chứ ạ.
accu chưa đầy thì vẫn tính là tải bác ạ, khi máy phát ko gánh đc bọn còn lại thì accu sẽ thành nguồn thôi ạ
 

anhnongdan

Tài xế O-H
xin có vài lời mấy bác chém nhẹ tay:
khi tăng tải, động cơ làm việc nhiều hơn, dòng cao hơn, tốn nhiên liệu hơn, khi ít tải dòng nhỏ đi. đây có được coi là cơ chế điều chỉnh dòng điện không ? P=U*I : U không đổi P giảm i giảm và ngược lại. thấy trên máy d28 kéo dinamo mỗi lần bật máy lạnh hay hệ thống nặng điện là ăn dầu nhiều hơn, điện vẫn 220. về phần ắc quy khi đầy bình thì chắc máy phát cũng phát dòng nhỏ hơn
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
xin có vài lời mấy bác chém nhẹ tay:
khi tăng tải, động cơ làm việc nhiều hơn, dòng cao hơn, tốn nhiên liệu hơn, khi ít tải dòng nhỏ đi. đây có được coi là cơ chế điều chỉnh dòng điện không ? P=U*I : U không đổi P giảm i giảm và ngược lại. thấy trên máy d28 kéo dinamo mỗi lần bật máy lạnh hay hệ thống nặng điện là ăn dầu nhiều hơn, điện vẫn 220. về phần ắc quy khi đầy bình thì chắc máy phát cũng phát dòng nhỏ hơn
Nhờ bác nói rõ mấy điều trong bài của bác:
- Sao động cơ tăng tải thì dòng lại cao hơn? Ít tải thì dòng nhỏ hơn? Như vậy, xe chở nặng thì tốn điện hơn à?
 

anhnongdan

Tài xế O-H
không phải tải trọng xe mà tải trong bài em nói là tải tiêu thụ điện bác. em mới vào nên còn non kém bác chỉ bảo thêm.
 

anhnongdan

Tài xế O-H
không phải tải trọng xe mà tải trong bài em nói là tải tiêu thụ điện bác. em mới vào nên còn non kém bác chỉ bảo thêm.
xin có vài lời mấy bác chém nhẹ tay:
khi tăng tải, động cơ làm việc nhiều hơn, dòng cao hơn, tốn nhiên liệu hơn, khi ít tải dòng nhỏ đi. đây có được coi là cơ chế điều chỉnh dòng điện không ? P=U*I : U không đổi P giảm i giảm và ngược lại. thấy trên máy d28 kéo dinamo mỗi lần bật máy lạnh hay hệ thống nặng điện là ăn dầu nhiều hơn, điện vẫn 220. về phần ắc quy khi đầy bình thì chắc máy phát cũng phát dòng nhỏ hơn
em lấy ví dụ của máy dầu chỉ chạy cho máy phát điện thôi nên mới dùng chữ tải ở đây để nói về mức tiêu thụ điện.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên