Công dụng của rờ le ?

lieukhai
Bình luận: 38Lượt xem: 7,263

lieukhai

Tài xế O-H
Như thế này các bác ạ:
- Bấm còi xe trên vô lăng thì thấy điện xuống còi yếu. Vào trong xe cắt bỏ cái rờ le còi, và mang xuống đấu lại chỗ gần còi. Thì còi kêu to hơn. Có phải đường dây điện xa quá nên rờ le không đủ mạnh, ta di chuyển rờ le lại gần còi thì điện truyền cho còi sẽ mạnh hơn ? Phải chăng rờ le có công dụng tích điện mạnh cho những dây dẫn dài? Nếu mắc nhiều rờ le trên cùng 1 dây dẫn thì sẽ mạnh thêm ?
- Rờ le còn có công dụng khác không các bác ? Em muốn biết đầy đủ cái công dụng của rờ le các bác ạ.
 

Bachbanhbeo

Tài xế O-H
Không có mắc nhiều rơle mà dòng lại manh hơn đâu nha bác,bác cấp điện cho rơle rồi đo 2 chân tiếp điểm xem điện trở có lớn không,lớn thì thai mới bác à.cũng không có chuyện dây dẫn dày hay ngắn đâu
 

ngocanh_102

Tài xế O-H
Rơ le có công dụng bảo vệ công tắc. Giả sử có 2 mạch điện:
* 1 mạch điện có công tắc và còi công suất lớn, ấn công tắc thì còi kêu
* 1 mạch điện có công tắc, rơ le và còi công suất lớn, ấn công tắc thì rơ le nhảy làm còi kêu
Trong 2 trường hợp trên thì công tắc trong trường hợp 2 sẽ bền hơn, rất khó hư tiếp điểm đồng trong công tắc. Bới vì ở trường hợp 1, dòng điện đi qua công tắc là lớn vì công tắc điều khiển trực tiếp còi, mà còi tiêu thụ dòng điện lớn nên mau hỏng tiếp điểm đồng của công tắc. Làm còi không kêu hoặc kêu yếu do thiếu dòng.
Còn trường hợp 2 thì công tắc sẽ cấp điện cho cuộn dây rơ le, mà cuộn dây rơ le được quấn bằng dây đồng rất nhỏ, cỡ sợi tóc thôi, nên dòng điện qua nó rất nhỏ => dòng điện qua công tắc nhỏ nên công tắc khó hỏng, mà chỉ hỏng rơ le thôi. (cụ thể là hỏng tiếp điểm bên trong)
Trên xe, ổ khóa cấp điện cho rất nhiều phụ tải, nếu mạch điện của phụ tải không dùng rơ le thì dòng điện qua ổ khóa rất lớn làm hỏng ổ khóa. Nếu ổ khóa hỏng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều hệ thống (cả xe không làm việc), còn nếu rơ le hỏng tiếp điểm thì chỉ riêng mạch điện đó không hoạt động. Vì vậy, tuy sẽ hỏng nhưng nhà sản xuất chấp nhận hỏng rơ le chứ không hỏng công tắc.
Cho nên vì sao đấu rơ le thì còi kêu mạnh hơn thì cụ hiểu rồi chứ :D
 

nguyenquangdieu95

Tài xế O-H
ko có chuyện đó đâu bác. bác đo điện 2 chân mạch tiếp điểm của relay nếu thấy yếu thì bác thay cái relay khác, do tiếp tiểm của relay lâu ngày bị mòn nên tiếp xúc không tốt dẫn đến truyền điện kém thôi bác ạ !
 

manhdung1982

Tài xế O-H
Rơ le có tác dụng bảo vệ tiếp điểm ở núm còi khỏi bị cháy rỗ.chứ không tích điện cho khỏe thêm.dây dẫn xa gần ít ảnh hưởng,chỉ khi lõi dây của bạn quá nhỏ thì còi kêu k đc to.ở trường hợp của bạn theo mình thì điện + cấp vào chân 30 của rơ le yếu do các chỗ tiếp xúc ở các chỗ đầu nối bị ô xi hóa,nên làm cho dòng yếu.khi bạn đấu gần còi bạn chạy đường dây điện khác thì dòng khỏe còi kêu to.xe của bạn là xe gì vậy.
 

quytruong1990

Tài xế O-H
Ngày xưa đi học thầy có dạy là relay có tác dụng là dùng dòng điện nhỏ điều khiển dòng điện lớn.ở đây là dùng công tắc mass volang điều khiển relay cấp+ cho còi.trường hợp này kiểm tra đường dây,tiếp điểm chứ chưa nghe xa gần mà còi kêu to hay không nhé .
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Như thế này các bác ạ:
- Bấm còi xe trên vô lăng thì thấy điện xuống còi yếu. Vào trong xe cắt bỏ cái rờ le còi, và mang xuống đấu lại chỗ gần còi. Thì còi kêu to hơn. Có phải đường dây điện xa quá nên rờ le không đủ mạnh, ta di chuyển rờ le lại gần còi thì điện truyền cho còi sẽ mạnh hơn ? Phải chăng rờ le có công dụng tích điện mạnh cho những dây dẫn dài? Nếu mắc nhiều rờ le trên cùng 1 dây dẫn thì sẽ mạnh thêm ?
- Rờ le còn có công dụng khác không các bác ? Em muốn biết đầy đủ cái công dụng của rờ le các bác ạ.
Việc của rơle là đóng và cắt 1 cách gián tiếp, thế thôi
 

tuancoi1501

Tài xế O-H
Không có mắc nhiều rơle mà dòng lại manh hơn đâu nha bác,bác cấp điện cho rơle rồi đo 2 chân tiếp điểm xem điện trở có lớn không,lớn thì thai mới bác à.cũng không có chuyện dây dẫn dày hay ngắn đâu
đo 2 chân tiếp điểm như bác nói là 2 chân lệnh hay là 2 chân nguồn vào và nguồn ra.mong bác chỉ giáo. 2 chân này điện trở lớn nói nên điều j ah
 

tuancoi1501

Tài xế O-H
ko có chuyện đó đâu bác. bác đo điện 2 chân mạch tiếp điểm của relay nếu thấy yếu thì bác thay cái relay khác, do tiếp tiểm của relay lâu ngày bị mòn nên tiếp xúc không tốt dẫn đến truyền điện kém thôi bác ạ !
2 chân mạch tiếp điểm của rơ le là 2 chân nào ah.mong bác nói thêm cho a e hiểu ah
 

tuancoi1501

Tài xế O-H
CÁI RƠ LE CÓ 4 CHÂN THÌ 2 CHÂN VÀO CUỘN KHÔNG TÍNH THÌ HAI CHÂN CÒN LẠI LÀ 1 CHÂN NGUỒN VÀ 1 CHÂN RA CÒI MỚI CÓ TIẾP ĐIỂM CHỨ.TIẾP ĐIỂM NÀY ĐIỆN TRỞ CAO CÓ NGĨA LÀ TIẾP ĐIỂM TIẾP XÚC- KHÔNG TỐT....CÓ 10 PHẦN ĐIỆN ĐI QUA MÀ TIẾP ĐIỂM CHO QUA CÓ 5 PHẦN THÌ CÒI NÓ KÊU NHỎ THÔI MÀ
e vẫn chưa hiểu nhỉ.khi rơ le chưa hít thì tiếp điểm đâu có chạm vào nhau thì lấy đâu ra trở mà to. em vẫn chưa rõ lắm bác ah
 

denvolo

Tài xế O-H
2 chân mạch tiếp điểm của rơ le là 2 chân nào ah.mong bác nói thêm cho a e hiểu ah
thông thường chân rơ le đc ký hiệu bằng số.2 chân cuộn hít ký hiệu là 85 và 86.còn 2 chân tiếp điểm ký hiệu là 30 và 87.trên rơ le 5 chân có thêm chân 87a là chân tiếp điểm thường đóng với chân 30.khi cấp nguồn vào chân 85-86 cuộn hít hoạt động sẽ đóng chân 30 thông với 87 và tách ra khỏi chân 87a.còn nhiều loại rơ le lắm nhưng thường thì có ký hiệu các chân trên mặt rơ le luôn đó bác.
 

bathinh

Tài xế O-H
ngoài công dụng giảm tải cho công tắc hay khóa điện.em xin thêm công dụng của nó nữa nhé. rơ le còn dùng để đảo nguồn và dùng trong các mạch tự nuôi, vd như trong công tắc đèn xuống xe bus.
 

lieukhai

Tài xế O-H
- Thực tế là em di chuyển rờ le bằng cách cắt rờ le ở hộp cầu chì về nối vào ở gần còi, không thay dây to hay nhỏ gì cả. Cuối cùng còi kêu to.
- Máy đề yếu, nối thêm một rờ le vào dây 50, đặt rờ le gần máy đề, thì đề mạnh,
 

minhtupxcd

Tài xế O-H
upload_2015-11-25_21-11-42.png

loại relay này.công dụng là dùng dòng điện nhỏ để đóng cắt dòng điện lớn THẾ THÔI
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên