Cuộn hút, cuộn giữ solenoi tắt máy

M
Bình luận: 17Lượt xem: 4,994

mxdcongtrinh

Tài xế O-H
Các bác tư vấn hộ em xem nguyên lý tắt máy của một con máy theo sơ đồ này. E đọc mà không hiểu. Tại sao lại phải có cuộn hút và cuộn giữ cho chế tạo phức tạp chứ. Đương điện đi như thế nào nữa?
Thank

 

lephu

Tài xế O-H
e nghĩ Cuộn hút, cuộn giữ solenoi chỉ trong cái máy khởi động chứ nhỉ,
bác cho em cái sơ đồ rõ hơn đi
 

news_tech

Tài xế O-H
Không phải như bác nghĩ đâu!
Chẳng hạn như thế này nhé! Con em nào nó tắt máy dùng con solenoid là nó để điều khiển một cơ cấu chấp hành nào đó để tắt chứ nó không tham gia trực tiếp vào tắt máy đâu bác!
 
Các bác tư vấn hộ em xem nguyên lý tắt máy của một con máy theo sơ đồ này. E đọc mà không hiểu. Tại sao lại phải có cuộn hút và cuộn giữ cho chế tạo phức tạp chứ. Đương điện đi như thế nào nữa?
Thank

Nguyên tắc làm việc của Rơ le tắt máy này cũng tương tự như rơ le đề: Có 2 cuộn dây, công suất khác nhau. Cuộn dây có công suất lớn thường quen gọi là cuộn hút, cuộn dây có công suất nhỏ gọi là cuộn giữ.

Lý do: Do việc phân bố từ trường của hai cuộn dây. Ban đầu lõi sắt của Rơ le nằm phía ngoài khu vực từ trường yếu nên cần cả hai cuộn dây làm việc mới thắng được lực lò xo. Khi lõi sắt đã nằm ở phía trong, chỉ cần từ trường của một cuộn giữ cũng đủ để thắng lực lò xo.

Điểm khác biệt của rơ le tắt máy này với rơ le đề:
- Rơ le đề tự ngắt bằng tiếp điểm của rơ le. Khi lõi sắt nằm trong, tiếp điểm đề được đóng lại nên ở hai đầu của cuộn hút đều có điện +, cuộn hút không làm việc.
- Rơ le tắt máy như hình bạn gửi lên: ngắt chế độ làm việc của cuộn hút thông qua rơ le thời gian 7 và rơ le trung gian 5.

Khi tắt ổ khoá điện, không còn lực hút, lò xo sẽ tự đẩy cần đóng mở cửa dầu về vị trí tắt máy.

Các loại solenoid chỉ có 1 cuộn dây dùng trong trường hợp cần nén lò xo có độ cứng bé.

Còn đường điện, nó sẽ đi như ...mạch điện. Xem các tiếp điểm của rơ le thời gian và rơ le trung gian, bạn sẽ tự hiểu.
 

bomphunong_91

Tài xế O-H
Các bác tư vấn hộ em xem nguyên lý tắt máy của một con máy theo sơ đồ này. E đọc mà không hiểu. Tại sao lại phải có cuộn hút và cuộn giữ cho chế tạo phức tạp chứ. Đương điện đi như thế nào nữa?
Thank

bác ơi.lần sau bác chụp ảnh xong quay nó đi hãy úp bác nhé.em vẹo cổ rồi.vả lại hình này nhìn k rõ quá
 

mxdcongtrinh

Tài xế O-H
Cảm ơn các bác nhiều, tại em phải quay đi thì chụp màn hình mới đủ view.
Gửi lại link các bác xem rõ hơn nhé :

Bác Thanh thuy giải thích thật chí lý và dễ hiểu.
Em hỏi thêm các bác có phải khi vặn chìa khóa thì rơ le 7 bắt đầu tính thời gian, giả sử sau thời gian cài đặt là 3sec chẳng hạn thì tiếp điểm 4 nối 1, còn 2 nối 3 về đất đúng không? vì em thấy rơ le 7 không thể hiện 2 có nối 3 không?
 
Em hỏi thêm các bác có phải khi vặn chìa khóa thì rơ le 7 bắt đầu tính thời gian, giả sử sau thời gian cài đặt là 3sec chẳng hạn thì tiếp điểm 4 nối 1, còn 2 nối 3 về đất đúng không? vì em thấy rơ le 7 không thể hiện 2 có nối 3 không?

Khi bật chìa khoá về nấc ON, rơ le thời gian (timer) bắt đầu tính thời gian. Còn cài đặt bao nhiêu giây thì người thiết kế sẽ lựa chọn loại rơ le nào cho phù hợp (loại này đã đặt sẵn, không điều chỉnh được).

Có thể mình nói nhầm một tý nên bạn hiểu sai các điểm 1, 2, 3, 4 rồi. Đây là các điểm đấu nối dây của bộ timer này thôi. Trên sơ đồ mạch này người ta không vẽ chi tiết bộ mạch của timer. Nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một con transistor, còn nguyên lý hoạt động của nó như thế nào thì cần đọc thêm tài liệu về điện tử nhé!
 

mrdp

Tài xế O-H
Em thấy solenoi tắt máy máy công trình hay sử dụng loại này cuộn hút được quấn dây có thiết diện lớn hơn cuộn rữ có thiết diện nhỏ hơn số vòng nhiều hơn cuộn này thường dùng thường trực dùng để rữ nõi sắt khi khởi động cuộn hút hút nõi xắt mở đầu cho bơm cao áp khi nhả khở động đã có cuộn rữ rữ nguyên vị chí để động cơ làm việc cho đến khi tắt chìa khóa với thôi.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Em thấy có con điốt số 8 trong sơ đồ không biết có tác dụng gì? hình như nó để bảo vệ mạch khi tắt nguồn đúng không các bác?
công dụng của đi-ốt như thế nào hẳn cụ phải rõ chứ ạ.
e không rành về món điện lắm, nhưng e suy luận thế này, khi tắt máy, sẽ có điện áp rơi sinh ra, con đi-ốt bố trí để ngăn điện áp rơi chạy theo chiều ngược lại, chính xác là có tác dụng bảo vệ mạch.
cụ đọc kỹ tài liệu của nó mà ngâm cứu dần dần, cụ hỏi khi chưa chịu tìm tòi như thế "mụ" Thủy phát cáu cũng đúng thui
 

Check

Tài xế O-H
Khi bật chìa khoá về nấc ON, rơ le thời gian (timer) bắt đầu tính thời gian. Còn cài đặt bao nhiêu giây thì người thiết kế sẽ lựa chọn loại rơ le nào cho phù hợp (loại này đã đặt sẵn, không điều chỉnh được).

Có thể mình nói nhầm một tý nên bạn hiểu sai các điểm 1, 2, 3, 4 rồi. Đây là các điểm đấu nối dây của bộ timer này thôi. Trên sơ đồ mạch này người ta không vẽ chi tiết bộ mạch của timer. Nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một con transistor, còn nguyên lý hoạt động của nó như thế nào thì cần đọc thêm tài liệu về điện tử nhé!

Cụ chém chuẩn rồi, em bổ sung thêm tí. Theo sơ đồ, khi bật khóa điện sang ON, mạch cấp điện cho cuộn giữ và mạch định thời, mạch định thời làm việc đóng rơ le trung gian cấp điện cho cuộn hút. Như vậy lúc này cả cuộn hút và cuộn giữ đều có điện. sau một khoảng thời gian nhất định, mạch định thời ngắt rơ le trung gian, ngừng cấp điện cho cuộn hút. Lúc này chỉ còn cuộn giữ có điện.
 
Cụ chém chuẩn rồi, em bổ sung thêm tí. Theo sơ đồ, khi bật khóa điện sang ON, mạch cấp điện cho cuộn giữ và mạch định thời, mạch định thời làm việc đóng rơ le trung gian cấp điện cho cuộn hút. Như vậy lúc này cả cuộn hút và cuộn giữ đều có điện. sau một khoảng thời gian nhất định, mạch định thời ngắt rơ le trung gian, ngừng cấp điện cho cuộn hút. Lúc này chỉ còn cuộn giữ có điện.

Đương nhiên rồi. Do vậy mới có đoạn này: "Khi tắt ổ khoá điện, không còn lực hút, lò xo sẽ tự đẩy cần đóng mở cửa dầu về vị trí tắt máy"
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên