Đánh giá hư hỏng động cơ khi không tháo máy

Duyleauto
Bình luận: 6Lượt xem: 1,886

Duyleauto

Tài xế O-H
Tỉ lệ hư hỏng của các bộ phận trên động cơ xăng thông thường như sau:
Nhóm piston-xi lanh-xéc măng 13%
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 12%
Cơ cấu phối khí 7%
Hệ thống đánh lửa 45%
Hệ thống nhiên liệu 18%
Hệ thống làm mát 4%
Hệ thống bôi trơn 1%
1.Chẩn đoán chung
tham số chuẩn đoán như công suất hữu ích, nhiệt độ, thành phần khí xả, tổn thất cơ giới
mức độ ồn và va đập, hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn...
phản ánh chung trạng thái chất lượng của động cơ.
Do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nên chúng chỉ nói lên trạng thái làm việc chung
của động cơ là tốt hay xấu mà không chỉ rõ hư hỏng ở bộ phận nào.
2. Chẩn đoán hệ thống
Tham số chẩn đoán phản ánh trạng thái chất lượng của từng cơ cấu, hệ thống trong động cơ, thường là:
a) Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel:
• góc phun sớm
• áp suất phun
• lượng nhiên liệu chu trình của từng nhánh bơm
• độ đồng đều về cấp nhiên liệu giữa các vòi phun.
b) Hệ thống bôi trơn
độ chênh lệch áp suất dầu bôi trơn trước và sau lọc
áp suất dầu trên đường dầu chính
Áp suất mở các van an toàn trên đường dầu chính và trong lọc dầu.
c) Hệ thống phối khí
Lưu lượng khí nạp
Độ kín xupap và đế.
d) Hệ thống làm mát:
Độ chênh lệch nhiệt độ nước làm mát trước và sau két nước
Nhiệt độ bắt đầu mở van hằng nhiệt
Nhiệt độ bắt đầu mở van điện từ đóng li hợp quạt gió hoặc van điều chỉnh dầu vào khớp nối thủy lực của quạt gió.
3. Chẩn đoán riêng
a) nhóm piston-xilanh-xec măng
• lượng khí lọt xuống cac te trong một đơn vị thời gian
• Mức độ tiêu hao dầu nhờn thành muội than
• Độ rò rỉ khí nén trong buồng cháy
• Độ chân không đường nạp
• Áp suất cuối kì nén
b) Nhóm thanh truyền trục khuỷu và bạc
 Áp suất dầu bôi trơn trên đường dầu chính
 Tiếng gõ trục bạc
 Cường độ va đập của nhóm piston thanh truyền khi thanh đổi liên tuc áp suất khí nén trong buồng cháy.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ
Chẩn đoán theo công suất hữu ích
Biểu hiện của động cơ khi công suất yếu:
Máy nóng
Khói đậm mầu
Tăng tốc kém
Không kéo được tải lớn
Áp suất nén yếu
Trong một số trường hợp, máy có tiếng kêu bất thường, tốc độ không ổn định
tăng tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘNG CƠ THEO THÀNH PHẦN KHÍ XẢ
Biểu hiện của khí xả
Khí thải không màu hoặc có mầu nâu rất nhạt: chứng tỏ quá trình cháy khá tốt.
Khí thải có mầu nâu sẫm hoặc đen: thừa nhiên liệu hoặc thiếu không khí
do hệ thống nhiên liệu hỏng( điều chỉnh sai nhiên liệu cung cấp, vòi phun phun không sương...)
hoặc cản trở lớn các đường nạp( tắc bầu lọc khí, bướm gió mở không hết..).
đối với động cơ tăng áp, nhiều khi là do bộ tuốc bin-máy nán làm việc không tốt gây nên.
Khí thái có mầu xanh đậm: do lọt dầu nhờn vào buồng cháy khi nhóm
xec măng- xi lanh không đảm bảo kín khít.
Nếu có mầu xanh nhạt lúc có mầu lúc không, thường do nguyên nhân bỏ máy.
Khí thải có màu trắng: máy lạnh hoặc có nước lọt vào buồng cháy.
 

8lark

Tài xế O-H
nghe nói thì thật là đơn giản các bác ạ
nhưng e vừa mới gặp tình hình thế này: động cơ cummin I6, máy dầu. Khi đang thử tải em nó thì khói bốc mù mịt trong buồng cò mổ và cacte, có mùi khét cứ tuởng những hiện tuợng của máy mới trung tu nên cũng chẳng lo gì, đồng hồ áp lực nhớt báo 6kg, lúc sau giảm còn 4kg, không sử dụng van điều nhiệt nên nhiệt độ < 40. sau khoảng nửa tiếng thì giảm ga và máy tự tắt. Như vậy biết là dính máy rồi nhưng các bác thử cho ý kiến xem nó bị gì và nguyên nhân ra sao khi không mở máy !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
 

nonglamotopro

Tài xế O-H
Động cơ
Hệ thống bôi trơn động cơ xăng
Tìm hiểu hệ thống bôi trơn trên động cơ xăng


Bơm dầu
Kích chuột để xem mô phỏng bằng flash
Bơm dầu hút dầu từ các-te và cung cấp dầu đến từng bộ phận của động cơ.

Rôto bị động quay cùng với rôto chủ động, nhưng vì rôto bị động là lệch tâm nên khoảng không gian giữa hai rôto bị thay đổi. Chính sự thay đổi không gian này được sử dụng để hút và bơm dầu.

Có một van an toàn được lắp trong bơm dầu, nó sẽ xả dầu khi áp suất đạt đến giá trị đã định, để kiểm soát áp suất dầu cực đại.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:

Khi van an toàn bị kẹt, áp suất dầu sẽ không nâng cao lên được hoặc tăng lên không bình thường, làm cho các bộ phận bị kẹt hoặc rò rỉ dầu.

Khi các bộ phận trượt trong bơm bị mòn hoặc các đệm và gioăng chữ O bị hư hỏng thì sẽ làm giảm áp suất bơm.



Lọc dầu
Toàn bộ lượng dầu được bơm lên đều đi qua bộ lọc dầu, ở đây, các mạt kim loại và muội than được lọc ra.

Dầu đi qua van một chiều, vào phần chung quanh của các phần tử lọc, ở đây dầu được lọc, sau đó dầu vào phần trung tâm của phần tử lọc và chảy ra ngoài.


Van một chiều lắp ở cửa của bầu lọc để ngăn không cho các chất bẩn tích tụ ở phần ngoại vi của phần tử lọc quay trở về động cơ, khi động cơ dừng lại.

Nếu phần tử lọc bị cáu két, chênh lệch áp suất giữa phần bên ngoài và phần bên trong sẽ tăng lên. Khi mức chênh lệch đạt đến mức định trước, van an toàn sẽ mở, và như thế dầu sẽ không đi qua phần tử lọc mà đi tới các bộ phận bôi trơn.

Điều này cho phép tránh được hiện tượng thiếu bôi trơn khi phần tử lọc bị bẩn. Tuy nhiên, các phần tử lọc cần được thay thế theo định kỳ để tránh bôi trơn bằng dầu bẩn.


Đèn cảnh báo áp suất dầu

Đèn cảnh báo áp suất dầu báo cho lái xe biết áp suất dầu ở mức thấp không bình thường.

Công tắc áp suất dầu được lắp trong các te hoặc trong thân máy, dùng để kiểm tra áp suất trong đường dầu chính.


1. Khi áp suất dầu thấp
[19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kG/cm2) hoặc thấp hơn]
Khi động cơ tắt máy hoặc khi áp suất thấp hơn một mức xác định, tiếp điểm bên trong công tắc dầu đóng lại và đèn cảnh báo áp suất dầu sáng lên.

2. Khi áp suất dầu cao
[19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kG/cm2) hoặc cao hơn]
Khi động cơ nổ máy và áp suất dầu vượt qua một mức xác định, dầu sẽ ép lên màng bên trong công tắc dầu.

Nhờ thế, công tắc được ngắt ra và đèn cảnh báo áp suất dầu tắt.

GỢI Ý:

Áp suất dầu bình thường vào khoảng 0,5 đến 5 kgf/cm2. Nếu áp suất dầu hạ xuống dưới 0,2 kgf/cm2, đèn cảnh báo áp suất dầu sẽ bật sáng.

Nếu đèn sáng thì có nghĩa là có điều gì đó không bình thường trong Hệ thống bôi trơn.

Hơn thế nữa, khi đèn tắt thì điều này cũng không bảo đảm rằng động cơ có áp suất dầu phù hợp khi chạy ở tốc độ cao.Vì thế, một số động cơ có sử dụng áp kế để chỉ áp suất dầu.

THAM KHẢO:

Đèn cảnh báo mức dầu động cơ thấp sẽ bật sáng khi lượng dầu quá thấp


Bộ làm mát dầu

Tốt nhất là nhiệt độ dầu động cơ không lên cao quá 100oC. Nếu nhiệt độ dầu lên trên 125 o C thì các đặc tính bôi trơn của dầu sẽ bị huỷ hoại ngay.

Vì vậy, một số động cơ có trang bị bộ làm mát dầu để duy trì đặc tính bôi trơn.


Thông thường, toàn bộ dầu đều chảy qua bộ làm mát rồi sau đó đi đến các bộ phận của động cơ.


Ở nhiệt độ thấp, dầu có độ nhớt cao hơn và có khuynh hướng tạo ra áp suất cao hơn. Khi chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của bộ làm mát vượt quá một trị số xác định, van an toàn sẽ mở, và dầu từ máy bơm sẽ bỏ qua bộ làm mát và đi tới các bộ phận khác của động cơ, nhờ thế mà tránh được sự cố.


Tiêu hao dầu
Ngay cả khi dầu không bị rò rỉ ra ngoài động cơ thì vẫn có một lượng dầu tiêu hao vì dầu đi vào buồng đốt và bị đốt cháy.

Những con đường mà qua đó dầu bị tiêu hao bao gồm.


-Khe hở giữa xy-lanh và píttông

-Khe hở giữa thân van và bạc dẫn hướng xupáp

-Dầu có trong khí lọt
 

nonglamotopro

Tài xế O-H
Phân biệt các loại dẫn động trên ôtô [18/12/2009]

Chúng ta cùng tìm hiểu về 4 loại dẫn động chính AWD,4WD,RWD,FWD Mỗi hệ thống có ưu điểm đi kèm với nhược điểm.


AWD = all-wheel drive
4WD = four-wheel drive
RWD = rear-wheel drive
FWD = front-wheel drive

FWD chiếm phần lớn các xe lưu hành hiện tại. FWD sử dụng bánh trước dẫn lực từ động cơ xuống mặt đường. Động cơ của hầu hết các xe được đặt phía trước và như vậy việc bố trí việc bố trí hệ thống dẫn động phía trước sẽ tiết kiệm hơn. Khoảng cách từ động cơ tới bánh chủ động ngắn lại đồng nghĩa với việc động năng tiêu hao sẽ ít hơn. Ít chi tiết hơn sẽ khiến chi phí sản xuất thấp hơn.
FWD có một số hạn chế liên quan tới vận hành. Sức ì của xe nằm ở phía sau trong quá trình tăng tốc, FWD luôn chậm hơn khi tăng tốc. Cảm giác lái kém hơn ở FWD trong trường hợp vừa thốc ga vừa đánh lái, không có sự trượt ngang của bánh sau trừ phi biết cách sử dụng phanh như những tay chơi “drift”.



Ở RWD nhiệm vụ dẫn động được chuyển tới cầu sau, động năng chuyển xuống mặt đường qua hai bánh sau – chính là nơi cần tập trung nhất để thắng sức ì. Hai bánh trước hoàn toàn tập trung cho việc định hướng. RWD cho phép xoay xe dễ dàng hơn, với một chút phân bổ lực khéo léo ở chân ga và chân ly hợp (côn), RWD dễ dàng cho phần đuôi xe trượt ngang ngay khi bắt đầu chuyển động. Tất nhiên đây chưa hẳn là “điểm mạnh” ở RWD đối với tất cả mọi người.



4WD được hiểu là loại xe cho phép người lái chọn lựa giữa 2WD và 4WD tuỳ từng điều kiện cụ thể. 4WD thường có 2 chế độ L (low) và H (high). L dùng khi offroad và H dùng trong điều kiện đường xá khắc nghiệt. 4WD thường thấy ở dòng xe SUV.



AWD nhiều khi còn được gọi là full time 4WD, 4 bánh chủ động toàn bộ thời gian. AWD được thiết kế đáp ứng mục tiêu vận hành an toàn trên mọi bề mặt (onroad, offroad). Đối với xe vận hành ở nhiều loại địa hình bề mặt và thời tiết khác nhau, mức độ bám đường trên từng lốp xe rất quan trọng. Tình trạng bám đường càng tốt, động năng sinh ra từ động cơ chuyển xuống mặt đường qua các bánh xe càng lớn. Khi độ bám đường giảm, bánh xe có hiện tượng trượt, quay tại chỗ. 4WD và AWD lúc này có lợi thế hơn 2WD (dù là FWD hay RWD) vì động năng được chuyển xuống mặt đường qua cả 4 bánh.
Trên thực tế phần lớn AWD vận hành thường xuyên với 2 bánh trước và tiến hành dẫn động xuống hai bánh sau khi bộ phận cảm biến phát hiện tình trạng bám đường không tốt ở bánh trước. Tóm lại, ở AWD, động năng sẽ được lấy bớt đi từ bánh bị trượt và chuyển sang bánh bám đường khiến cho xe vận hành ổn định hơn, an toàn hơn.

Nguồn từ diễn đàn OTO-HUI
 

nonglamotopro

Tài xế O-H
So sánh động cơ phun xăng với động cơ dùng bộ chế hòa

Chúng ta cùng so sánh động cơ phun xăng điện tử với động cơ dùng bộ chế hòa khí về cách tạo hỗn hợp khí -nhiên liệu và các chế độ làm việc để tìm ưu, nhược điểm động cơ phun xăng so với động cơ dùng bộ chế hòa khí


1 Cách tạo hỗn hợp không khí – nhiên liệu
Tạo thành hòa khí dùng bộ chế hòa khí, trong quá trình nạp, không khí được hút vào động cơ phải lưu thông qua họng khuếch tán có tiết diện bị thu hẹp. Tại đây, do tác dụng của độ chân không DPh, Xăng được hút ra từ buồng phao qua giclơ nhiên liệu. Giclơ định lượng xác định lưu lượng xăng hút ra phù hợp với lượng không khí để tạo thành hòa khí có hệ số dư lượng không khí a đúng như thiết kế. Sau khi ra họng khuyết tán, nhiên liệu được dòng không khí xé tơi với độ chênh lệch vận tốc đạt tới 20 – 40 m/s. Đồng thời, nhiên liệu bay hơi và hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí. Quá trình này còn tiếp tục diễn ra trên đường ống nạp và ở các xilanh ở các thời kỳ nạp và nén. Do xăng nhẹ và rất dễ bay hơi, được hút ra họng khuyết tán là nơi có áp suất chân không, được xé nhỏ bởi dòng không khí và khi vào trong xilanh được sấy nóng bởi các chi tiết và khí sót nên gần cuối quá trình nén hòa khí có thể coi là đồng nhất.
Hình thành hòa khí khi dùng phun xăng, xăng được đưa vào động cơ với áp suất cao (khoảng 3 – 4 bar đối với phun xăng vào đường ống nạp và 40 bar đối với phun xăng trực tiếp) thay vì hút qua bộ chế hòa khí. Do được phun ra với áp suất cao và định lượng chính xác bằng điện tử nên xăng được xé nhỏ, bay hơi và hòa trộn với không khí rất tốt tạo thành hòa khí.
2. Các chế độ làm việc
a)Khi khởi động
+ Bộ chế hòa khí: Khi khởi động nhiệt độ còn thấp, bướm gió đóng hoàn toàn để giúp đạt được hỗn hợp đủ đậm. Sau khi khởi động bộ ngắt bướm gió sẽ hoạt động để mở bướm gió ra một chút, nhằm tránh trường hợp hỗn hợp quá đậm dẫn đến ngột xăng làm tắt máy.
+ Phun xăng điện tử: Hệ thống phun xăng sẽ nhận biết động cơ đang quay nhờ vào tín hiệu máy khởi động, từ tín hiệu của máy khởi động bộ điều khiển trung tâm sẽ điều khiển vòi phun cung cấp một lượng hỗn hợp đậm hơn trong khi khởi động.
b) Khi động cơ còn lạnh.
+ Khi động cơ còn lạnh nhiên liệu bay hơi rất kém, vì vậy cần phải có một hỗn hợp đậm hơn so với khi khởi động.
+ Bộ chế hoà khí: Hệ thống bướm gió của bộ chế hoà khí thực hiện chức năng này. Khi nhiệt độ còn thấp, bướm gió có thể vận hành bằng tay hay tự động để cung cấp một hỗn hợp đậm hơn. Ở hệ thống vận hành bằng tay, sau khi động cơ đã khởi động lái xe sẽ mở bướm gió khi động cơ ấm lên. Ở hệ thống tự động, bướm gió cũng được mở như vậy nhờ cuộn nhiệt điện trở.
+ Phun xăng điện tử: Nhiệt độ nước làm mát được đo bằng một cảm biến, nó nhận ra nhiệt độ nước làm mát còn thấp. Cảm biến có một nhiệt điện trở mà sự thay đổi của điện trở này rất nhạy với sự thay đổi của nhiệt độ nước làm mát. Nhiệt độ nước làm mát được chuyển thành tín hiệu điện và gởi đến bộ điều khiển trung tâm, bộ điều khiển trung tâm sẽ làm đậm hỗn hợp tùy theo tín hiệu này. Ngoài ra ở hệ thống phun xăng điện tử còn có vòi phun khởi động lạnh, hoạt động chỉ khi nhiệt độ động cơ còn thấp để cung cấp một lượng phun lớn hơn khi đã khởi động. Vòi phun này được thiết kế để cải thiện sự phun sương của nhiên liệu giúp cho nhiên liệu dễ dàng hòa trộn và bốc cháy hơn.
c) Khi tăng tốc.
+ Bộ chế hòa khí: Để tránh cho hỗn hợp quá nhạt khi xe tăng tốc, một hệ thống bơm tăng tốc được tạo ra. Khi bướm ga mở đột ngột, một lượng nhiên liệu xác định được phun ra từ bơm tăng tốc để bù trừ lại sự chậm trễ trong việc cung cấp nhiên liệu qua vòi phun chính.
+ Phun xăng điện tử: Ngược lại với bộ chế hòa khí, ở hệ thống phun xăng điện tử không thực hiện bất kỳ hiệu chỉnh đặc biệt nào trong khi tăng tốc, bởi vì bộ chế hòa khí hút nhiên liệu vào bằng độ chân không còn hệ thống phun xăng điện tử phun trực tiếp nhiên liệu có áp suất cao tỷ lệ với sự thay đổi của lượng khí nạp, do vậy không có sự chậm trễ trong việc cung cấp nhiên liệu. Tuy nhiên trong thực tế để nâng cao khả năng tải khi xe tăng tốc trong khi bướm ga còn đóng, một lượng nhỏ nhiên liệu được phun ra thêm qua các vòi phun.
d) Khi phát huy hết công suất
+ Bộ chế hòa khí: Điều này được thực hiện bằng hệ thống toàn tải, hệ thống toàn tải nhận biết tải trọng đặt lên động cơ bằng độ chân không của đường nạp. Khi độ chân không này giảm xuống, van tăng tải mở ra và hỗn hợp đậm hơn được cung cấp.
+ Phun xăng điện tử: Tải trọng đặt lên động cơ được xác định bằng độ mở của bướm ga và nó được chuyển thành tín hiệu điện nhờ vào cảm biến vị trí bướm ga. Khi góc mở của bướm ga tăng lên, có một lượng nhiên liệu lớn hơn để cung cấp tỷ lệ hòa khí phù hợp với chế độ toàn tải của động cơ.

Sơ đồ khối hệ thống phun xăng điều khiển điện tử

3. Ưu, nhược điểm động cơ phun xăng so với động cơ dùng bộ chế hòa khí
a) Bộ chế hòa khí
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí về cơ bản chỉ có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, giá thành thấp hơn so với hệ thống phun xăng điện tử. Nhưng bên cạnh đó bộ chế hòa khí lại tồn tại hai khuyết điểm sau:
+ Các mạch xăng ở các chế độ làm việc của động cơ được điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí, do đó thành phần hỗn hợp không được tối ưu. Nếu hỗn hợp quá đậm dẫn đến xăng cháy không hết, sản sinh ra khí độc như HC, CO và ngược lại nếu hỗn hợp quá nhạt sẽ sinh ra khí độc NOx.
+ Các xilanh trên cùng một động cơ nhận được lượng khí hỗn hợp không đồng nhất, hỗn hợp của các xilanh càng ở xa bộ chế hòa khí càng giàu xăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do xăng nặng hơn không khí nên lưu thông không xuyên suốt qua các đoạn cong của các ống góp hút. Các hạt xăng lớn tiếp tục lưu thông theo quán tính đến vách cuối cùng của ống góp hút và ngưng đọng tại đây. Số xăng này bốc hơi và cung cấp thêm cho các xilanh đầu và cuối, hậu quả là khí hỗn hợp cung cấp cho các xilanh này luôn giàu xăng hơn các xilanh khác.
b) Phun xăng điện tử
+ So với bộ chế hoà khí, hệ thống phun xăng điện tử có nhiều ưu điểm hơn như:
+ Tiết kiệm nhiên liệu: Trong hệ thống phun xăng điện tử mỗi xilanh đều có riêng một vòi phun, các vòi phun này lại được điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm nhờ vậy các xilanh động cơ được cung cấp lượng xăng đồng đều ở bất kỳ chế độ hoạt động nào của động cơ.
+ Thích ứng với các chế độ tải trọng khác nhau: Hệ thống phun xăng điện tử có khả năng đáp ứng việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ ở tất cả các chế độ và tải trọng thay đổi khác nhau của động cơ một cách nhanh chóng, nhờ vào khả năng của bộ điều khiển trung tâm chỉ huy vòi phun phun xăng vào đường ống nạp trong thời gian nhỏ nhất. Nhưng nó cũng có nhược điểm là cấu tạo phức tạp, việc bảo dưỡng sửa chữa khó khăn, giá thành cao.
 

nonglamotopro

Tài xế O-H
Thông tin cần biết
Hiểu thêm về tên gọi các nhóm xe

Công nghiệp ô tô phát triển rất nhiều các dòng xe mới được giới thiệu. Nhưng chúng đều thuộc một trong các nhóm xe sau :


Coupe Convertible: là loại xe với mui và cửa sổ phía sau có thể xếp lại hoàn toàn được. Nó cũng thường có cửa sổ có thể điều chỉnh được, có 2 ghế ngồi


Coupe: kiểu xe thể thao 2 cửa có thể thêm ghế nhỏ ở phía sau và thể tích khoang hành lý nhỏ hơn 0.5 m3.



Hard-top: Kiểu xe mui kim loại cứng không có khung đứng giữa cửa trước và sau, có thể xếp loại được như 1 chiếc Coupe Convertible.


Hatchback/ Wagon: Kiểu xe sedan có khoang hành lý thu gọn vào trong ca-bin, cửa lật phía sau vát thẳng từ đèn hậu lên nóc ca-bin với bản lề mở lên phía trên. Thường có 2 hoặc 4 ghế ngồi, tùy theo hãng sản xuất.



Hybrid: Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lên. Ví dụ: xe ô tô xăng-điện…Hiện nay các hãng như Toyoto, Honda…. Đang phát triển dòng xe này, nó có tính năng tiết kiệm nhiên liệu, than thiên với môi trường


Fastback: đây là loại xe mui dốc thẳng về phía đuôi xe và có 2 cửa, loại xe này hiện nay rất ít gặp


Luxury: là loại xe dạng thuôn từ lắp ca-pô đến đuôi xe, có 2 ghế



Microbus: Ô tô con chở khách cỡ nhỏ, có thể chở từ 6÷15 hành khách, khu vực phía sau có thể để được hành lý.


Pickup/ Truck: 2 tên khác nhau nhưng chúng đều chỉ 1kiểu xe ôtô 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin (xe bán tải).


Sedan ( SDL ) hoặc Salooncar: Loại xe hòm, vỏ cứng,hai bên cánh 4 cửa, 4÷6 chỗ ngồi, thể tích khoang hành lý nhỏ hơn 0,5m3.


Sport: dòng xe ôtô thể thao, có 2 ghế ngồi, cánh cửa 2 bên có thể ở dạng không mui hoặc mui ghép khi cần.


Van/Minivan: Kiểu hatchback có ca-bin kéo dài trùm ca-pô, có từ 6 đến 8 chỗ.
 

nonglamotopro

Tài xế O-H
Danh sách các trung tâm sửa chữa bảo dưỡng ô tô
Chúng tôi xin cập nhật danh sách các trung tâm bảo dưởng sửa chữa xe tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội . Các tỉnh thành khác sẽ được cập nhật trong thời gian tơi



Cửa hàng Auto Services 34 Ngô Thời Nhiệm, P.7, Q.3, TP. HCM
Công ty TNHH DV cơ khí ôtô A.M.C 12/7 Huỳnh Tấn Phát, P.TÂN PHÚ, Q.7, TP. HCM
Cơ sở sửa chữa ôtô An Phú 26A Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP. HCM
Tiệm Anh Khôi 80 Ấp Xóm Huế, X.Tân An Hội, H.CC, TP. HCM
Công ty TNHH TMDV Ánh Ngân 3 đường 5, P.An Lạc A, Q.BTân, TP. HCM
Cơ sở sửa chữa Ba Phán 143/4A Uung Văn Khiêm, P.25, Q.BT, TP. HCM
Tiệm Bá Trung 522 Điện Biên Phủ, P.21, Q.BT, TP. HCM
Gara Đức Trung 27 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hồng Phong 347 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Xưởng sửa chữa ôtô Đức Thành 365 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Garage Anh Khánh 247 Thuỵ Khuê, Ba Đình, Hà Nội
Ford Việt Nam 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
TT Bách hóa nội thất ôtô Âu Mỹ 262 ĐƯỜNG 3 THÁNG 2, P.12, Q.10, TP. HCM
CTY TNHH DV cơ khí ôtô A.M.C 12/7 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Phú, Q.7, TP. HCM
Cửa hàng AN ĐỨC AUTO SERVICES 34 Ngô Thời Nhiệm, P.7, Q.3, TP. HCM
Cửa hàng sửa chữa ôtô An Phú 26A Phan Văn Hớn, P.TÂN THỚI NHẤT, Q.12, TP. HCM
CTY TNHH TMDV Ánh Ngân 3 Đường 5, P.An LẠc A, Q.BTân, TP. HCM
Cơ sở sử chữa Ba Phán 143/4A Ung Văn Khiêm, P.25, Q.BT, TP. HCM
Tiệm Bảo Trung 522 Điện Biên Phủ, P.21, Q.BT, TP. HCM
Garage bảy phú lâm 712B Kinh Dương Vương, P.13, Q.6, TP. HCM
HTX Sửa chữa ôtô cơ khí Bình Minh 163 Ung Văn Khiêm, P.25, Q.BT, TP. HCM
XN ÔTÔ A45 - CTY CP 198 31 Sơn Tân, Q.Ba Đình, TP. HÀ NỘI
Công ty CP đầu tưSX & TM 43 Lê Gia Định, Q.Hai Bà Trưng, TP. HÀ NỘI
Công ty CP sửa chữa ôtô quốc tế 1 Nguyễn Phong Sắc , P.Dịch Vọng, Q.Cần Giờ, TP. HÀ NỘI
Công ty CP vật tư kỹ thuật & vận tải ôtô KM9 QL1A, P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, TP. HÀ NỘI
Công ty TNHN máy công nghệ & phụ tùng ôtô 81 Lạc Trung, Q.Hai Bà Trưng, TP. HÀ NỘI
CTY TNHH thiết bị phụ tùng DV vận tải & sửa chữa ôtô KM20 Dốc Xưởng Phim X.Uy Nõ, H.Đông ANh, TP. HÀ NỘI
CTY TNHH TM & giao dịch giao thông Miền Bắc Ngõ 105 Trường Chinh, Q.Thanh Xuân, TP. HÀ NỘI
CTY TNHH TM & DV Cường Thành Hào Nam, P.Ô chợ dừa, Q.Đống Đa, TP. HÀ NỘI
Công ty TNHH Đại Kim Xóm 1 P.Đại Kim, Q.Hòang Mai, TP. HÀ NỘI
DNTN Sửa chữa ôtô Đại Phát 394 Đội Cấn, Q.Ba Đình, TP. HÀ NỘI
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên