Động cơ VSED

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 2,620

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
1. Cấu tạo động cơ VSED:
Động cơ VSED có cấu tạo gồm 2 phần chính:
+ Phần thứ nhất: Động cơ sơ cấp.
+ Phần thứ hai: Động cơ thứ cấp.
+ Ngoài hai phần chính trên, động cơ VSED còn có các phần khác như: Vỏ máy, máy phát điện hồi tiếp, cánh quạt làm mát…

2. Nguyên lý làm việc của động cơ VSED:

a. Động cơ sơ cấp:
Đây là loại động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc. Nguyên lý làm việc của động cơ này có thể tóm tắt như sau:
Khi ta đưa dòng điện xoay chiều 3 pha hình sin có điện áp định mức bằng với điện áp định mức của động cơ vào 3 dây quấn 3 pha của động cơ sơ cấp, lúc này trong Stato của động cơ sơ cấp sinh ra một từ trường quay, từ trường này móc vòng qua khe hở không khí vào rôto. Các thanh dẫn của rôto sinh ra một dòng điện theo luật cảm ứng điện từ, vì các thanh dẫn này được nối ngắn mạch với nhau. Dưới sự tác dụng tương hỗ giữa dòng điện rô to và từ trường quay Stato tạo nên mô men quay làm cho rô to quay. Muốn đảo chiều quay của động cơ sơ cấp ta chỉ việc đảo chéo hai trong 3 pha nguồn cung cấp cho động cơ sơ cấp.
b. Điều chỉnh tốc độ quay của động cơ VSED:

Khi động cơ sơ cấp quay, ống lót gắn trên trục của động cơ sơ cấp cũng quay theo. Tốc độ quay của ống lót bằng tốc độ quay của động cơ sơ cấp. Lúc này ta bắt đầu cấp nguồn một chiều vào cuộn dây nam châm điện, dưới tác dụng của từ trường nam châm điện nằm trong ống lót đang chuyển động tạo nên một lực điện từ. Lực này kéo cho phần động của nam châm điện quay theo. Dòng một chiều đặt vào nam châm điện càng lớn thì lực điện từ sinh ra càng lớn và dẫn đến tốc độ quay của động cơ càng lớn. Tốc độ quay của động cơ lớn nhất bằng với tốc độ quay của ống lót, có nghĩa là bằng với tốc độ quay của động cơ sơ cấp.
Như vậy khớp nối giữa động cơ sơ cấp và động cơ thứ cấp ở đây được thực hiện bằng từ trường của nam châm, vì vậy nó được gọi là khớp từ hay khớp nối mềm.
c. Máy phát tốc:

Đây chính là một máy phát điện đơn giảm, phần động là một nam châm vĩnh cửu được gắn đồng trục với trục động cơ nên khi động cơ quay thì nam châm này cũng quay theo. Từ trường của nam châm vĩnh cửu này quét qua các vòng dây của phần tĩnh máy phát, sinh ra trong các vòng dây của máy phát một sức điện động. Nếu mạch ngoài của máy phát kín mạch thì nó sẽ sinh ra trong máy phát một dòng điện. Điện áp phát ra trên 2 cực của máy phát này phụ thuộc vào tốc độ quay của nam châm, động cơ quay càng nhanh nghĩa là nam châm quay càng nhanh thì điện áp máy phát phát ra càng lớn.
Phạm vi điều chỉnh tốc độ tương ứng với tải định mức (theo đặc tính tải) từ 130vòng / phút đến 1300 vòng / phút.
Khi tốc độ càng thấp mô men càng nhỏ, tốc độ tăng lên, mô men cũng tăng lên.
Tốc độ trượt từ tốc độ không tải lý tưởng xuống, tạo nên đặc tính cơ mềm.
Với dạng đặc tính như vậy nó thích hợp với những truyền động băng truyền, tải trọng thay đổi đều.
3. Ưu nhược điểm của động cơ VSED:

a. Ưu điểm:

- Đây là loại động cơ có cấu tạo đơn giản dựa trên kết cấu của những loại máy điện thông dụng.
- Khả năng điều chỉnh tốc độ đơn giản nhờ điều chỉnh gián tiếp bằng nguồn một chiều từ bên ngoài.
- Khả năng điều chỉnh tốc độ trơn mềm, phạm vi điều chỉnh rộng, tốc độ lớn nhất có thể bằng với tốc độ động cơ sơ cấp.
- Kết cấu dạng module cho phép tháo lắp sửa chữa, bảo dưỡng từng bộ phận dễ dàng.
- Điều chỉnh tốc độ hệ thống thông qua việc điều chỉnh điện áp một chiều công suất nhỏ.
- Có máy phát tốc làm cơ sở để kiểm tra tốc độ và hồi tiếp ổn định tốc độ sau này.
b. Nhược điểm:

- Phải sử dụng hai nguồn điện áp khác nhau là nguồn một chiều cho điều chỉnh tốc độ và nguồn xoay chiều 3 pha cho động cơ sơ cấp 3 pha.
- Mạch khống chế điều chỉnh tốc độ tương đối phức tạp
c. Hiệu suất động cơ VSED: Với kết cấu như trên, động cơ VSED có hiệu suất làm việc không cao.
4. Ứng dụng:

Với tính năng ưu việt, đơn giản về kết cấu và khả năng điều chỉnh tốc độ rộng dễ dàng nên động cơ VSED được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền công nghiệp hiện nay:
- Sử dụng trong các hệ thống băng tải để di chuyển sản phẩm trong nhà máy, các dây truyền sản xuất công nghiệp có sử dụng băng tải như sản xuất ống nhựa cứng, mềm (ống nước).
- - Sử dụng thang máy chuyển động trơn dạng băng truyền liên tục tại các siêu thị, khách sạn, nhà hàng…
- Sử dụng ở những chuyển động hệ thống có mô men mở máy nhỏ.
b. Để khảo sát đ/c VS sinh viên cần:

- Nghiên cứu hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ VSED là một trong những phần quan trọng để tiếp cận với xã hội công nghiệp, sản xuất hàng loạt theo dây truyền. Đây chính là phần quan trọng trong các dây truyền sản xuất công nghiệp có liên quan đến băng truyền.
- Phân tích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ VSED, lắp ráp được các mạch điều chỉnh tốc độ cho hệ thống có thể thay đổi cân chỉnh, đo, kiểm tra các điểm test, phân tích dạng sóng tín hiệu tại các vị trí cần thiết. Từ đó hình thành kỹ năng phân tích hệ thống, sửa chữa thay thế được các hệ thống tương đương thực tế ngoài xã hội.
- Hình thành tư duy logic, phán đoán, hoạt động độc lập khi cần thiết.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên