Dream2 Lốp xe và các vấn đề liên quan

X
Bình luận: 1Lượt xem: 2,503

xemay2

Tài xế O-H
Thế nào là áp lực hơi?

Lốp xe được bơm một lượng không khí nhất định. Lượng khí này bị lốp xe nén lại, đồng thời phát sinh 1 lực nén ngược lại lốp xe và vành (niền/mâm) xe. Lực nén này chia đều cho diện tích tiếp xúc giữa lượng khí này với phần lốp và vành bao bọc xung quanh nó sẽ ra áp lực hơi trong bánh xe.

Áp lực hơi thường được tính theo các đơn vị sau:

- kG/cm² hoặc kgf/cm²: là áp lực tính bằng số kilogram lực mà mỗi centimet vuông lốp phải chịu

- psi hoặc lb/in²: pound lực trên mỗi inch vuông, 1 psi = 0,070309 kG/cm²

- kPa: tương đương 0,1 kG/cm²

- bar: bằng 1,02 kG/cm²

Áp lực hơi trong lốp xe tùy thuộc vào nhiều yếu tố: lượng không khí bơm vào, tải trọng xe, nhiệt độ… Mỗi loại lốp xe sẽ có một tải trọng tối đa và áp lực hơi tiêu chuẩn, và 2 thông số này luôn luôn được in nổi trên lốp. Thông thường, bạn không cần phải quan tâm đến việc chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp lực này, vì trên lốp thường in 1~2 đơn vị khác nhau, và trên đồng hồ đo áp lực cũng có ít nhất 2 đơn vị khác nhau, và bạn chỉ cần nhìn số nào có cùng đơn vị như in trên lốp là xong.

Thí dụ trên 1 lốp có in thông số: MAX LOAD 280 KG AT 280 KPA (40 PSI) (COLD). Điều này có nghĩa là lốp xe đó chịu được tải trọng tối đa là 280kg, ở áp lực là 280 kPa (hoặc 40 psi), nhiệt độ bình thường. Khi tải trọng và áp lực hơi mà bánh xe đó chịu lớn hơn thông số trên thì rất dễ xảy ra… BÙM, và cái lốp tiêu tùng.

Áp lực hơi có ảnh hưởng thế nào đế việc vận hành của xe?

Theo thống kê, có khoảng 80% xe lưu thông trên đường có ít nhất 1 bánh bơm không đủ áp lực hơi (thiếu hơi). Lốp xe bị mất hơi ngay trong quá trình hoạt động bình thường (đặc biệt khi đụng ổ gà, cán lên gạch đá), thẩm thấu hơi qua lốp, và do thay đổi nhiệt độ. Nó có thể mất 1~2 psi mỗi tháng trong mùa lạnh và nhiều hơn vào mùa nóng. Bạn không thể nói rằng lốp có được bơm đủ hơi hay không chỉ bằng cách nhìn vào nó; bạn chỉ có thể dùng đồng hồ để đo. Không đủ áp lực hơi không chỉ hại cho lốp, mà còn ảnh hưởng tới mức tiêu thụ nhiên liệu, quãng đường đi được, và cả an toàn nữa.

Khi bánh thiếu hơi, bề mặt lốp xe bị hư hỏng nhanh ***ng hơn. Theo hãng Goodyear, điều này có nghĩa quãng đường đi được giảm đi 15% cho mỗi 20% hơi bị thiếu. Bánh thiếu hơi cũng dễ bị nóng quá mức hơn là bánh đủ hơi, và do đó càng phá hoại lốp nhanh hơn nữa

Lốp xe mềm dẻo, nên bề mặt của lốp bị ép phẳng ở mặt dưới khi bánh quay. Phần tiếp xúc này sẽ phục hồi hình dạng nguyên thủy khi không còn tiếp xúc với mặt đất. Sự phục hồi này tạo ra 1 sóng chuyển động dọc cùng với ma sát. Lốp càng có ít hơi thì sóng tạo ra càng rộng, ma sát sinh ra càng lớn, và ma sát lại sinh ra nhiệt. Nếu nhiệt sinh ra tới 1 mức nào đó, phần cao su liên kết các phần bố trong lốp lại với nhau sẽ chảy ra, và thế là tiêu cái lốp.

Bởi vì bánh thiếu hơi làm phát sinh thêm lực cản, nên động cơ xe phải làm việc nặng hơn. Theo thống kê, lốp thiếu 2 psi so với tiêu chuẩn sẽ làm giảm 10% hiệu suất nhiên liệu. Sau 1 năm sử dụng, số tiền để bù vào phần nhiên liệu hao hụt này cộng lại có thể sẽ là con số đáng kể.

Có 1 câu hỏi cũng khá thú vị: Tại sao bánh xe chỉ có 2,5 kG/cm² hơi lại có thể đỡ được chiếc xe nặng 120kg?

Khi bạn đến bên cạnh chiếc xe, hãy nhìn gần bánh xe hơn. Bạn sẽ thấy rằng nó không thật sự tròn, mà mặt dưới của nó sẽ biến dạng. Điểm phẳng ở dưới mà lốp xe tiếp xúc với mặt đất gọi là diện tích tiếp xúc.

Giả sử chiếc xe đậu trên 1 sàn thủy tinh và bạn đứng ở dưới nhìn lên, bạn có thể tính được diện tích tiếp xúc này, đơn giản là nhân chiều dài với chiều rộng, rồi nhân cho số bánh xe là có tổng diện tích tiếp xúc của chiếc xe.

Bởi vì có 1 áp lực hơi cụ thể trên mỗi cm² của lốp, bạn cần 1 số cm² nào đó cho diện tích tiếp xúc để nâng đỡ chiếc xe. Nếu bạn tăng trọng lượng xe, hoặc giảm áp lực hơi trong bánh, diện tích tiếp xúc sẽ tăng

Bạn sẽ nhận thấy rằng diện tích tiếp xúc sẽ tương đương với trọng lượng của chiếc xe chia cho áp lực hơi của lốp. Giả dụ xe bạn nặng 120kg, áp lực hơi là 250kPa (tức 2,5kG/cm²), thì phần diện tích tiếp xúc của xe bạn sẽ bằng 48cm². Nghe có vẻ nhiều, nhưng nếu bánh xe rộng 11cm, thì có nghĩa mỗi bánh chỉ tiếp xúc trên chiều dài 2,2cm mà thôi. Nói cách khác, lấy diện tích tiếp xúc của bánh xe nhân với áp lực hơi có trong bánh, bạn sẽ biết được trọng lượng mà bánh xe đang gánh đỡ, cũng chính là trọng lượng toàn bộ xe và hàng hóa, hành khách trên đó.

Nếu bạn đi đo diện tích tiếp xúc thực tế, chắc chắn bạn sẽ thấy thực tế diện tích tiếp xúc phải lớn hơn tính toán này. Bạn có thể đo chiều rộng diện tích tiếp xúc ở bất kỳ vị trí nào trên lốp. Để đo chiều dài, lấy 2 mảnh giấy, để nằm trên mặt đất, đẩy vào phía trước và sau bánh xe cho tới khi nó không còn đẩy vào được nữa, rồi đo khoảng cách giữa 2 mảnh giấy.

Lý do diện tích tiếp xúc thực tế lớn hơn tính toán là ở biên đầu và sau của diện tích tiếp xúc, áp lực đè lên đất không cao lắm. Ở vị trí lốp chỉ mới chớm chạm lên đất thì hầu như không chịu lực đè nào. Càng vào giữa phần diện tích tiếp xúc, trọng lượng đè lên càng tăng.

Bây giờ thử giảm áp lực hơi xuống còn 62,5 kG/cm², tức còn ¼ ban đầu, bạn sẽ thấy là diện tích tiếp xúc không có tăng lên 4 lần. Đó là do sự tham gia của độ cứng của thành bên lốp xe. Khi áp lực thấp xuống đến mức này, cấu tạo của lốp xe bắt đầu tham gia gánh đỡ một phần trọng lượng xe.

Bạn có thể thấy rằng bánh xe thiếu hơi hoặc dư tải/quá hơi sẽ ít tròn hơn bánh bơm đủ hơi và chở đúng tải. Khi bánh xe quay, phần diện tích tiếp xúc sẽ di chuyển quanh lốp xe để vẫn bám với đường. Tại vị trí bánh xe tiếp xúc mặt đường, phần cao su lốp sẽ bị biến dạng. Cần có lực để làm biến dạng lốp, và càng bị biến dạng nhiều thì cần càng nhiều lực. Lốp xe không đàn hồi hoàn toàn, nên khi nó phục hồi lại hình dáng cũ, không phải toàn bộ lực làm biến dạng lốp xe được giải phóng hoàn toàn. Một phần lực này sẽ chuyển hóa thành nhiệt bởi sự ma sát giữa các lớp cao su và thép trong lốp xe. Bởi vì bánh bơm không đúng hơi bị biến dạng nhiều hơn, nên cần nhiều lực hơn để giữ nó tiếp xúc với mặt đường, và do đó phát sinh nhiều nhiệt hơn.

Ma sát giữa lốp và mặt đường

Các nhà sản xuất lốp thỉnh thoảng cũng có công bố hệ số ma sát lăn (Kmsl) cho các loại lốp của họ. Bạn có thể dùng con số này để tính toán cần bao nhiêu lực để giữ cho lốp bám đường. Kmsl này không sử dụng để tính lực kéo do lốp sinh ra, mà chỉ dùng để tính toán sức chống trượt hoặc lăn của lốp. Nó cũng giống các hệ số ma sát khác: lực để thắng được ma sát sẽ bằng Kmsl nhân với trọng lượng đè lên lốp. Sau đây là Kmsl của 1 số loại lốp xe:

Lốp ô tô ma sát thấp: 0,006 ~ 0,01
Lốp ô tô thông thường: 0,015
Lốp xe tải: 0,006 ~ 0,01
Bánh xe lửa: 0,001

Hãy xem một chiếc xe môtô bình thường sẽ cần bao nhiêu lực để giữ cho lốp bám đường. Giả sử chiếc môtô nặng 120kg, và lốp xe có Kmsl là 0,015 thì lực cần thiết sẽ bằng 1,8kg.

Hãy xem điều này là bao nhiêu năng lượng nhé. Năng lượng sẽ bằng lực nhân với vận tốc, nên năng lượng mà lốp xe làm tiêu hao sẽ tùy thuộc vào chiếc xe chạy nhanh cỡ nào. Ở tốc độ 80km/h nó sẽ cần khoảng 0,5 hp (mã lực), ở tốc độ 100km/h nó sẽ cần khoảng 0,66 hp. Tất cả năng lượng này sẽ chuyển thành nhiệt. Đa số nhiệt sẽ chuyển vào lốp, nhưng một số sẽ chuyển vào mặt đường (thật ra thì mặt đường cũng bị biến dạng 1 ít khi xe chạy qua)

Từ tính toán này, bạn sẽ thấy rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng tới cần bao nhiêu lực để giữ cho lốp bám đường (và kéo theo là bao nhiêu nhiệt sinh ra bởi lốp xe) là: trọng lượng đặt lên bánh xe, tốc độ xe chạy và Kmsl (sẽ tăng lên nếu áp lực hơi giảm)

Khi chạy xe trên bề mặt mềm như cát, nhiệt sinh ra sẽ đi vào đất nhiều hơn, nhiệt chuyển vào lốp ít hơn, và Kmsl sẽ tăng

Các vấn đề với lốp
Thiếu hơi làm cho lốp bị hư hỏng bên 2 mép nhiều hơn phần ở giữa. Nó cũng làm giảm hiệu suất sử dụng của nhiên liệu và làm tăng nhiệt sinh ra trong lốp, đồng nghĩa với tốn nhiều tiền cho nhiên liệu hơn, và lốp mau hư hỏng hơn. Điều quan trọng nên nhớ là cần kiểm tra áp lực bánh bằng đồng hồ ít nhất mỗi lần 1 tháng.

Dư hơi làm cho lốp bị hư ở phần giữa nhiều hơn 2 biên ngoài. Áp lực hơi không bao giờ được vượt quá số tối đa đã nêu trên thành lốp. Các nhà sản xuất thường đề nghị sử dụng áp lực hơi thấp hơn mức tối đa một chút vì xe sẽ chạy êm hơn. Sử dụng lốp với áp lực hơi cao hơn sẽ làm tăng đoạn đường đi được, nhưng lại phải giảm trọng lượng đặt lên lốp, nghĩa là tải trọng của xe phải giảm đi.

Bánh xe cân chỉnh không ngay cũng gây ra việc phần bên ngoài hoặc giữa của lốp hư hỏng không đều, hoặc gây ra việc xóc, trượt khi chạy xe

Đối với xe môtô, trọng lượng xe gần như phân bố đều cho 2 bánh (nếu tính kỹ thì khi có chở người, trọng lượng phân bố xuống bánh sau sẽ khoảng 60~70%, và xuống bánh trước khoảng 30~40% tổng trọng lượng). Vì vậy, với trọng lượng xe có sẵn, số người và hàng hóa chở trên xe, bạn có thể dễ dàng tính ra được tải trọng mà mỗi bánh phải chịu để chọn mua lốp cho phù hợp. Tuy nhiên, điều này hầu như không quan trọng lắm, vì hầu như tất cả lốp xe đều chịu được trọng lượng ít nhất gấp 2 lần trọng lượng toàn chiếc xe, nghĩa là 2 bánh xe có thể chịu được trọng lượng của 4 lần bản thân chiếc xe.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên