Hệ thống điện lạnh với van giãn nở

khoadongluc
Bình luận: 10Lượt xem: 9,563

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
1. Bình lọc/hút ẩm
a. Cấu tạo

Bình lọc/hút ẩm môi chất lạnh (hình 1) là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ thuộc vào nhiệt độ.
Phía trên bình lọc/hút ẩm có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của môi chất, cửa này còn được gọi là mắt ga. Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng cung cấp cho van giãn nở.
b. Nguyên lý hoạt động
Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc/hút ẩm(hình 1), xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng (hình 1).
Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và thoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.
Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau. Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một lưới lọc tinh có công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén.

2. Van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt
a) Cấu tạo van giãn nở trang bị bầu cảm biến


Trong hệ thống điện lạnh ô tô, van giãn nở được bố trí tại cửa vào của bộ bốc hơi, nó phân chia hệ thống thành hai phía thấp áp và cao áp, khoảng
.
Van giãn nở có công dụng định lượng môi chất lạnh nạp vào bộ bốc hơi đúng theo yêu cầu làm lạnh. Môi chất lạnh thoát ra khỏi van giãn nở là thể lỏng 100% để nạp vào bộ bốc hơi và sau đó biến thành 100% thể hơi khi đến cửa ra của bộ bốc hơi. Tại điểm mà môi chất lạnh bốc hơi hoàn toàn được gọi là hơi môi chất bão hoà. Hơi môi chất bão hoà tiếp tục thu hút nhiệt bên trong bộ bốc hơi và trong ống hút cho đến khi đi vào máy nén. Sau khi đã thu hút nhiệt được gọi là môi chất lạnh quá nhiệt.
Hình 2 giới thiệu kết cấu của một van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt (1) và ống mao dẫn (2).
b. Nguyên lý hoạt động
Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động vào màng (3) thắng lực căng của lò xo (4) mở lớn lỗ định lượng (6) cho nhiều môi chất lạnh thể lỏng nạp vào bộ bốc hơi. Kích thước của lỗ định lượng thay đổi tuỳ theo áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động lên màng (3).
Khi van (5) mở lớn tối đa đường kính lỗ định lượng khoảng 0,2 mm. Do lỗ thoát của van giãn nở bé lên chỉ có một lượng rất ít môi chất lạnh thể lỏng phun vào bộ bốc hơi, tạo giảm áp giúp cho môi chất lạnh thể lỏng sôi và bốc hơi. Trong quá trình bốc hơi môi chất lạnh hấp thu một lượng lớn nhiệt của khối không khí xuyên qua giàn lạnh và làm cho bộ bốc hơi cũng như không khí trong cabin ôtô trở lên lạnh .
Chức năng của van giãn nở :
- Định lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi, từ đó làm hạ áp suất của môi chất tạo điều kiện sôi và bốc hơi.
- Cung cấp cho bộ bốc hơi lượng môi chất cần thiết, chính xác thích ứng với mọi chế độ hoạt động của môi chất lạnh.
- Ngăn ngừa môi chất lạnh tràn ngập trong bộ bốc hơi .
3. Van giãn nở có ống cân bằng bên ngoài (Hình 3)
a. Cấu tạo

Hình 3 giới thiệu kết cấu và nguyên lý hoạt động của kiểu van giãn nở có ống cân bằng bố trí ngoài van. Màng tác động (4) tác động lên cây đẩy (5) để mở van (2). Mặt trên của màng được đặt dưới áp suất của bầu cảm biến nhiệt độ (7) qua ống mao dẫn (8). Mặt dưới của màng chịu lực hút của máy nén thông qua ống cân bằng (3). Cửa vào của van có lưới lọc tinh (6). Lò xo (1) đẩy van (2). Cửa ra chính đưa môi chấ lạnh nạp vào bộ bốc hơi.
Bên trong bầu cảm biến nhiệt chứa môi chất dễ bốc hơi (môi chất lạnh). Trong quá trình lắp ráp bầu cảm biến nhiệt phải được lắp chặt vào ống của giàn lạnh nhằm giúp cho van giãn nở hoạt động chính xác.
b. Nguyên lý tiết lưu môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi của kiểu van giãn nở
- Lò xo (1) đội van
lên đóng mạch môi chất.
- Sức hút trong đường ống hút (khoảng giữa từ đầu ra của bộ bốc hơi và đầu vào của máy nén) tác động qua ống cân bằng áp suất (3) có khuynh hướng mở van.

- Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động mở van.
Ở chế độ ngừng hoạt động áp suất mặt dưới màng (4) mạnh hơn mặt trên của màng, lò xo (1) đội van đóng.
Khi máy nén bắt đầu bơm, áp suất bên dưới màng giảm nhanh, đồng thời áp suất bên trong bầu cảm biến lớn, màng lõm xuống ấn cần đẩy (5), môi chất lạnh thể lỏng phun vào bộ bốc hơi. Tại đây môi chất lạnh bắt đầu sôi và bốc hơi hoàn toàn trước khi rời khỏi dàn lạnh để trở về máy nén. Vào giai đoạn này môi chất lạnh lưu thông theo mạch: Từ bình lọc (hút) ẩm à lưới lọc (6) à van (2) à lỗ thoát (9) à cửa vào phía dưới bộ bốc hơi. Trong quá trình sôi và bốc hơi môi chất lạnh sinh hàn hấp thu nhiệt trong ca bin để làm mát khối không khí trong ôtô. Đến khi độ lạnh đã đạt yêu cầu áp suất bên trong bầu cảm biến giảm, màng (4) võng lên không tỳ vào chốt đẩy (5), lò xo (1) đội van (2) đóng bớt lỗ nạp để hạn chế lưu lượng môi chất phun vào bộ bốc hơi. Động tác này của van giúp kiểm soát được lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi thích ứng với mọi chế độ hoạt động của hệ thống lạnh.
 

letam9291

Tài xế O-H
Ðề: Hệ thống điện lạnh với van giãn nở

Bac ơi, mấy cái hình úp lên k xem dc nên xem khó hiểu thật, nếu có hình thì mình dễ tưởng tượng hơn đó,
 

Dat09

Tài xế O-H
Bác mod ơi, bác Khoa ơi, bác làm ơn chỉnh sửa lại hình ảnh đc ko ạ? Thông tin của bác rất hữu ích với những người mới vào nghề như em, nhưng giá mà có hình ảnh rõ ràng....
 

BachVanKhoa

Tài xế O-H
1. Bình lọc/hút ẩm
a. Cấu tạo

Bình lọc/hút ẩm môi chất lạnh (hình 1) là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ thuộc vào nhiệt độ.
Phía trên bình lọc/hút ẩm có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của môi chất, cửa này còn được gọi là mắt ga. Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng cung cấp cho van giãn nở.
b. Nguyên lý hoạt động

Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc/hút ẩm(hình 1), xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng (hình 1).
Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và thoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.
Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau. Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một lưới lọc tinh có công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén.

2. Van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt
a) Cấu tạo van giãn nở trang bị bầu cảm biến


Trong hệ thống điện lạnh ô tô, van giãn nở được bố trí tại cửa vào của bộ bốc hơi, nó phân chia hệ thống thành hai phía thấp áp và cao áp, khoảng
.

Van giãn nở có công dụng định lượng môi chất lạnh nạp vào bộ bốc hơi đúng theo yêu cầu làm lạnh. Môi chất lạnh thoát ra khỏi van giãn nở là thể lỏng 100% để nạp vào bộ bốc hơi và sau đó biến thành 100% thể hơi khi đến cửa ra của bộ bốc hơi. Tại điểm mà môi chất lạnh bốc hơi hoàn toàn được gọi là hơi môi chất bão hoà. Hơi môi chất bão hoà tiếp tục thu hút nhiệt bên trong bộ bốc hơi và trong ống hút cho đến khi đi vào máy nén. Sau khi đã thu hút nhiệt được gọi là môi chất lạnh quá nhiệt.
Hình 2 giới thiệu kết cấu của một van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt (1) và ống mao dẫn (2).
b. Nguyên lý hoạt động

Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động vào màng (3) thắng lực căng của lò xo (4) mở lớn lỗ định lượng (6) cho nhiều môi chất lạnh thể lỏng nạp vào bộ bốc hơi. Kích thước của lỗ định lượng thay đổi tuỳ theo áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động lên màng (3).
Khi van (5) mở lớn tối đa đường kính lỗ định lượng khoảng 0,2 mm. Do lỗ thoát của van giãn nở bé lên chỉ có một lượng rất ít môi chất lạnh thể lỏng phun vào bộ bốc hơi, tạo giảm áp giúp cho môi chất lạnh thể lỏng sôi và bốc hơi. Trong quá trình bốc hơi môi chất lạnh hấp thu một lượng lớn nhiệt của khối không khí xuyên qua giàn lạnh và làm cho bộ bốc hơi cũng như không khí trong cabin ôtô trở lên lạnh .
Chức năng của van giãn nở :
- Định lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi, từ đó làm hạ áp suất của môi chất tạo điều kiện sôi và bốc hơi.
- Cung cấp cho bộ bốc hơi lượng môi chất cần thiết, chính xác thích ứng với mọi chế độ hoạt động của môi chất lạnh.
- Ngăn ngừa môi chất lạnh tràn ngập trong bộ bốc hơi .
3. Van giãn nở có ống cân bằng bên ngoài (Hình 3)
a. Cấu tạo

Hình 3 giới thiệu kết cấu và nguyên lý hoạt động của kiểu van giãn nở có ống cân bằng bố trí ngoài van. Màng tác động (4) tác động lên cây đẩy (5) để mở van (2). Mặt trên của màng được đặt dưới áp suất của bầu cảm biến nhiệt độ (7) qua ống mao dẫn (8). Mặt dưới của màng chịu lực hút của máy nén thông qua ống cân bằng (3). Cửa vào của van có lưới lọc tinh (6). Lò xo (1) đẩy van (2). Cửa ra chính đưa môi chấ lạnh nạp vào bộ bốc hơi.
Bên trong bầu cảm biến nhiệt chứa môi chất dễ bốc hơi (môi chất lạnh). Trong quá trình lắp ráp bầu cảm biến nhiệt phải được lắp chặt vào ống của giàn lạnh nhằm giúp cho van giãn nở hoạt động chính xác.
b. Nguyên lý tiết lưu môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi của kiểu van giãn nở

- Lò xo (1) đội van
lên đóng mạch môi chất.
- Sức hút trong đường ống hút (khoảng giữa từ đầu ra của bộ bốc hơi và đầu vào của máy nén) tác động qua ống cân bằng áp suất (3) có khuynh hướng mở van.

- Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động mở van.
Ở chế độ ngừng hoạt động áp suất mặt dưới màng (4) mạnh hơn mặt trên của màng, lò xo (1) đội van đóng.
Khi máy nén bắt đầu bơm, áp suất bên dưới màng giảm nhanh, đồng thời áp suất bên trong bầu cảm biến lớn, màng lõm xuống ấn cần đẩy (5), môi chất lạnh thể lỏng phun vào bộ bốc hơi. Tại đây môi chất lạnh bắt đầu sôi và bốc hơi hoàn toàn trước khi rời khỏi dàn lạnh để trở về máy nén. Vào giai đoạn này môi chất lạnh lưu thông theo mạch: Từ bình lọc (hút) ẩm à lưới lọc (6) à van (2) à lỗ thoát (9) à cửa vào phía dưới bộ bốc hơi. Trong quá trình sôi và bốc hơi môi chất lạnh sinh hàn hấp thu nhiệt trong ca bin để làm mát khối không khí trong ôtô. Đến khi độ lạnh đã đạt yêu cầu áp suất bên trong bầu cảm biến giảm, màng (4) võng lên không tỳ vào chốt đẩy (5), lò xo (1) đội van (2) đóng bớt lỗ nạp để hạn chế lưu lượng môi chất phun vào bộ bốc hơi. Động tác này của van giúp kiểm soát được lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi thích ứng với mọi chế độ hoạt động của hệ thống lạnh.

Bác có thể cập nhập lại hình ảnh minh họa không ạ !
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên