Hệ thống khoá cửa kép (hệ thống khoá chết)

khoadongluc
Bình luận: 3Lượt xem: 3,632

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
1. Khái quát về hệ thống khoá kép
Ở Châu Âu, việc làm cho hệ thống chống trộm thoả mãn được yêu cầu khách hàng là điều quan trọng. Hệ thống khoá kép này là một trong thiết bị thoả mãn được yêu cầu của hãng bảo hiểm Anh (được thiết kế bởi ThatCham). Thiết bị này được thiết kế để ngăn sự xâm nhập vào cabin xe trong khoảng thời gian tối thiểu là hai phút. Hệ thống khoá kép này là cơ cấu khoá cửa có cơ cấu nối chuyên dụng. Nếu các cửa được khoá bằng công tắc khoá của bộ điều khiển từ xa, thì cửa không thể mở được thậm chí ngay cả khi điều khiển núm khoá cửa từ trong cabin. Do có cơ cấu này, nên ngay cả khi kính cửa bị vỡ và núm khoá cửa bị tác động thì các cửa cũng không thể mở được và do đó việc xâm nhập vào trong xe cũng rất khoá khăn. Việc thiết lập/bỏ hệ thống khoá cửa được thực hiện như sau.
(1) Thiết lập khoá kép
Để khoá các cửa xe bằng hệ thống này, trước hết ấn vào công tắc khoá cửa xe của bộ điều khiển từ xa, sau đó ấn lại vào công tắc này khoảng 5 giây để kích hoạt hệ thống khoá kép.
Việc thiết lập khoá kép được thực hiện chỉ khi nhận được tín hiệu khoá thứ hai trong khoảng thời gian 5 giây sau khi nhận được tín hiệu khoá thứ nhất từ bộ điều khiển từ xa. Nếu nhận được tín hiệu khoá thứ hai sau 5 giây hoặc lâu hơn kể từ khi nhận được tín hiệu khoá thứ nhất thì chỉ có thao tác khoá thông thường được thực hiện. Như vậy sau thời điểm này ngay cả khi hai tín hiệu khoá nhận được trong thời gian năm giây thì thao tác khoá kép cũng không thể thực hiện được. Trong trường hợp này phải tiến hành khoá kép sau khi tiến hành mở khoá bằng thiết bị điều khiển từ xa.
(2) Huỷ chế độ khoá kép
Việc bỏ chế độ khoá kép được thực hiện đồng thời ngay sau thao tác mở khoá của bộ điều khiển từ xa.
- Trong trường hợp khoá kép không thể mở bằng thiết bị điều khiển từ xa, chẳng hạn như khi hết pin thì chỉ có thể mở được cửa phía người lái bằng chìa khoá.
- Khi chìa khoá được tra vào ổ khoá đánh lửa, nếu bất kỳ một cửa xe nào ở trạng thái khoá kép thì trạng thái khoá kép này bị khoá (trở về trạng thái khoá bình thường).
- Sau khi xoay công tắc đánh lửa từ vị trí LOCK về vị trí ON và cho tới khi cửa phía người lái được mở ra thì trạng thái khoá kép bị xoá bỏ.
2. Vị trí của các bộ phận
Hệ thống khoá kép bao gồm các bộ phận sau đây.

(1) Cụm khoá cửa (Bộ chấp hành khoá cửa kép)
(2) Khoá điện
(3) Công tắc báo mở khoá bằng chìa
(4) Công tắc cửa
(5) Công tắc điều khiển khoá cửa(Công tắc đóng mở kính bằng điện)
(6) Bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe
(7) ECU thân xe hoặc rơle tổ hợp
(8) ECU khoá cửa kép
3. Cấu tạo của bộ chấp hành khoá cửa kép
(1) Bộ chấp hàn khoá cửa kép được lắp ngay trong cụm khoá cửa.

(2) Bộ chấp hành gồm có cơ cấu khoá cửa và hệ thống khoá cửa kép gồm các mô tơ và các cơ cấu dẫn động.
(3) Chức năng của các cụm chi tiết của bộ chấp hành khoá kép.

- Tay đòn của núm khoá: Một tay đòn vào/ra được nối trực tiếp vào núm khoá cửa.
- Tay đòn nối :Tay đòn nối đòn núm khoá cửa với tay đòn cơ khí.
- Tay đòn khoá kép: Tay đòn để nối và ngắt tay đòn nối.
- Tay đòn cơ khí: Tay đòn điều khiển phần khoá cửa.
- Mô tơ khoá cửa kép: Mô tơ để thực hiện chế độ khoá kép và bỏ chế độ khoá kép bằng cách dịch chuyển đòn khoá kép.
- Mô tơ khoá cửa: Mô tơ khoá và mở khoá thông thường bằng cách dịch chuyển đòn cơ khí.
4. Nguyên lý hoạt động

(1) Khi một cửa được khoá nhờ bộ điều khiển từ xa thì đó là cách khoá thông thường.
Tay đòn núm khoá bị ngắt nhờ sự hoạt động của mô tơ khoá kép.
Kết quả là nếu cố gắng mở khoá cửa bằng cách tác động vào núm khoá cửa thì tay đòn núm khoá sẽ không lắc và do đó không mở được khoá cửa.
(2) Chức năng khoá/mở khoá của hệ thống khoá kép thông thường được kích hoạt bằng bộ điều khiển từ xa.
 

m1lov3

Tài xế O-H
Lò xo xupáp có tần số giao động tự nhiên. Khi số lần đóng mở xupáp và tần số tự nhiên phù hợp với nhau, sự giao động có tính chất sóng có thể xuất hiện, không thích hợp với hoạt động của cam. Hiện tượng này được gọi là cộng hưởng, nó có thể tạo ra tiếng ồn bất thường cho động cơ, cũng như làm hỏng lò xo xupáp hoặc va chạm giữa lò xo và pittông.
....sự giao động có tính chất sóng có thể xuất hiện a giải thích e đoạn này với...!!!
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Lò xo xupáp có tần số giao động tự nhiên. Khi số lần đóng mở xupáp và tần số tự nhiên phù hợp với nhau, sự giao động có tính chất sóng có thể xuất hiện, không thích hợp với hoạt động của cam. Hiện tượng này được gọi là cộng hưởng, nó có thể tạo ra tiếng ồn bất thường cho động cơ, cũng như làm hỏng lò xo xupáp hoặc va chạm giữa lò xo và pittông.
....sự giao động có tính chất sóng có thể xuất hiện a giải thích e đoạn này với...!!!
Bác không hiểu điều gì?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên