Hư hỏng của ắc quy

L
Bình luận: 3Lượt xem: 5,860

LANHLEO

Tài xế O-H

Chuẩn đoán hư hỏng ắc quy.
Điều đầu tiên bạn phải nhớ trước khi chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống khởi động là kiểm tra tình trạng của ắc quy và hệ thống nạp. Nếu ắc quy bị trục trặc, nó sẽ không tích được điện khi sạc điện và không cung cấp được đủ dòng điện cho các thiết bị dùng điện trên xe. Có thể do các tấm điện phân bên trong đã bị phá hủy hoặc mòn. Bạn hãy sử dụng một vôn-kế để kiểm tra điện áp nạp của ắc quy, thậm chí có những xe trang bị cả vôn kế gắn liền để tiện việc kiểm tra. Vôn-kế đo điện áp gắn liền chỉ đo giá trị điện áp của một tấm điện phân bên trong chứ không phải là điện áp của cả sáu lõi nên nếu chỉ nhìn vào vôn kế cũng không thể khẳng định được rằng cả sáu lõi đều còn tốt.

Sử dụng vôn-kế đo điện áp của ắc quy
Khi ắc quy được nạp đầy, vôn-kế chỉ giá trị khoảng 12,6V. Nếu bạn đọc được chỉ số vôn-kế khoảng 12,4 V thì lượng điện trong ắc quy mới đạt được 75%. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên kiểm tra một lần nữa nhưng bất kể thế nào nếu đọc được chỉ số thấp hơn tiêu chuẩn thì phải nạp lại ắc quy.
Điện áp ắc quy và tình trạng nạp:

12.68v . . . . . . . . . . 100%
12.45v . . . . . . . . . . 75%
12.24v . . . . . . . . . . 50%
12.06v . . . . . . . . . . 25%
11.89v . . . . . . . . . . 0%


Sử dụng đèn đo mạch để kiểm tra tiếp xúc tại cực ắc quy
Các ắc quy axit-chì phải được bảo dưỡng và duy trì điện áp đầy một cách liên tục để tránh làm hỏng các tấm điện cực chì bên trong. Nếu có điều kiện, bạn hãy để ắc quy sạc liên tục trong vài ngày. Nếu các tấm điện cực của ắc quy bị sunphát hóa thì ắc quy sẽ không thể sạc đầy. Điều này làm giảm điện áp của ắc quy cũng như rút ngắn tuổi thọ của ắc quy.

Thiết bị kiểm tra có trụ than hoạt tính

Nếu ắc quy bị hết điện hoặc bị chết, bạn nên kiểm tra lại xem ắc quy còn tốt hay đã hỏng hẳn. Nếu bạn có thiết bị kiểm tra ắc quy có trụ than hoạt tính thì hãy sạc lại ắc quy cho đầy trước khi kiểm tra để đạt được độ chính xác cao, kiểm tra mực nước của dung dịch điện phân. Nếu dung dịch còn đầy thì tiến hành sạc lại ắc quy và kiểm tra lại tình trạng sau khi sạc.

Khi muốn thử tải ắc quy, đặc biệt là thử cường độ dòng khởi động (CCA) khi ắc quy còn lạnh, điện áp của ắc quy phải còn trên 9,6V. Nếu nó không thể duy trì mức điện áp nhỏ nhất theo yêu cầu trên thì chứng tỏ ắc quy đã bị hỏng. Để chắc chắn, bạn có thể sạc lại rồi kiểm tra lại sau ba phút sạc. Nếu điện áp lớn hơn 15,5V, ắc quy không thể sạc tiếp được. Đôi khi việc sạc kéo dài khoảng 20 giờ có thể đảo ngược sự hoạt hóa và cứu được ắc quy, nếu không bắt buộc phải thay ắc quy.


Đồng hồ điện tử kiểm tra ắc quy

Có một cách khác nhanh và dễ dàng hơn để kiểm tra ắc quy là sử dụng đồng hồ điện tử để kiểm tra ắc quy. Cách này không yêu cầu ắc quy phải nạp đầy để đảm bảo kết quả đo chính xác. Một số đồng hồ điện tử chuyên dụng đo mức độ dẫn điện của ắc quy để dự đoán tình trạng của ắc quy. Nó gửi tín hiệu thông qua ắc quy để nhận biết diện tích tấm điện cực, thể tích là bao nhiêu và khả năng cấp điện ra sao. Khi một ắc quy có tuổi thọ cao, độ dẫn điện của nó bị sụt giảm. Các khuyết tật của các tấm điện cực ắc quy như quá ngắn, hở ra ra hay các khuyết tật khác cũng ảnh hưởng đến độ dẫn điện của ắc quy. Bởi vậy, các kết quả đo sẽ xác định chính xác tính trạng của ắc quy.

Nhiều đồng hồ điện tử cũng có thể phân tích dòng khởi động của ắc quy. Các kết quả đo được sử dụng để tính toán tuổi thọ của ắc quy. Một số thiết bị kiểm tra cho phép bạn đo được số lượng ampe cấp cho máy đề trong khi khởi động xe và phân tích công suất hệ thống nạp dưới điều kiện có tải.

Sử dụng đồng hồ đo ắc quy điện tử, bạn có thể phân tích được tình trạng tiếp xúc của các điểm tiếp mát bằng cách đo cường độ dòng khởi động của ắc quy ở các cực. Sau đó lặp lại việc kiểm tra với một điểm tiếp mát trên máy hoặc đâu đó. Nếu kết quả đo có sự sai lệch khoảng 25% ở cường độ dòng khởi động thì chứng tỏ điện cực tiếp mát không tốt.

Bạn có thể sử dụng vôn-kế để kiểm tra sự sụt áp dọc theo đường dây dẫn đến ắc quy. Nếu mức độ sụt áp khoảng 0,4V, chúng tôi khuyên bạn nên làm sạch lại các điểm tiếp xúc với các cực ắc quy. Việc không quan tâm đến các phương pháp kiểm tra hoặc các thiết bị được dùng để kiểm tra tình trạng của ắc quy để đảm bảo ắc quy ở tình trạng tốt nhất luôn là một thiếu sót đối với những người sử dụng xe.

Khi nhiệt độ môi trường giảm đi, đặc biệt là ở xứ lạnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ắc quy. Thời tiết lạnh làm tăng sự biến dạng của ắc quy, hệ thống khởi động và nạp có xu hướng hoạt động yếu đi.

Lõi ắc quy axit-chì là các tấm điện phân.

Bên cạnh đó nhiệt độ không khí giảm làm cho dầu bôi trơn đặc quánh lại và làm cản trở trục khuỷu. Thông thường để làm quay trục khuỷu, ắc quy phải cung cấp một dòng điện từ 125 đến 200A hoặc lớn hơn nữa tùy thuộc vào dung tích động cơ, lực nén và nhiệt độ. Ở nhiệt độ OoF, con số này có thể tăng lên từ 200 đến 250A tùy thuộc vào độ nhớt của dầu bôi trơn trong cácte.

Nhiệt độ càng giảm đi, khả năng cấp điện của ắc quy càng giảm. Ở nhiệt độ 00F, hầu hết các ắc quy chỉ có thể cấp ra khoảng 65% dòng điện để khởi động động cơ Ở - 200F, năng lượng cấp ra từ ắc quy chỉ còn một nửa. (Vấn đề này ở Việt Nam không đáng quan tâm).

Một ắc quy sẽ không thể cấp đủ dòng điện nếu nó không được bảo dưỡng thường xuyên hoặc sạc điện không đầy. Đặc biệt là khi nhiệt độ bên ngoài giảm và dẫn đến giảm khả năng cấp điện của ắc quy. Bởi vậy để đảm bảo hệ thống khởi động làm việc tin cậy thì hệ thống nạp phải làm việc tốt. Hệ thống nạp có thể đảm bảo giữ cho ắc quy luôn ở tình trạng sạc đầy và cũng cung cấp đủ dòng điện phù hợp với yêu cầu của các thiết bị điện trên xe.

Nếu điện áp của ắc quy quá thấp hoặc ắc quy đã cũ, máy đề sẽ hoạt động yếu. Do ảnh hưởng cùng lúc của việc tăng tải khi khởi động và khả năng cấp điện của ắc quy bị giảm có thể gây tác động lớn đến khả năng khởi động máy, nhất là khi thời tiết lạnh, có thể dẫn đến tốc độ khởi động trục khuỷu không đủ nhanh hoặc thậm chí không quay được trục khuỷu.Chuẩn đoán hư hỏng hệ thống nạp.

Máy phát điện được chế tạo để duy trì việc nạp điện một cách liên tục cho ắc quy, không dùng để sạc lại cho ắc quy đã bị chết như nhiều người lầm tưởng. Nếu dùng để sạc lại cho ắc quy đã chết, máy phát sẽ bị quá tải, thậm chí có thể bị cháy.

Luôn kiểm tra hoạt động của hệ thống nạp khi thay thế hoặc sạc lại ắc quy. Một hệ thống nạp làm việc bình thường phải cung cấp một điện thế nạp cho các thiết bị ở quanh mức 14V ở chế độ không tải, các thiết bị điện ở chế độ OFF. Khi khởi động xe lần đầu, điện thế nạp tăng lên rất nhanh lớn hơn điện thế của ắc quy khoảng 2V, sau đó nó giảm xuống.

Độ chính xác của điện thế nạp sẽ thay đổi theo tình trạng của ắc quy được nạp, khả năng tải của hệ thống điện và nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ càng thấp, điện thế nạp càng cao hơn và ngược lại, nhiệt độ tăng cao thì điện thế nạp lại càng thấp. Điện thế nạp bình thường được áp dụng có thể từ 13,9 đến 15,1V ở 770F. Nhưng ở nhiệt độ -200F, điện thế nạp ở vào khoảng từ 14,9 đến 15,8 V. Đối với một động cơ đang nóng, làm việc điều kiện nắng nóng, điện thế nạp thông thường ở vào khoảng từ 13,5 đến 14,3V.


Điện thế nạp cũng có thể được kiểm tra bằng cách điều chỉnh trụ than của vôn kế và ampe kế. Trụ than được gắn vào ắc quy và điều chỉnh để nhận được điện thế ra cao nhất trong khi để động cơ chạy ở 2000 vòng/phút.

Cường độ dòng điện nạp cũng là một yếu tố quan trọng. Nó cho biết tình trạng của máy phát. Với động cơ chạy ở chế độ không tải và không có tải các dụng lên hế thống nạp (nghĩa là đèn và các thiết bị điện đều tắt, ắc quy đã được nạp đầy), cường độ dòng sinh ra có thể khá thấp (thường là thấp hơn 10A). Khi bật đèn pha và quạt sưởi, động cơ quay ở 2000 vòng/phút, dòng điện sinh ra sẽ đạt mức cao hơn, thông thường từ 25 đến 30A hoặc cao hơn nữa.

Chú ý: Nếu máy phát trên xe của bạn đã sửa chữa nhiều lần. Điều này có thể do ắc quy không tích được điện một cách bình thường làm cho máy phát phải cấp điện cho ắc quy liên tục ở mức độ cao hơn nhiều so với bình thường. Kết quả là máy phát bị nóng lên, bị quá nhiệt và thậm chí hỏng hẳn. Do vậy dòng điện nạp cho ắc quy phải dần dần giảm đi sau khi động cơ khởi động và thu hẹp dần đến nhỏ hơn 10V ở chế độ không tải (không bật đèn pha và các thiết bị điện) sau khoảng năm phút chạy máy. Nếu ắc quy đã được sạc đầy vẫn còn hút khoảng 20A hoặc hơn nữa sau năm phút ở chế độ không tải, chứng tỏ ắc quy đã bị khuyết tật và cần phải thay thế.

Cảnh báo: Không bao giỡ được phép tháo cáp nối với các cực ắc quy ra trong khi động cơ đang hoạt động để kiểm tra máy phát bởi làm như vậy có thể gây ra một sự tăng vọt điện áp, gây hư hỏng cho máy phát cũng như các thiết bị điện khác.

Sử dụng dao động kế để kiểm tra điện áp của máy phát

Một phương pháp khác để kiểm tra đầu ra của máy phát là sử dụng dao động kế. Nó giúp bạn tính điện áp dư để nhận biết sơ qua rằng liệu tất cả các cuộn dây phần ứng trong máy phát đều hoạt động tốt hay không. Nếu mất điện áp ở bất kỳ một cuộn nào thì chứng tỏ rằng một trong các cuộn dây đã bị hở hoặc có một đi-ốt bán dẫn bị hỏng. Hầu hết các thiết bị kiểm tra hệ thống nạp/ắc quy đều có chức năng kiểm tra tình trạng của đi-ốt bán dẫn.

Chuẩn đoán hư hỏng máy đề.

Những hư hỏng ở máy đề có thể do chổi than bị mòn (miếng cácbon bên trong mô tơ cung cấp dòng điện để làm quay phần lõi), do ngắn mạch hoặc hở mạch bên trong lõi hoặc cuộn dây hoặc có thể do chổi than quá mòn làm tăng lực cản, cho phép trục lõi trà sát vào các má cực. Việc khởi động liên tục hoặc kéo dài sẽ sinh ra quá nhiều nhiệt ở máy đề. Nếu không để nó nguội bớt đi sau khoảng 30 giây hoặc vài phút, máy đề có thể bị hỏng nếu đề liên tục không dừng.

Bạn có thể kiểm tra máy đề trên bệ thử bằng thiết bị phù hợp. Sử dụng một ắc quy và hai dây cáp để khởi động máy đề, quan sát hoạt động của nó. Để kiểm tra chính xác hơn tình trạng của máy đề, bạn phải sử dụng giá thử tiêu chuẩn để có thể đo cường độ dòng điện khi có tải, điện thế và số vòng quay trên một phút.

Một máy đề tốt khi ở chế độ làm việc bình thường cần dòng điện có cường độ từ 60 đến 150A ở chế độ không tải và lên đến 250A khi có tải để khởi động động cơ. Cường độ dòng để khởi động khi không có tải sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng loại máy đề. Nếu cường độ dòng vào máy đề quá cao thì nên thay thế máy đề này. Nếu máy đề không tạo được số vòng quay trên một phút theo đùng tiêu chuẩn thì cũng nên thay thế.

Cường độ dòng vào máy đề quá cao có thể do điện trở bản thân nó quá lớn, mòn chổi than, ngắn mạch hoặc hở mạch của cuộn dây bên trong hoặc phần ứng. Nó có thể dẫn đến làm tăng sự ma sát trên trục quay do bị bó hoặc phần cảm bị cọ sát với vỏ máy đề (nếu máy đề phát tiếng kêu chứng tỏ nó đã bị kẹt)

Thỉnh thoảng máy đề làm việc tốt nhưng bánh răng dẫn động bị mẻ nên ăn khớp không tốt với vành răng bánh đà, thường tạo ra tiếng động lạ khi khởi động. Nếu bánh răng dẫn động của nó được thiết kế riêng rẽ thì không cần thiết phải thay thế toàn bộ máy đề.

Cấu tạo máy đề
Cuộn dây điện từ bên trong bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến máy đề bị trục trặc. Cuộn dây hoạt động như một rơle để truyền điện từ ắc quy tới máy đề. Nó có thể được gắn trên máy đề hoặc ở một vị trí khác trên động cơ và thường được nối với cực dương của ắc quy bằng cáp nối. Nó thường bị ăn mòn, tiếp xúc kém hoặc cáp nối với cực ắc quy tiếp xúc kém có thể khiến cho cuộn dây không làm việc tốt.

Nếu máy đề được kiểm tra vẫn còn tốt nhưng không thể khởi động được máy thì trục trặc có thể do công tắc khóa điện, công tắc an toàn khởi động hoặc công tắc ly hợp an toàn bị hỏng, ắc quy bị hết điện hoặc cáp nối với ắc quy bị tuột hoặc mòn có thể là nguyên nhân khiến máy đề không khởi động được.
NGUỒN CARONLINE.COM
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!

Chuẩn đoán hư hỏng ắc quy.
Điều đầu tiên bạn phải nhớ trước khi chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống khởi động là kiểm tra tình trạng của ắc quy và hệ thống nạp. Nếu ắc quy bị trục trặc, nó sẽ không tích được điện khi sạc điện và không cung cấp được đủ dòng điện cho các thiết bị dùng điện trên xe. Có thể do các tấm điện phân bên trong đã bị phá hủy hoặc mòn. Bạn hãy sử dụng một vôn-kế để kiểm tra điện áp nạp của ắc quy, thậm chí có những xe trang bị cả vôn kế gắn liền để tiện việc kiểm tra. Vôn-kế đo điện áp gắn liền chỉ đo giá trị điện áp của một tấm điện phân bên trong chứ không phải là điện áp của cả sáu lõi nên nếu chỉ nhìn vào vôn kế cũng không thể khẳng định được rằng cả sáu lõi đều còn tốt.



Sử dụng vôn-kế đo điện áp của ắc quy
Khi ắc quy được nạp đầy, vôn-kế chỉ giá trị khoảng 12,6V. Nếu bạn đọc được chỉ số vôn-kế khoảng 12,4 V thì lượng điện trong ắc quy mới đạt được 75%. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên kiểm tra một lần nữa nhưng bất kể thế nào nếu đọc được chỉ số thấp hơn tiêu chuẩn thì phải nạp lại ắc quy.
Điện áp ắc quy và tình trạng nạp:

12.68v . . . . . . . . . . 100%
12.45v . . . . . . . . . . 75%
12.24v . . . . . . . . . . 50%
12.06v . . . . . . . . . . 25%
11.89v . . . . . . . . . . 0%




Sử dụng đèn đo mạch để kiểm tra tiếp xúc tại cực ắc quy

Các ắc quy axit-chì phải được bảo dưỡng và duy trì điện áp đầy một cách liên tục để tránh làm hỏng các tấm điện cực chì bên trong. Nếu có điều kiện, bạn hãy để ắc quy sạc liên tục trong vài ngày. Nếu các tấm điện cực của ắc quy bị sunphát hóa thì ắc quy sẽ không thể sạc đầy. Điều này làm giảm điện áp của ắc quy cũng như rút ngắn tuổi thọ của ắc quy.



Thiết bị kiểm tra có trụ than hoạt tính

Nếu ắc quy bị hết điện hoặc bị chết, bạn nên kiểm tra lại xem ắc quy còn tốt hay đã hỏng hẳn. Nếu bạn có thiết bị kiểm tra ắc quy có trụ than hoạt tính thì hãy sạc lại ắc quy cho đầy trước khi kiểm tra để đạt được độ chính xác cao, kiểm tra mực nước của dung dịch điện phân. Nếu dung dịch còn đầy thì tiến hành sạc lại ắc quy và kiểm tra lại tình trạng sau khi sạc.

Khi muốn thử tải ắc quy, đặc biệt là thử cường độ dòng khởi động (CCA) khi ắc quy còn lạnh, điện áp của ắc quy phải còn trên 9,6V. Nếu nó không thể duy trì mức điện áp nhỏ nhất theo yêu cầu trên thì chứng tỏ ắc quy đã bị hỏng. Để chắc chắn, bạn có thể sạc lại rồi kiểm tra lại sau ba phút sạc. Nếu điện áp lớn hơn 15,5V, ắc quy không thể sạc tiếp được. Đôi khi việc sạc kéo dài khoảng 20 giờ có thể đảo ngược sự hoạt hóa và cứu được ắc quy, nếu không bắt buộc phải thay ắc quy.





Đồng hồ điện tử kiểm tra ắc quy

Có một cách khác nhanh và dễ dàng hơn để kiểm tra ắc quy là sử dụng đồng hồ điện tử để kiểm tra ắc quy. Cách này không yêu cầu ắc quy phải nạp đầy để đảm bảo kết quả đo chính xác. Một số đồng hồ điện tử chuyên dụng đo mức độ dẫn điện của ắc quy để dự đoán tình trạng của ắc quy. Nó gửi tín hiệu thông qua ắc quy để nhận biết diện tích tấm điện cực, thể tích là bao nhiêu và khả năng cấp điện ra sao. Khi một ắc quy có tuổi thọ cao, độ dẫn điện của nó bị sụt giảm. Các khuyết tật của các tấm điện cực ắc quy như quá ngắn, hở ra ra hay các khuyết tật khác cũng ảnh hưởng đến độ dẫn điện của ắc quy. Bởi vậy, các kết quả đo sẽ xác định chính xác tính trạng của ắc quy.

Nhiều đồng hồ điện tử cũng có thể phân tích dòng khởi động của ắc quy. Các kết quả đo được sử dụng để tính toán tuổi thọ của ắc quy. Một số thiết bị kiểm tra cho phép bạn đo được số lượng ampe cấp cho máy đề trong khi khởi động xe và phân tích công suất hệ thống nạp dưới điều kiện có tải.

Sử dụng đồng hồ đo ắc quy điện tử, bạn có thể phân tích được tình trạng tiếp xúc của các điểm tiếp mát bằng cách đo cường độ dòng khởi động của ắc quy ở các cực. Sau đó lặp lại việc kiểm tra với một điểm tiếp mát trên máy hoặc đâu đó. Nếu kết quả đo có sự sai lệch khoảng 25% ở cường độ dòng khởi động thì chứng tỏ điện cực tiếp mát không tốt.

Bạn có thể sử dụng vôn-kế để kiểm tra sự sụt áp dọc theo đường dây dẫn đến ắc quy. Nếu mức độ sụt áp khoảng 0,4V, chúng tôi khuyên bạn nên làm sạch lại các điểm tiếp xúc với các cực ắc quy. Việc không quan tâm đến các phương pháp kiểm tra hoặc các thiết bị được dùng để kiểm tra tình trạng của ắc quy để đảm bảo ắc quy ở tình trạng tốt nhất luôn là một thiếu sót đối với những người sử dụng xe.

Khi nhiệt độ môi trường giảm đi, đặc biệt là ở xứ lạnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ắc quy. Thời tiết lạnh làm tăng sự biến dạng của ắc quy, hệ thống khởi động và nạp có xu hướng hoạt động yếu đi.



Lõi ắc quy axit-chì là các tấm điện phân.

Bên cạnh đó nhiệt độ không khí giảm làm cho dầu bôi trơn đặc quánh lại và làm cản trở trục khuỷu. Thông thường để làm quay trục khuỷu, ắc quy phải cung cấp một dòng điện từ 125 đến 200A hoặc lớn hơn nữa tùy thuộc vào dung tích động cơ, lực nén và nhiệt độ. Ở nhiệt độ OoF, con số này có thể tăng lên từ 200 đến 250A tùy thuộc vào độ nhớt của dầu bôi trơn trong cácte.

Nhiệt độ càng giảm đi, khả năng cấp điện của ắc quy càng giảm. Ở nhiệt độ 00F, hầu hết các ắc quy chỉ có thể cấp ra khoảng 65% dòng điện để khởi động động cơ Ở - 200F, năng lượng cấp ra từ ắc quy chỉ còn một nửa. (Vấn đề này ở Việt Nam không đáng quan tâm).

Một ắc quy sẽ không thể cấp đủ dòng điện nếu nó không được bảo dưỡng thường xuyên hoặc sạc điện không đầy. Đặc biệt là khi nhiệt độ bên ngoài giảm và dẫn đến giảm khả năng cấp điện của ắc quy. Bởi vậy để đảm bảo hệ thống khởi động làm việc tin cậy thì hệ thống nạp phải làm việc tốt. Hệ thống nạp có thể đảm bảo giữ cho ắc quy luôn ở tình trạng sạc đầy và cũng cung cấp đủ dòng điện phù hợp với yêu cầu của các thiết bị điện trên xe.

Nếu điện áp của ắc quy quá thấp hoặc ắc quy đã cũ, máy đề sẽ hoạt động yếu. Do ảnh hưởng cùng lúc của việc tăng tải khi khởi động và khả năng cấp điện của ắc quy bị giảm có thể gây tác động lớn đến khả năng khởi động máy, nhất là khi thời tiết lạnh, có thể dẫn đến tốc độ khởi động trục khuỷu không đủ nhanh hoặc thậm chí không quay được trục khuỷu.Chuẩn đoán hư hỏng hệ thống nạp.


Máy phát điện được chế tạo để duy trì việc nạp điện một cách liên tục cho ắc quy, không dùng để sạc lại cho ắc quy đã bị chết như nhiều người lầm tưởng. Nếu dùng để sạc lại cho ắc quy đã chết, máy phát sẽ bị quá tải, thậm chí có thể bị cháy.

Luôn kiểm tra hoạt động của hệ thống nạp khi thay thế hoặc sạc lại ắc quy. Một hệ thống nạp làm việc bình thường phải cung cấp một điện thế nạp cho các thiết bị ở quanh mức 14V ở chế độ không tải, các thiết bị điện ở chế độ OFF. Khi khởi động xe lần đầu, điện thế nạp tăng lên rất nhanh lớn hơn điện thế của ắc quy khoảng 2V, sau đó nó giảm xuống.

Độ chính xác của điện thế nạp sẽ thay đổi theo tình trạng của ắc quy được nạp, khả năng tải của hệ thống điện và nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ càng thấp, điện thế nạp càng cao hơn và ngược lại, nhiệt độ tăng cao thì điện thế nạp lại càng thấp. Điện thế nạp bình thường được áp dụng có thể từ 13,9 đến 15,1V ở 770F. Nhưng ở nhiệt độ -200F, điện thế nạp ở vào khoảng từ 14,9 đến 15,8 V. Đối với một động cơ đang nóng, làm việc điều kiện nắng nóng, điện thế nạp thông thường ở vào khoảng từ 13,5 đến 14,3V.



Điện thế nạp cũng có thể được kiểm tra bằng cách điều chỉnh trụ than của vôn kế và ampe kế. Trụ than được gắn vào ắc quy và điều chỉnh để nhận được điện thế ra cao nhất trong khi để động cơ chạy ở 2000 vòng/phút.

Cường độ dòng điện nạp cũng là một yếu tố quan trọng. Nó cho biết tình trạng của máy phát. Với động cơ chạy ở chế độ không tải và không có tải các dụng lên hế thống nạp (nghĩa là đèn và các thiết bị điện đều tắt, ắc quy đã được nạp đầy), cường độ dòng sinh ra có thể khá thấp (thường là thấp hơn 10A). Khi bật đèn pha và quạt sưởi, động cơ quay ở 2000 vòng/phút, dòng điện sinh ra sẽ đạt mức cao hơn, thông thường từ 25 đến 30A hoặc cao hơn nữa.

Chú ý: Nếu máy phát trên xe của bạn đã sửa chữa nhiều lần. Điều này có thể do ắc quy không tích được điện một cách bình thường làm cho máy phát phải cấp điện cho ắc quy liên tục ở mức độ cao hơn nhiều so với bình thường. Kết quả là máy phát bị nóng lên, bị quá nhiệt và thậm chí hỏng hẳn. Do vậy dòng điện nạp cho ắc quy phải dần dần giảm đi sau khi động cơ khởi động và thu hẹp dần đến nhỏ hơn 10V ở chế độ không tải (không bật đèn pha và các thiết bị điện) sau khoảng năm phút chạy máy. Nếu ắc quy đã được sạc đầy vẫn còn hút khoảng 20A hoặc hơn nữa sau năm phút ở chế độ không tải, chứng tỏ ắc quy đã bị khuyết tật và cần phải thay thế.

Cảnh báo: Không bao giỡ được phép tháo cáp nối với các cực ắc quy ra trong khi động cơ đang hoạt động để kiểm tra máy phát bởi làm như vậy có thể gây ra một sự tăng vọt điện áp, gây hư hỏng cho máy phát cũng như các thiết bị điện khác.



Sử dụng dao động kế để kiểm tra điện áp của máy phát

Một phương pháp khác để kiểm tra đầu ra của máy phát là sử dụng dao động kế. Nó giúp bạn tính điện áp dư để nhận biết sơ qua rằng liệu tất cả các cuộn dây phần ứng trong máy phát đều hoạt động tốt hay không. Nếu mất điện áp ở bất kỳ một cuộn nào thì chứng tỏ rằng một trong các cuộn dây đã bị hở hoặc có một đi-ốt bán dẫn bị hỏng. Hầu hết các thiết bị kiểm tra hệ thống nạp/ắc quy đều có chức năng kiểm tra tình trạng của đi-ốt bán dẫn.

Chuẩn đoán hư hỏng máy đề.


Những hư hỏng ở máy đề có thể do chổi than bị mòn (miếng cácbon bên trong mô tơ cung cấp dòng điện để làm quay phần lõi), do ngắn mạch hoặc hở mạch bên trong lõi hoặc cuộn dây hoặc có thể do chổi than quá mòn làm tăng lực cản, cho phép trục lõi trà sát vào các má cực. Việc khởi động liên tục hoặc kéo dài sẽ sinh ra quá nhiều nhiệt ở máy đề. Nếu không để nó nguội bớt đi sau khoảng 30 giây hoặc vài phút, máy đề có thể bị hỏng nếu đề liên tục không dừng.



Bạn có thể kiểm tra máy đề trên bệ thử bằng thiết bị phù hợp. Sử dụng một ắc quy và hai dây cáp để khởi động máy đề, quan sát hoạt động của nó. Để kiểm tra chính xác hơn tình trạng của máy đề, bạn phải sử dụng giá thử tiêu chuẩn để có thể đo cường độ dòng điện khi có tải, điện thế và số vòng quay trên một phút.

Một máy đề tốt khi ở chế độ làm việc bình thường cần dòng điện có cường độ từ 60 đến 150A ở chế độ không tải và lên đến 250A khi có tải để khởi động động cơ. Cường độ dòng để khởi động khi không có tải sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng loại máy đề. Nếu cường độ dòng vào máy đề quá cao thì nên thay thế máy đề này. Nếu máy đề không tạo được số vòng quay trên một phút theo đùng tiêu chuẩn thì cũng nên thay thế.



Cường độ dòng vào máy đề quá cao có thể do điện trở bản thân nó quá lớn, mòn chổi than, ngắn mạch hoặc hở mạch của cuộn dây bên trong hoặc phần ứng. Nó có thể dẫn đến làm tăng sự ma sát trên trục quay do bị bó hoặc phần cảm bị cọ sát với vỏ máy đề (nếu máy đề phát tiếng kêu chứng tỏ nó đã bị kẹt)

Thỉnh thoảng máy đề làm việc tốt nhưng bánh răng dẫn động bị mẻ nên ăn khớp không tốt với vành răng bánh đà, thường tạo ra tiếng động lạ khi khởi động. Nếu bánh răng dẫn động của nó được thiết kế riêng rẽ thì không cần thiết phải thay thế toàn bộ máy đề.



Cấu tạo máy đề

Cuộn dây điện từ bên trong bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến máy đề bị trục trặc. Cuộn dây hoạt động như một rơle để truyền điện từ ắc quy tới máy đề. Nó có thể được gắn trên máy đề hoặc ở một vị trí khác trên động cơ và thường được nối với cực dương của ắc quy bằng cáp nối. Nó thường bị ăn mòn, tiếp xúc kém hoặc cáp nối với cực ắc quy tiếp xúc kém có thể khiến cho cuộn dây không làm việc tốt.

Nếu máy đề được kiểm tra vẫn còn tốt nhưng không thể khởi động được máy thì trục trặc có thể do công tắc khóa điện, công tắc an toàn khởi động hoặc công tắc ly hợp an toàn bị hỏng, ắc quy bị hết điện hoặc cáp nối với ắc quy bị tuột hoặc mòn có thể là nguyên nhân khiến máy đề không khởi động được.
NGUỒN CARONLINE.COM
Bài viết xào nấu tào lao
 

TranDzung

Tài xế O-H
cụ thớt ới
"Thỉnh thoảng máy đề làm việc tốt nhưng bánh răng dẫn động bị mẻ nên ăn khớp không tốt với vành răng bánh đà, thường tạo ra tiếng động lạ khi khởi động. Nếu bánh răng dẫn động của nó được thiết kế riêng rẽ thì không cần thiết phải thay thế toàn bộ máy đề."
sao mà hư hỏng Acquy cụ đá cả máy đề, em chưa có gặp trường hợp nào mẻ răng dẫn động củ đề cả
hay tầm nhìn của em hạn chế ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên