Hướng dẫn sử dụng bảo dưỡng vỏ xe ôtô

B
Bình luận: 0Lượt xem: 1,848

bikerviet

Tài xế O-H
Vỏ xe là bộ phận duy nhất của chiếc xe của bạn tiếp xúc với đường khi di chuyển. Bạn chỉ cần vài phút cho việc kiểm tra, bảo trì để đảm bảo rằng vỏ xe của bạn làm việc ở trạng thái tốt nhất.
Hãy kiểm tra áp suất vỏ một lần/tháng
Áp suất vỏ không đúng là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng vỏ. để tránh những hư hỏng này, bạn cần kiểm tra áp suất vỏ tối thiểu một lần/tháng.
Thông tin về áp suất vỏ tiêu chuẩn có thể tìm thấy ở: Sổ tay hướng dẫn sử dụng xe; nắp đậy thùng nhiên liệu; bậc cửa bên lái. áp suất vỏ ghi trên vỏ không phải là áp suất vỏ quy định cho xe của bạn mà nó là trị số áp suất vỏ tối đa cho loại vỏ đó. Đừng bao giờ để bạn rơi vào tình trạng khó khăn hay tốn chi phí kéo xe, do đó nên kiểm tra thường xuyên áp suất vỏ dự phòng. Chú ý: nếu bạn có loại vành bánh xe khác với vành tiêu chuẩn, hãy đảm bảo rằng bulông bánh xe dự phòng có thể lắp vừa. Khi không đảm bảo độ căng của vỏ sẽ làm tăng khả năng mòn vỏ và có tác động xấu tới việc điều khiển xe.
Kiểm tra và điều chỉnh áp suất vỏ
Kiểm tra áp suất vỏ khi vỏ không bị nóng. Áp suất khí có thể tăng từ 0,45 đến 0,9 kg khi nhiệt độ thay đổi 10 độ C. Áp suất thường tăng thêm vào mùa hè và giảm một chút vào mùa đông. Áp suất vỏ cần phải giống nhau cho cả hai bên trái và phải nhưng có thể khác nhau giữa vỏ trước và sau.
Nắp van vỏ cần được đóng chặt tránh bụi bẩn và hở van. Thay thế ngay lập tức khi phát hiện nắp đậy van bị mất. Nhân cơ hội này kiểm tra vỏ xe của bạn và đảm bảo rằng không có vỏ nào bị vết lõm hay thay đổi méo mó.
Chiều sâu hoa vỏ
Để tránh hiện tượng trượt xảy ra, các vỏ xe cần có chiều sâu gai (hoa) vỏ hợp lý. Chiều sâu gai vỏ tối thiểu là 1/16 inch hay 1,6 mm. Bạn cũng nên kiểm tra độ mòn không đều của gai vỏ. Mòn không đều cũng làm thời gian sử dụng vỏ giảm đi đáng kể. Nếu bạn có vỏ mòn không đều bất bình thường thì nên mang ngay đến đại lý nơi bạn thay chiếc vỏ đó để kiểm tra.
Đảo vỏ
Cách tốt nhất để hạn chế mòn không đều là đảo vỏ mỗi 5.000-7.000 m hay tuân theo chỉ dẫn trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.
Các sự cố vỏ
Vỉa hè có thể là nguyên nhân gây hỏng vỏ của bạn. Hãy leo lên vỉa hè một cách cẩn thận, nếu bạn lái quá nhanh hay với một góc độ không hợp lý sẽ có thể gây ra nứt vỏ.
Tránh tối đa các ổ gà hay mảnh vỡ ở trên đường. Tránh gia tốc xe quá nhanh hay thắng gấp. Hãy kiểm tra sổ tay hướng dẫn sử dụng về tải trọng tối đa. Quá tải có thể làm giảm tuổi thọ của vỏ.
Thay thế vỏ
Bạn nên thay thế vỏ với cùng chủng loại nguyên bản được lắp trên xe ban đầu, bao gồm cỡ vỏ, kiểu vỏ và cấp độ tốc độ cho phép.
Các hướng dẫn nhằm bảo vệ lốp được tốt hơn.
I . Vân lốp bị cắt

  • Định nghĩa : Vết cắt trên vân lốp
  • Nguyên nhân có thể gây nên và các nguyên nhân khác :
    • Do bị các vật sắc nhọn như đá hoặc kín.
    • Áp suất hơi không đủ hoặc quá tải.
  • Hướng dẫn :
    • Lái cẩn thận tránh bị cắt.
    • Duy trì áp suất đủ.
Lấy đá , đinh hoặc các vật nhỏ ra khỏi lốp để tránh trường hợp các vật đó đâm sâu hơn vào trong lốp.

II . Cắt vân bong mành

  • Định nghĩa : Là sự bong mành giữa vân lốp và bố lốp hay bong giữa các lớp bố , vết rách gọn hoặc có thể được nhìn thấy lỗ thủng do bong mành.
  • Nguyên nhân có thể gây nên và các nguyên nhân khác :
    • Áp suất không đủ và quá tải.
    • Cắt ở bên ngoài đá đâm hoặc những thứ khác làm yếu đi sự kết dính giữa vân lốp và bố lốp hoặc các lớp bố chống đâm.
  • Hướng dẫn :
    • Đảm bảo áp suất đủ và tránh quá tải.
    • Lái cẩn thận tránh bị đá cắt.
    • Kiểm tra lốp định kỳ.
    • Sửa chữa vết cắt trước khi rộng ra.
III . Cắt vai lốp

  • Định nghĩa : Vết cắt gọn (ở một hướng bất kỳ ) ở vai lốp . Cá vết rạn thường xuất hiện xung quanh vết cắt .
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Các chướng ngại vật như là vật nhọn, đá hoặc đinh
    • Lái ẩu có thể làm tăng khả năng bị cắt
  • Hướng dẫn :
    • Lái cẩn thận tránh bị cắt
    • Đảm bảo áp suất đầy đủ
    • Kiểm tra lốp thường xuyên - Sửa chữa hỏng hóc ngay lập tức.
IV . Cắt má lốp

  • Định nghĩa : Các vết cắt theo chiều dọc , ngang hoặc chéo và các biểu hiện rạn xung quanh vết cắt.
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Đá nhọn , đá cứng hoặc lề đường.
    • Lốp không đủ áp suất làm cho má lốp bị biến dạng hoặc trọng tải nặng sẽ làm tăng khả năng bị cắt.
  • Hướng dẫn :
    • Lái cẩn thận tránh bị cắt.
    • Bảo đảm áp suất đầy đủ.
    • Kiểm tra lốp thường xuyên - Sửa chữa hỏng hóc ngay lập tức.

V. Cắt má lốp bong mành

  • Định nghĩa : Bong giữa khung lốp và má lốp . Các biểu hiện bong hoặc phồng có thể thấy gần khu vực bong (thường có biến dạng như vết phồng ).
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Vết cắt bên ngoài làm giảm độ kết dính giữa cao su cửa má lốp và khung lốp.
  • Hướng dẫn :
    • Bảo đảm bơm hơi dầy đủ và tránh quá tải.
    • Lái cẩn thận tránh bị cắt.
    • Kiểm tra lốp thường xuyên - Sửa chữa hỏng hóc trước khi nó lan rộng ra.
VI . Cắt tanh lốp

  • Định nghĩa : Vết cắt ở khu vực tanh lốp.
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Biến dạng vành.
    • Cỡ vành sai.
    • Tháo lắp lốp sai.
    • Áp suất không đủ và quá tải.
  • Hướng dẫn :
    • Kiểm tra lốp và vành thường xuyên.
    • Sử dụng đúng cỡ vành.
    • Thực hiện đúng trình tự tháo lắp lốp.
    • Đảm bảo cân hơi đầy đủ và tránh quá tải.
VII . Cắt gây nổ lốp

  • Định nghĩa : Nổ lốp do lốp bị cắt.
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Các vết cắt bên ngoài có thể phát triển gây nổ lốp.
    • Tăng cân hơi và quá tải.
    • Lái ẩu ở tốc độ cao.
  • Hướng dẫn :
    • Đảm bảo bơm hơi đầy đủ và tránh quá tải.
    • Không đượcchở quá tải.
    • Kiểm tra lốp đầy đủ Sửa chữa lốp ngay lập tức.
VIII . Hỏng lốp do chạy lốp xì hơi

  • Định nghĩa : Phá hỏng khung ở trên má lốp và tạo nên vết cắt phá bên trong lốp do chạy lốp xì hơi
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Ra hơi nhanh.
    • Tiếp tục chạy sau khi đã nổ lốp.
    • Lốp không đủ tải.
  • Hướng dẫn :
    • Bảo đảm áp suất đầy đủ.
    • Dừng xe ngay lập tức sau khi cảm thấy không bình thường khi lái (Bạn có thể cảm nhận được nổ lốp thông qua điều khiển xe tiếng động hay độ rung ).
    • Kiểm tra độ rạn nứt vành và nắp đậy van.
    • Kiểm tra độ khít của lốp đối với vành để bảo vệ săm khỏi bị nổ và xì hơi.
XI . Mòn không đều

  • Định nghĩa : Mòn không bình thường ở vân lốp.
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Non hơi hoặc quá căng.
    • Bánh lắp không đều.
    • Lốp và vành không đều.
    • Đảo lốp không đúng lúc.
  • Hướng dẫn :
    • Đảm bảo cân hơi đầy đủ.
    • Lắp lốp khít với vành.
    • Đảo lốp thường xuyên..
X . Vết rạn do ô xy hóa

  • Định nghĩa : Các vết rạn nứt nhỏ xuất hiện trên má lốp và vân lốp (chỉ rạn nứt trên bề mặt không phát triển bên trong ).
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Bảo quản lốp không đúng để ngoài trời hoặc gần máy phát điện.
    • Để lâu trong kho.
    • Bị ô xy hóa (do để ngoài trời ) và vết rạn càng tăng lên do quá tải hoặc non hơi.
  • Hướng dẫn :
    • Bảo quản thích hợp : tránh để lốp tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời , ô xy hóa.
    • Bảo đảm bơm hơi đầy đủ.
    • Tránh quá tải.
XI . Mòn tại một điểm

  • Định nghĩa : Sự biến dạng của lốp làm cho xe bị rung.
  • Các nguyên nhân có thể và các nguyên nhân khác :
    • Để lâu trong kho tình trạng non hơi và quá tải của lốp làm biến dạng bề mặt tiếp xúc của lốp đối với mặt đất.
  • Hướng dẫn :
    • Tránh để xe trong gara lâu.
  • Nếu định để trong gara thì cần phải để lốp căng hơi (nên để 43 -50 psi hay 3.0 - 3.5 kg/ cm2).
    • Di chuyển xe định kỳ (02 tuần một lần ).
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên