Kỹ thuật lái Motor cơ bản cần biết

H
Bình luận: 0Lượt xem: 1,654

hochoi

Tài xế O-H
Motor là một thú vui, là một đam mê cháy bỏng , nhưng nó không phải là một chò trơi chúng ta có thể xem nhẹ, bởi Motor cũng còn là một sở thích rất rất nguy hiểm. Vì vậy để có thể lái chiếc mô tô một cách hoàn hảo nhất. Các bạn nên tham khảo một số bài học cơ bản nhất.
Do vậy, khi chúng ta chơi xe, ngoài việc chúng ta quan tâm đến mình thích loại xe gì, đời xe gì, có đủ tiền mua xe gì, chúng ta cũng cần phải quan tâm đầu tiên đến " Liệu chúng ta có thể điều khiển chiếc xe đó 1 cách an toàn hay không? " - Và đây chắc chắn là điều không một biker nào trên thế giới có thể coi nhẹ, bởi chúng ta Chạy Xe Để Sống, nhưng trước hết phải Còn Sống để mà Chạy xe!
Do vậy, ý thức lái xe an toàn và hoạt động nâng cao nền tảng kiến thức , kinh nghiệm lái xe motor an toàn là những yếu tố không thể thiếu của bất cứ một CLB Motor chuyên nghiệp và lành mạnh nào!
Về cá nhân, tôi luôn tự thấy rằng, bản thân mình còn có quá nhiều lỗi trong kỹ thuật và kinh nghiệm chạy xe PKL. Tôi chưa thực sự cảm thấy an toàn một cách chủ động, vì tôi còn quá nhiều điểm phải khắc phục - Đó là do xuất phát điểm của tôi với Motor không được bài bản, tuổi đời còn trẻ chưa tích được đủ kinh nghiệm. Nhưng tôi luôn khát khao hoàn thiện mình , và đó là lý do tôi đã đọc, nghiên cứu các kỹ thuật lái xe từ cơ bản đến cao cấp, và mang những kiến thức đó ra trải nghiệm ở các bãi tập. Tôi trả giá bằng xương máu tiền bạc của mình cũng khá nhiều, nhưng tôi học được cũng không ít! Tất cả là cho 1 ngày mai ra đường tham gia giao thông an toàn hơn cho bản thân tôi, và cho xã hội!
Bài 1: Vị trí lái xe trên đường
1/ Trên đường thẳng và không có đường cắt ngang
:

Những người lái Motor chúng ta có tốc độ vượt và tốc độ di chuyển trung bình cao, nên theo kinh nghiệm chúng ta nên đi ở lề bên trái của làn đường, vì:

- Ở lề trái, chúng ta luôn sẵn sàng quan sát làn đường ngược chiều, và sẵn sàng để vượt trái các phương tiện khác một cách an toàn nhất! Ngược lại, nếu Chạy quá sát lề phải sẽ dẫn đến tình huống có thể không quan sát được xe ngược chiều xin vượt, nếu xe cùng chiều mình nhường đường thì sẽ có xu hướng ép mình xuống... ruộng!

- Ở lề trái, chúng ta tránh được các phương tiện di chuyển chậm và hay có xu hướng đổi hướng bất thình lình như xe đạp, xe máy pkn! Bạn sẽ có nhiều thời gian và không gian hơn để xử lý khi bất cứ một phương tiện nào phía trước rẽ vào lề.

Tuy nhiên , vì tình hình giao thông của VN phức tạp, chúng ta nên cần dựa vào bản năng để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với vị trí trên làn đường mà chúng ta chạy . Chạy rõ chậm ở bên lề trái sẽ bị oto dí đít, còn chạy rõ nhanh bên lề phải lại tiềm tàng rất nhiều nguy cơ va chạm với xe đạp, xe máy pkn do họ có thể bất thình lình rẽ mà không xi nhan.

Ở các đoạn đường thẳng, nhưng có dốc đi lên rồi đi xuống, bạn sẽ không thể quan sát xa về phía phần đường sau cái dốc đó. Do vậy, bạn nên di chuyển từ sát lề trái về giữa làn đường của mình, tránh tình trạng có 1 thằng điên ở làn ngược chiều vượt trái khi lên dốc ở phía kia. Nếu bạn đi quá sát lề trái, bạn có thể rơi vào đúng đường vượt của xe ngược chiều khi đang lên dốc, mà thời điểm bạn quan sát được điều đó thường là đã quá muộn để xử lý! Nếu chuẩn ra, không bao giờ được vượt xe khi lên xuống dốc, nhưng ở đời nhiều thằng ngu, mình phải chủ động tránh nó ra!

2/ Đường thẳng có đường cắt ngang

Khi có đường cắt ngang ( cái này trên đường trường chúng ta phải để ý biển chỉ dẫn ), nếu có điều kiện về khoảng trống, chúng ta nên thay đổi vị trí đi trên làn đường của mình để mở góc quan sát. Mở góc quan sát giúp chúng ta thấy được sớm hơn các phương tiện đang lao ra cắt ngang đường mình, điều đó sẽ cho chúng ta có thểm thời gian xử lý và không bị giật mình.

Khi thay đổi vị trí di chuyển để mở góc quan sát, bạn cũng nên đá nhanh qua gương chiếu hậu để quan sát xem có phưong tiện nào đang vượt về phía mà mình mở góc hay không ( Gương chiếu hậu là must have khi đi xe PKL ). Phải ưu tiên tránh xe vượt mình trước khi quan sát đường cắt ngang. Nhiều người rất hồn nhiên mở góc tạt thẳng vào đầu xe khác đang vượt lên, điều đó còn nguy hiểm hơn nhiều!
Bài 2: Vị trí lái xe khi rẽ, cua trái phải.
1/ Rẽ trái vuông góc.


Khi rẽ trái, nếu điều kiện cho phép, thay vì đi sát vạch giữa đường, chúng ta phải mở góc ra phía bên phải đường . Điều này đem lại cho chúng ta 2 lợi thế:

- Chúng ta có góc nhìn xa hơn về hướng cua, giúp chúng ta nhận biết được sớm hơn tình trạng mặt đường, các chướng ngại vật sau khúc cua.

- Bẳng việc mở góc, chúng ta cũng tạo cho bản thân mình 1 góc cua thuận lợi hơn. Khi đi quá sát vạch giữa đường, chúng ta thường rơi vào tình trạng chạm đỉnh cua quá sớm . Còn khi mở góc, chúng ta dễ dàng chủ động đặt đỉnh cua muộn hơn để quan sát và tránh được xe ngược chiều lấn làn! Vấn đề về đỉnh cua tôi sẽ đề cập ở các bài sau để làm rõ hơn tầm quan trọng của việc chủ động khống chế đỉnh cua của mình.

Như hình minh họa, nếu đi giữa đường, ta không quan sát được thấy đuôi xe 4 bánh . Còn mở góc, ta đã nhìn thấy xe 4 bánh, và có phản xạ để xử lý sớm hơn.

Một điều chúng ta cũng nên lưu tâm khi mở góc rẽ/cua, đó là phải quan sát kỹ các chướng ngại vật có thể "nhô" ra từ vỉa hè và tình trạng mặt đường sát vỉa có cống, hố, điểm gồ ghề nào không

2/ Đường cua an toàn.


Điều đầu tiên chúng ta cần hiểu, đó là đường cua an toàn KHÔNG phải là đường cua nhanh nhất khi vào cua.

Trong tình trạng tầm nhìn qua góc cua bị chắn, Đường cua an toàn yêu cầu bạn giữ đều tốc độ, mở góc ra phía ngoài cua, bám sát phía ngoài cua và duy trì đường lái đó đến 1 đỉnh cua muộn. Đỉnh cua muộn này, như bạn thấy trong hình, sẽ cho bạn góc quan sát tốt hơn tình trạng mặt đường, giao thông sau khúc cua . Sau đó, bạn quặt nhanh vào cua và thoát cua. Sau khi thoát cua, bạn lại di chuyển vào sát vạch kẻ giữa đường và đi tiếp ( Như bài 1 đã đề cập )

Một đường cua an toàn đúng:

Ngược lại, Đường cua nhanh nhất ( mà các tay đua hay sử dụng )thì sẽ yêu cầu bạn mở góc, rồi cắt thật gấp vào phía trong góc cua. Như vậy bạn sẽ lẹm thẳng vào làn ngược chiều và tự đặt mình vào những tình huống rất nguy hiểm và khó xử lý. Do đó, đường cua này chỉ áp dụng khi bạn đang đi trên đường 1 chiều và mặt đường tốt. Ngoài ra, đỉnh cua của đường cua nhanh nhất cũng được xác định khác với đường cua an toàn. Điều này tôi sẽ giải thích kỹ ở bài Khống chế đỉnh cua.
Còn đây là đường cua nhanh, các bạn để ý cắt sát vào phía trong sẽ khiến ta nhiều khi phải đối đầu với các xe đi ngược chiều. Ở VN, nếu cua sát như vậy, nhiều khi còn gặp các bác lấn làn ---> Đổi từ ngồi motor lên ngồi tủ!

Tóm lại, để giữ được đường cua an toàn, bạn phải khống chế tốc độ vào cua vừa phải, không được đi quá nhanh . Vào cua tốc độ cao, bó sát vào mặt trong góc cua là một cảm giác rất sung sướng và tê tái. Nhưng vì sự an toàn của mình và người khác, bạn hãy cố "hoãn" cái sự sung sướng đó lại khi đi trên các khúc cua ( nhất là những khúc cua mình không thuộc ), các đường 2 chiều thì càng nên "kiềm chế", tránh phóng nhanh quá không kiểm soát nổi tình hình....

Rẽ phải, đường cua phải cũng tương tự như trái!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên