Làm gì khi ô tô mất phanh?

KingLove
Bình luận: 32Lượt xem: 7,078

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
Bình tĩnh về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn.

Mất phanh là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc. Mỗi người, dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm, sẽ có phản ứng khác nhau. Nhưng nếu làm đủ các bước mà các chuyên gia khuyên dưới đây, cơ hội sống của tài xế và hành khách sẽ cao hơn rất nhiều.

28brakes1.jpg

1. Giữ bình tĩnh

Lời khuyên này thường bị coi là nhàm chán theo kiểu "biết rồi khổ lắm nói mãi", cho tới khi chúng ta rơi vào nguy hiểm. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.

Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế ứng biến mà phần bị động lại ở phía bạn.
Bỏ qua nguyên nhân gây mất phanh, việc tài xế trong vụ tai nạn tại Khánh Hòa ngày 7/6 thông báo cho hành khách, yêu cầu mọi người bình tĩnh để anh xử lý là bằng chứng cho sự quan trọng của người cầm lái. Nếu lúc đó anh cũng hoảng loạn, truyền nỗi sợ xuống hàng chục người phía sau thì tai nạn có thể thảm khốc hơn.


2. Nhả chân ga
Nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh.


3. Cảm nhận chân phanh
Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.

4. Đạp phanh liên tục

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

5. Trả về số thấp

Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).

Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Nếu xe đang ở số 5 thì chỉ có thể về đến số 3. Khi mất phanh trên đèo dốc cần hết sức cẩn trọng khi trả số thấp và nên theo tuần tự.

Khi xe giảm tốc, cảm nhận tốc độ để trả về các số tiếp theo cho hợp lý.


Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

6. Dùng phanh tay


Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

7. Giữ tầm quan sát

Hoảng loạn không những làm mất cơ hội của bạn mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

8. Báo hiệu cho xe khác

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

9. Đánh võng nếu có thể

Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.

10. Dùng vật cản giảm tốc

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

11. Tìm điểm có thể va chạm

Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.

Nguồn : Internet
 

tranluan

Tài xế O-H
Bài này hay nè.
Mình nghĩ nếu đạp côn để ngắt truyền lực với động cơ thì 1 lúc xe cũng có thể dừng được chứ. rồi khi nó dừng thì ít nhất ta cũng tạm an toàn rồi có thể nghĩ đến những phương án chữa cháy tiếp theo như nhờ người giúp chẳng hạn.
 

letdat

Tài xế O-H
Ðề: Làm gì khi ô tô mất phanh?

Theo bác "tranluan" nếu đạp côn để ngắt truyền lực với động cơ thì 1 lúc xe cũng có thể dừng lại được ---như thế chỉ là ngắt dòng momen từ động cơ nhưng em nghĩ chưa chắc khi bác ngắt tốc độ của xe giảm đâu nhưng chắc chắn 1 lúc sau nó sẽ giảm theo bác là đúng.biện pháp này không hiệu quả lắm đâu. Bác KingLove nói chuẩn rồi
 

thengan

Tài xế O-H
chẳng biết chú "king" đã ngồi trên xe mất phanh chưa nhưng tôi cũng thử vài lần rùi ... kinh đến già... cảm ơn chú,chú phân tích chuẩn nhưng đấy chỉ là kinh nghiệm sách vở thôi còn thực tế khi là tài xế vận hành trực tiếp thỳ chưa đếm đến câu thứ 3 thỳ xe đã dựa vào ta-luy rùi hoặc là... ,... Kinh nghiệm 13 năm vận hành xe, đủ mọi loại, nhưng nếu những anh tài xe 35 -> 150 tấn sẽ hiểu ý của tui
images.jpg
i
 

luckyboy270993

Tài xế O-H
mất phanh thì tìm đại một chổ nào ít tổn thất mà đâm vào mong là ít thiệt hại về người và của . mấy ông ở quê em lái xe công nông làm gì mà có thắng đâu ? toàn phanh bằng số không ?
 

TUBUI

Tài xế O-H
kinh nghiệm mất phanh của em sẽ xử lí như sau:
1)kiếm cây cột điện lên hết ga... đâm vào chính giữa xe
2)nếu xe xó cuppo thì mở lên ,kéo phanh tay...cầu chúa
3)nhấn côn về số 1 thả từ từ
4)nếu là xe tải móc hết lái qua tài cho thùng xe đâp vào đít

ĐÂY LÀ NHỮNG KINH NGHIỆM EM HỎI ĐƯỢC TỪ MỘT SỐ BÁC TÀI
 

thanhtungair

Tài xế O-H
kinh nghiệm mất phanh của em sẽ xử lí như sau:
1)kiếm cây cột điện lên hết ga... đâm vào chính giữa xe
2)nếu xe xó cuppo thì mở lên ,kéo phanh tay...cầu chúa
3)nhấn côn về số 1 thả từ từ
4)nếu là xe tải móc hết lái qua tài cho thùng xe đâp vào đít

ĐÂY LÀ NHỮNG KINH NGHIỆM EM HỎI ĐƯỢC TỪ MỘT SỐ BÁC TÀI
cúp pô nếu xe có hệ thống này tác dụng cũng đáng kể đấy
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Còn 1 cách nữa giảm tốc độ đáng kể là tăng lạnh điều hòa tối đa cho máy nó ì lại bớt nếu đường vắng sau đó kéo phanh tay và bát đầu dồn số. Điều hòa ngốn mất khoảng 30% công suất máy nên tạo lực cản củng đáng kể. Xuống đèo dốc cao em thường chơi chiêu này.
 

arasaki

Tài xế O-H
cái này thì có gì khó đâu.
câu hỏi là: LÀM GÌ KHI Ô TÔ MẤT PHANH?
Các cụ cả nghĩ roài. đọc kĩ câu hỏi nhé. ( không phải là "làm gì khi đang lái (chạy) ô tô mà mất phanh?" ).
theo e có những cách sau;
1: nếu muốn tiếp tục sử dụng oto đó để có thể tham gia giao thông thì mang xe đi sửa phanh đi.
2: nếu ko muốn cưỡi nó nữa thì càng dễ hơn. có thể bán, cân đồng lát, cho tặng hoặc thậm chí là đốt...
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Xe tải còn lâu nó mới Đứng
cái này thì có gì khó đâu.
câu hỏi là: LÀM GÌ KHI Ô TÔ MẤT PHANH?
Các cụ cả nghĩ roài. đọc kĩ câu hỏi nhé. ( không phải là "làm gì khi đang lái (chạy) ô tô mà mất phanh?" ).
theo e có những cách sau;
1: nếu muốn tiếp tục sử dụng oto đó để có thể tham gia giao thông thì mang xe đi sửa phanh đi.
2: nếu ko muốn cưỡi nó nữa thì càng dễ hơn. có thể bán, cân đồng lát, cho tặng hoặc thậm chí là đốt...
Suy diễn như cụ thì chắc trộm nó tháo phanh chắc.
 

tuong88

Tài xế O-H
đúng là hay nhưng chắc kg đủ thời gian xử lý nak. đường bằng va xe nhỏ thì ít gặp hơn và dễ xử lý.chứ cõng 2 đến 3 mươi tấn trở lên.gặp con dèo dôc hhơn 30 độ thì trong tich tắc là chả thây đâu nữa.nhưng mà còn nước còn tát mấy bák ạk.chứ thấy rui mới sợ nak!
 

tuananh0589

Tài xế O-H
đúng là hay nhưng chắc kg đủ thời gian xử lý nak. đường bằng va xe nhỏ thì ít gặp hơn và dễ xử lý.chứ cõng 2 đến 3 mươi tấn trở lên.gặp con dèo dôc hhơn 30 độ thì trong tich tắc là chả thây đâu nữa.nhưng mà còn nước còn tát mấy bák ạk.chứ thấy rui mới sợ nak!
bác này thì lúc đấy đâm vào núi , ai lại lao xuống vực ? mà xuống đèo người ta ít dùng phanh lắm .
 

thanhco1983

Tài xế O-H
4. Tại sao đạp phanh liên tục có thể kích hoạt ABS?
9. Đánh võng? Nguy hiểm gấp nhiều lần, vì mình đang xử lý việc "không kiểm soát được tốc độ" bây giờ lại cộng thêm " không kiêtm soát được lái". Vì với tốc độ cụ có thể võng từ bên này sang bên kia thì em chắc chắn rằng em có thể phanh số. (Kể cả AT hay MT)
- Còn lại em thấy hợp lý nhất. Còn các bước theo e nghĩ là: Phanh số và kiếm chỗ nào ngon ăn và húc thôi
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tôi muốn chỉnh trang lại tý trong ý của các bác, lúc đó không phải là húc vào đâu mà là phải "cà" hay "cạ" vào đâu đó, tức là mài sườn vào vách
 

thanhco1983

Tài xế O-H
....bụi rậm. Đâm đầu vào bụi rậm là hay nhất. :D
Nghe thì có vẻ hài hước. Nhưng nếu đọc lại nguyên lý của hệ thống túi khí và hệ thống khung xương ô tô, thì em chọn "bụi rậm" nếu có sự lựa chọn.:)
 

Nhat_Hoang_38

Tài xế O-H
Bài này hay nè.
Mình nghĩ nếu đạp côn để ngắt truyền lực với động cơ thì 1 lúc xe cũng có thể dừng được chứ. rồi khi nó dừng thì ít nhất ta cũng tạm an toàn rồi có thể nghĩ đến những phương án chữa cháy tiếp theo như nhờ người giúp chẳng hạn.
Đổ dốc mất phanh rồi mà bác còn ngắt con thì khác gì bác tăng ga ạ :(((
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên