Lên cốt máy?

G
Bình luận: 36Lượt xem: 37,936

namtv

Tài xế O-H
vậy ạ. em chưa biết hết :)
nếu mà lên cos trục em nghĩ chắc không cần lắm. vì nó có bạc . thay bạc mới lớn hơn chút là bù được đoạn mòn mà cụ

Cu Mrha: Cu nói cũng có ý đúng đấy...hehe thông thường thì nó thay bạc cos 1,cos 2...Nhưng nếu một thời gian sau khi sử dụng, bề mặt làm việc của trục cơ bị mòn rổ nặng. Đánh đá bằng giấy nhám không được, đưa ra ngoài đánh đá bằng máy mới Ok. Cái ông thợ đánh đá trục cho mình nói: Nếu muốn bằng phẳng trơn tru thì tui phải gọt đi 0.25 mới được:D (tức là lên cos trục đó cu Hà):D
Cu hiểu chưa:D:D:D:D
 

buidinhan

Tài xế O-H
Cho mình hỏi thường thấy các hiệu xe máy ghi doa xi lanh ép biên là sao?. Mình nghĩ cái công doa xi lanh thì thay cái xi lanh đó đi mua cái mới có khi rẻ công hơn không? Vì bây giờ hàng cũng nhiều mà

nếu nói chuyện thay mới thì nói gì hả cụ! Với những cái xi lanh hàng xin , khó kiếm dù lên cos vẫn hơn hàng tàu hay hông kong gấp vạn lần! Và trong tiềm thức người việt nam cái gì còn khắc phục , dùng được thì dùng cho tới hỏng không chữa được mời thay ! nên tiết kiệm được khoản tiền!
ép biên theo mình nghĩ là là thay ắc biên.phải thay khi đã bị ghẻ.gây ra tiếng kêu lạo xạo như xát vỏ ốc khi chạy ở tốc độ 40km.nếu ko làm đễ lâu ngày dễ bị phá nòng piston. ép biên là đóng ắc ra thay ắc mới vào, kiểm tra, khống chế độ rơ cũa tay biên. mở ra kiểm tra bạc đạn dơ thì thay luôn! EM NÓI CÓ GÌ KHÔNG ĐÚNG CÁC BÁC CHẶT CHÉM NHIỆT TÌNH HỘ NHA!
 

mrha16390

Tài xế O-H
Cu Mrha: Cu nói cũng có ý đúng đấy...hehe thông thường thì nó thay bạc cos 1,cos 2...Nhưng nếu một thời gian sau khi sử dụng, bề mặt làm việc của trục cơ bị mòn rổ nặng. Đánh đá bằng giấy nhám không được, đưa ra ngoài đánh đá bằng máy mới Ok. Cái ông thợ đánh đá trục cho mình nói: Nếu muốn bằng phẳng trơn tru thì tui phải gọt đi 0.25 mới được:D (tức là lên cos trục đó cu Hà):D
Cu hiểu chưa:D:D:D:D
vâng bây giờ thì em hiểu rồi ạ
thợ mài nói tôi mài đi 0.25
thợ chẩn đoán thì phán là lên cos phải không cụ :D
 

namtv

Tài xế O-H
vâng bây giờ thì em hiểu rồi ạ
thợ mài nói tôi mài đi 0.25
thợ chẩn đoán thì phán là lên cos phải không cụ :D
Hehe Em nói thế cho bác hiểu thôi mà, chứ muốn lên hay xuống gì là do mình mà, dựa vào thông số kỹ thuật, dựa vào sai lệch cho phép của của các chi tiết, cụm chi tiết trong các cơ cấu, hệ thống trong động cơ để mình phán thôi. Chứ đưa ra thợ ngoài là cách để thực hiện một cách chính xác hơn nếu mình không đủ điều kiện thực hiện...
Bác chém em quá :((
 
Sau một thời gian hoạt động, có nhiều chi tiết của động cơ bị mài mòn, ăn mòn ( khác nhau đấy nhé: mài mòn cơ học và ăn mòn hoá học), tróc, rỗ, xước, cong, xoắn.... Do vậy, đến kỳ sửa chữa ( trung tu hoặc đại tu), người ta phải kiểm tra các kích thước và độ bóng bề mặt của một số chi tiết đó rồi mới quyết định việc phục hồi hay thay thế.

Standard size - STD :Kích thước nguyên thuỷ, là kích thước do nhà thiết kế quy định. Mỗi chi tiết mới đều có những sai số kích thước cho phép. Sau khi bị ăn mòn hoặc mài mòn.... vượt giới hạn sửa chữa ( Repair limit), các chi tiết máy đều phải phục hồi hoặc thay thế.

Over size - OS: là kích thước to hơn. Ví dụ: Nòng xy lanh xoáy rộng ra.

Under size -US: là kích thước nhỏ hơn. Ví dụ: Cổ trục cơ bị mòn phải mài xuống đường kính bé hơn.

Các CỤ vào đây mà tham khảo thêm nhé!

http://data.oto-hui.com/rk3m1kahlkuh.html

 

nguyenvansoai

Tài xế O-H
buidinhan, 9/11/12
Em xin mạn phép bổ sung ak!
Với xe cũ có 6 cos sửa chữa hơn kém nhau 0,25d;
với xe mới : 3cos : 0,50; 0,75; 1,5 (mm);
thay ống lót xi lanh mới( sơ mi) : cos 0;
bác bidinhan có biết bác sai ở điểm nào không . xin thưa bác sai ở chỗ mỗi lần mài hạ cốt của bác kích thước hơn kém nhau 0,25d là ko đúng nhá. phải nói là sau mỗi cos sửa chữa đường kinh cổ trục cổ biên giảm đi 0,25 mm mới đúng nhé
 

nguyenvansoai

Tài xế O-H
tiêu chuẩn nhật thì lên cos 3 là vứt rồi . còn việt nam mình lên cos 5 ,6 vẫn sài phà phà. hết cos ta đi mạ lại trục , lại mài rồi lại có cos 1 cos 2 kkkk giỏi không.
 

Xuyen_pt

Tài xế O-H
nếu nói chuyện thay mới thì nói gì hả cụ! Với những cái xi lanh hàng xin , khó kiếm dù lên cos vẫn hơn hàng tàu hay hông kong gấp vạn lần! Và trong tiềm thức người việt nam cái gì còn khắc phục , dùng được thì dùng cho tới hỏng không chữa được mời thay ! nên tiết kiệm được khoản tiền!
ép biên theo mình nghĩ là là thay ắc biên.phải thay khi đã bị ghẻ.gây ra tiếng kêu lạo xạo như xát vỏ ốc khi chạy ở tốc độ 40km.nếu ko làm đễ lâu ngày dễ bị phá nòng piston. ép biên là đóng ắc ra thay ắc mới vào, kiểm tra, khống chế độ rơ cũa tay biên. mở ra kiểm tra bạc đạn dơ thì thay luôn! EM NÓI CÓ GÌ KHÔNG ĐÚNG CÁC BÁC CHẶT CHÉM NHIỆT TÌNH HỘ NHA!
Khái niệm ép biên là của xe máy nhé,
 

phuoctruongtan

Tài xế O-H
Để lên cốt được trước hết bác phải kiểm tra được độ mòn của các cặp chi tiết (độ côn , độ ô van) sau đó bác lấy độ mòn lớn nhất để quyết định cốt phải lên(các cặp lắp ghép còn lại phải lên theo) lượng dư gia công tối thiểu cần có là 0.75 dem trong đó 0.5 dem cho nguyên công mài doa, 0.25 dem cho đánh bóng.Đồng thời bác cũng phải xác định được chi tiết của mình đã lên đến cốt mấy ,còn đủ lượng dư gia công để lên cốt tiếp không.Rồi sau đó mới đưa chi tiết đến các cơ sở chuyên phục hồi để họ lên cốt theo yêu cầu./
bác cho em hỏi làm thế nào để kiểm tra cốt máy đã lên cos bao nhiêu ạ !
 

block.lead

Tài xế O-H
Không liên quan lắm nhưng các bác có thể cho em xin ít xăng để tải tài liệu nghiên cứu được không ạ :( mai em nộp đồ án tốt nghiệp rồi mà hôm nay ông thầy bắt làm lại từ đầu ạ :(
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên