Một số điều lưu ý khi sử dụng xe 2-thì... cổ

H
Bình luận: 2Lượt xem: 22,268

haui

Tài xế O-H
Bugi sử dụng chung cho các loại 2-thì thường là bugi chân ngắn: tức là khi nhìn vào bugi, phần sứ trắng ngắn hơn các loại chân dài hoặc có thể phân biệt bằng cách chiều dài đoạn ren (răng) vặn cũng ngắn hơn loại chân dài. (Ra tiệm bán phụ tùng nói là: "bán cho tui một bugi 2-thì chân ngắn").

Hiện trên thị trường thường bán loại bugi NGK, cũng mới 100%, trong hộp, nhưng là bugi giả! (sợ chưa?), khi gắn vào chỉ nổ máy được vài giờ là... ngủm luôn (hoặc không xài được). Trường hợp này rất nguy hiểm và phiền phức. Phiền cho mình, mà mấy anh thợ sửa xe nhà vườn cũng làm phiền mình luôn. Vì cứ nghĩ xe bệnh khó nổ hoặc chạy lụp bụp, không ngọt cứ nghĩ ở đâu đâu, và cứ khăng khăng là không phải bugi, vì bugi mới thay mà. Chết là chết chỗ này, không chịu kiểm tra bugi, cứ đè bình xăng con, vít lửa mà chỉnh, rồi đòi tháo máy làm piston - bạc tùm lum. Ok cứ để cho làm, nhưng khi ráp vô thì đâu vào đấy, bệnh cũ không khỏi mà tháo - chỉnh lung tung... (mệt quá, lúc này là lòng đam mê nhiệt thành đã giảm nghiệm trọng... cũng vì... cái bugi dỏm... mới tinh 100% made in vỉa hè...).

Cách phân biệt bugi giả - thật:
http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Cach-phan-biet-bugi-gia-that/6 5063448/350/
Kiểm tra bugi:
http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Kiem-tra-bao-duong-bugi-theo-d inh-ky/10747733/351/
Các bạn có thể tham khảo kỹ thuật sữa chữa xe máy tại:
http://www.wattpad.com/77169-ki-thuat-sua-chua-xe-may-2?p=1
Vậy Bay tui mới có thơ rằng:

Thứ nhất là tại Bu-gi,

Thứ nhì là tại cái gì bên trong
(không biết cái gì?).

Hiện nay có loại bugi Latin (của BOSCH) giá gấp 2.5 lần loại thường nhưng mà 100% ra-răng-ti (guaranty), chạy mấy năm không hề gì.

Xong cái bệnh bugi phiền phức... đến cái bệnh sáng đạp khó nổ,... chạy một đoạn ngắn hoặc thường xuyên bị hiện tượng "đóng trấu bugi" tức là muội than (bụi cac-bon) đóng đầy ở bugi làm cho tia lửa điện không phóng được, mà dân gian gọi là "bugi đóng trấu" - không nẹt lửa hoặc lửa yếu xìu... không xanh, không mập mà cứ đỏ lè, nhỏ xíu. Để thử biết bugi có nẹt mạnh lửa hay không phải tháo bugi ra ngoài, để tiếp mát (masse) rồi đạp máy, nếu thấy tia lửa xanh, mập phóng đều là ok.

Hiện tượng sáng khó nổ hoặc lúc uống cafe giữa chốn đông người mà đạp không nổ thì... độn thổ luôn (ớn chưa!) hoặc chở em trên xe cổ dạo phố mà một chút lại chết máy, đè xe ra mở bugi, chùi sạch, lắp vô, chạy tiếp, chết máy-tháo ra-chùi sạch-ráp vô... mệt quá mà rồi em cũng bái bai luôn...

Vì sao xe mắc bệnh này (nhiều lắm và thường xuyên) và cách khắc phục ra sao?

Nguyên nhân:
- Nếu đóng trấu "ướt": đóng trấu "ướt" là khi ta tháo bugi ra thấy đóng một lớp muội than như lọ nồi (lấy tay quẹt thì bám vào như lọ nồi), kèm theo trấu bugi và xung quanh sứ trắng bị ướt thì đây là nguyên nhân do dư xăng.
Dư xăng là hiện tượng thường xảy ra với xe cổ và nhất là 2-thì. Vậy nguyên nhân đóng trấu ướt là do dư xăng.

Vì sao lại bị dư xăng? Có hai nguyên nhân:

- Do sửa chữa tồi (tay nghề thợ), và

- Do phụ tùng cũ, hỏng.

1. Do sửa chữa tồi (tay nghề thợ)

Thường thấy (nhiều lắm) là do mấy anh thợ nhà mình làm không đúng mức, được mô tả như sau:

Trước tiên ta tìm hiểu chỉnh ga-răn-ti là gì: chỉnh ga-răn-ti chính là chỉnh chất lượng hòa khí giữa xăng và không khí tạo ra điều kiện tối ưu để đốt cháy hỗn hợp trọn vẹn-sinh ra công lớn nhất (lực đẩy piston lớn nhất) .

Chỉnh Chất lượng hòa khí đúng mức: sau khi chỉnh ốc gió: ốc gió quyết định chất lượng hòa khí giàu hay nghèo: lớn hơn > 15/1 chất lượng hòa khí gọi là nghèo tức thiếu xăng; nhỏ hơn <14 /1 gọi là giàu - dư xăng.

Chất lượng hòa khí thường là 14-15 phần không khí trộn với 1 xăng: tỉ lệ được ghi là 14/1. Thường ta nghĩ, chỉnh ga-răn-ti là chỉnh tốc độ cầm chừng không bị chết máy khi về số 0... hiểu như vậy là không sai nhưng không đầy đủ.

Xe 2-thì bộ chế hòa khí (CHK) hay còn gọi là bình xăng con khi chỉnh ga-răn-ti không được mở ốc gió quá 2 vòng. Vì khi mở ốc gió lớn như vậy là sẽ bị dư xăng (99% là xảy ra). Khi đó thấy dư xăng thì mấy anh thợ bắt đầu can thiệp, bằng cách chêm phao bình xăng con, cho lượng xăng trong bầu xăng con ít đi (vì nghĩ đang dư xăng mà) hoặc chêm thêm một sợi dây đồng nhỏ vào gíc-lơ chính (xỏ lỗ mũi) để giảm bớt dư xăng.

Đây là cách xử lý cực kỳ sai lầm, sẽ dẫn đến những rắc rối như: dư xăng (đóng trấu ướt), sáng khó nổ, chạy 1 chút rồi chết máy, xe khởi động không ổn định, lúc được lúc không, hao xăng, nóng máy. Đến đây, những rắc rối bắt đầu xảy ra, làm cho người sử dụng hết sức chán nản, không còn yêu chiếc xe của mình nữa, không muốn đụng tới (nếu không muốn phiền phức) hoặc chỉ muốn bán cho khuất mắt (xe dọn đẹp tốn tiền mà không chạy được... bực mình chưa?).

Rắc rối này còn làm cho một số chủ xe ăn rồi cứ... kiếm thợ để... chỉnh, chỉnh và chỉnh. Nhưng cứ chỉnh ở đâu đâu, mà không chỉnh đúng bịnh là ốc gió, mà cứ đè chỉnh lửa, chỉnh đã đời rồi chỉnh bằng cách chêm phao, xỏ lỗ mũi chêm gíc-lơ, rồi đẻ ra chế lửa IC cho mạnh dể nổ...

Rốt cuộc, đâu vào đấy... cho đến khi nhìn lại cái giò đạp thì hỡi ôi đã bầm dập.

Chỉ một hành động không am hiểu, cứ tự tiện mở ốc gió lớn khi chỉnh cầm chừng đã dẫn đến những trục trặc khác làm cho chiếc xe và chủ và những người liên quan... rất chán nhau...

Để đánh giá việc chỉnh ga-răn-ti (cầm chừng) có đúng mức hay không bằng cách rất dể và chính xác (99%) như sau:

Sau khi chỉnh ga-răn-ti (chỉnh chất lượng hòa khí) cho xe hoạt động một lúc - chạy thử, xong tháo bugi ra xem: nếu bugi có màu đỏ gạch và khô ráo thì tuyệt vời... ok (có khi là chỉnh...hên!).

Còn khi thấy bugi mà bám muội đen như lọ nồi, xung quanh trấu, sứ bị ướt ướt là rồi... đảm bảo gì khi chạy là phải nằm đường... "Alô anh Ba, anh Sáu hả, đến cứu hộ em với"...

Nếu nghe anh thợ nói bugi bám muội đen lọ nồi như vậy là không sao đâu, cứ chạy đi ít bữa sẽ hết là vì họ không chỉnh nổi, làm không đúng mà cứ muốn gạt mình!
Cần phân biệt 2 trường hợp đóng trấu bugi:

Trường hợp đóng trấu ướt có muội than như lọ nồi là do dư xăng (thường là do chất lượng hòa khí không đúng tức - khoảng dưới 14 phần gió 1 phần xăng <14/1 ~~12 gió 1 xăng 12/1).

Trường hợp đóng trấu khô: khi bugi đóng trấu khô mà muội than khô, cứng đóng có lớp, khi cạy ra bong thành từng vảy nhỏ, thì đây chính là do bị lên nhớt, hoặc pha tỉ lệ xăng nhớt không đúng -trường hợp này là nhiều nhớt.

Tỉ lệ xăng nhớt thông thường là 5% nhớt. Nhưng ở VN thì người ta thường thích pha tỉ lệ này cao hơn: khoảng 7%, thậm chí có anh khi đi xa pha tới 10%; trường hợp này sẽ làm buồng đốt mau đóng khói (rốc máy, nóng máy) và bugi bị đóng trấu khô.

Chú ý quan trọng: xe 2-thì chỉ nên đổ xăng pha nhớt ở những cây xăng có uy tín (?) hoặc kỹ hơn mình mua một thùng/lon nhớt để trong xe, khi đến cây xăng đưa nhớt ra để pha với xăng hoặc yêu cầu người đổ xăng pha nhớt chính hãng. Vì hiện nay nhớt giả rất nhiều và tràn lan. Khi pha nhớt giả không có độ bôi trơn thì sẽ làm cho xe bị ríp-pê bó cứng máy không chạy được, rất tai hại. Bản thân tôi và rất nhiều anh em chơi xe 2-thì trước đây đã bị nhớt dỏm phá hỏng nhiều chiếc xe mới làm máy...

2. Do bộ CHK chế hòa khí nhão quá rồi

Phải phục hồi bộ CHK (chế hòa khí) hoặc thay mới để không bị những bệnh phiền phức như trên: đóng trấu ướt, khó nổ, hay chết máy, không ổn định, hao xăng, nóng máy, xe chạy không có tốc độ (chỉ lết ì ạch thôi), đậu xe trong nhà nghe hôi xăng, chảy xăng thì cũng do ông CHK này gây ra.

Ngoài ra xử lý bình xăng con CHK kết hợp với chỉnh lửa đúng mức (canh lửa) thì mới đảm bảo xe chạy bon bon được và rớt giò là nổ máy, đi xa tốt...

Chỉnh lửa đúng mức: chỉnh theo kinh nghiệm hoặc chỉnh theo đèn (rất chính xác). Đèn chỉnh lửa gọi là Timing Light.

Khi nào gọi là chỉnh hòa khí đúng mức: bugi có màu đỏ gạch ngói hoặc dùng thiết bị đo khí thải để đo chất lượng hòa khí - Nếu thiết bị báo ở vạch xanh thì... ok, còn ngoài phạm vi đó thì phải chỉnh lại...
Vài dòng chia sẻ kỹ thuật và mong đóng góp thảo luận thêm.

Chúc vui.
 

phongtran2008

Tài xế O-H
Bài viết hay và tình trường ghê quá!!
Bác giải quyết hồ em trường hợp này: bugi chỉnh được gần màu rạch rồi (ko ép gió nữa vì muốn kiệm xăng). sáng ra đạp mồi 2 cái (tắt khóa) rồi đạp thiệt là nổ liền. nhưng có hiện tượng là bắng AK (tăng tăng tăng) ko vặng hết ga được, khói ra khá nhiều. Phải nẹt pô một hồi thì mới bớt khói, có ragranty.
Trường hợp này mình hiểu là nhớt 2 thì vô buồng đốt, dư xăng. Vậy giải quyết như thế nào?
Câu hỏi 2: việc điều chỉnh bộ pha nhớt 2 thì tự động có ảnh hưởng đến màu bugi ko? làm sao biết mình chỉnh gần đúng 5%??
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên