Nghề ô tô trong mắt Xã Hội có phải là vậy không?

cucchangda
Bình luận: 42Lượt xem: 6,832

cucchangda

Tài xế O-H
Tự nhiên em thấy cái bài báo này, viết từ năm 2016 rồi, liệu sự thật có phải như vậy không ạ?

Nam cho biết: “Từ năm 2012 - 2015 em làm thợ sửa chữa cho một gara trên phố Trần Nhật Duật, cùng làm với em còn có 3 thợ nữa đều trưởng thành từ những thợ học việc. Đa số thợ học việc đều từ tỉnh lẻ lên kiếm sống, thời gian đầu em làm chân sai vặt cho những thợ cũ, trong quá trình này sẽ được các thợ có kinh nghiệm hơn dạy theo kiểu truyền miệng.

Ở lâu lên lão làng, những kinh nghiệm sửa chữa học được không nhiều bằng các “chiêu” móc túi khách hàng, cách ăn chia và mánh khóe trong kiếm tiền từ sửa ôtô, cách “bắt bệnh” xe theo kiểu “bác sỹ hoa súng” phóng đại các hỏng hóc của xe… Và chỉ mất nửa năm, những thợ học việc sẽ trở thành thợ chính, đảm trách chuyên về một mảng như: sơn, làm đồng, điện, máy…”

Cũng theo Nam, là người trong nghề đi lên từ chân giúp việc nên anh cũng hiểu tường tận mọi việc lớn nhỏ, mọi mánh khóe của các gara sửa chữa ô tô. “Phương châm” của họ chính là thay mới hơn sửa chữa, nghĩa là kể cả những hỏng hóc nhẹ vẫn có thể sửa chữa được họ cũng đều phóng đại “bệnh” hay “nghiêm trọng hoá” vấn đề để khách hàng phải thay mới phụ tùng, khi khách đồng ý sẽ bị “làm giá” phụ tùng và chịu thêm tiền công sửa chữa.

Phương tiện tăng, đồng nghĩa với việc gara tăng thêm lượng khách hàng mang xe tới sửa chữa. Lúc này thời gian từ một thợ học việc lên thợ chính càng được rút ngắn để đáp ứng với nhu cầu thiếu thợ của các gara.

Mặt bằng lương thợ chính mà các gara ô tô thường trả cho họ dao động từ 4 – 7 triệu đồng/tháng (tuỳ thâm niên và kinh nghiệm). Nhưng cũng từ đây, thợ chính không chỉ trông vào lương mà thu nhập của họ còn có thêm những khoản “lậu” từ các phi vụ “kênh” giá phụ tùng và các “chiêu” bắt bệnh xe, móc túi khách hàng.

Trong vòng xoáy của đồng tiền, những người thợ sửa xe ô tô tâm huyết với nghề ngày càng hiếm hoi.

Trong vòng xoáy của đồng tiền, những người thợ tâm huyết với nghề ngày càng hiếm hoi. Không biết từ bao giờ mà trong suy nghĩ của thợ sửa ô tô khách hàng là một cái “mỏ” dễ đào và cần tận dụng triệt để. Trong khi quan niệm của người đi xế hộp lại nghĩ cứ cái gì liên quan đến ô tô đều phải nhiều tiền mới là đồ xịn, đồ tốt.

Chính vì thế các gara bắt được thóp khách hàng tha hồ “chém” đẹp. Chẳng hạn, giá một chiếc lọc gió, lọc dầu của dòng xe Daewoo, Toyota, Kia… xuất xứ Trung Quốc được các gara nhập vào chỉ vài chục nghìn đồng, nhưng khi viết hóa đơn cho khách sẽ là vài trăm nghìn đồng.

Đa số khi thay phụ tùng, khách hàng đều phải chịu cái giá “cắt cổ”, mỗi nơi một giá bởi chủ gara nhìn mặt khách để tính tiền, nều là người am hiểu chút ít về kỹ thuật thì “chém” nhẹ tay, còn khách hàng mù mờ sẽ “chém” không thương tiếc… Nam trải lòng: Đa số thợ sửa chữa ô tô hiện nay đều đi làm kiếm sống, chạy theo đồng tiền vì miếng cơm manh áo nên rất khó kiếm những thợ có tâm huyết với nghề, họ sẵn sàng bỏ qua yếu tố an toàn của xe, của khách hàng. Còn các chủ gara không phải ai cũng tâm huyết, giữ chữ tín với khách, vì lợi nhuận kinh doanh, rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư, tiền sinh lời… nên vì thế mà cái nghề vốn dĩ không mấy thiện cảm này càng trở thành nên tai tiếng trong mắt khách hàng.

Nguồn: Vnmedia
 

ut_phucat

Tài xế O-H
Còn em, một thằng không biết nhậu nhẹt, hút chích thật khó có thể hòa đồng với những anh thợ chính bởi vì ai cũng đòi em 1 chầu nhậu.
 

Nguyễn Thanh Đàm

Giữ xe
Nhân viên
Đây là câu chuyện của những "THẰNG THỢ" , Những người trên OTO-HUI mà Tôi quen biết dù là thợ , thầy, kỹ thuật viên hay là chủ cũng chưa bao giờ có những vấn đề này, bài viết này không phải không đúng mà là rất đúng với những người KHÔNG có TÂM NGHỀ trong sáng, và họ đang có QUƠ CÀO để kiếm vài đồng tiền lẻ thay cho việc phát triển TẦM NGHỀ của mình đi lên..
 

duongdx_na

Tài xế O-H
Đây là câu chuyện của những "THẰNG THỢ" , Những người trên OTO-HUI là môi quen biết dù là thợ hay là chủ cũng chưa bao giờ có những vấn đề này, bài viết này không phải không đúng mà là rất đúng với những người không có TÂM nghề trong sáng, và họ đang có QUƠ CÀO để kiếm tiền thay cho việc phát triển TẦM NGHỀ của mình lên
Họ đang bán rẻ đi lương tâm nghề nghiệp và một phần nào đó là đạo đức sống, đồng thời cũng chặn đứng luôn sự phát triển của bản thân và xã hội.
Kiểu làm ăn chộp giật chỉ biết lợi trước mắt, tư duy sai lầm.
 

cucchangda

Tài xế O-H
Cuộc sống là vậy chẳng có 1 công việc jk , tất cả luôn ..... đều có 2 mặt cả... chúng ta đừng ngồi đó trách móc công việc này thế nọ công việc này thế kia. Mỗi 1 công việc nghành nghề đều có mặt trái của nó. E đố bác nói ra đc công việc nào chỉ có mặt tốt và ai cũng quý đó.....con nói về kỹ thuật sửa chữa khách hàng phải cảm ơn các bác thợ nhiều ấy. Vì k có họ sửa cho thì se của khach mỗi khi bị hởng thì bán đồng nát cho nên thái nguyên... còn họ nói chặt chém hay jk đó thì do cách nghĩ của 1 số người thuu
Đúng như bác nói, em tin là nghề của mình Đẹp hơn bài báo đó nói nhiều
 

cucchangda

Tài xế O-H
Đây là câu chuyện của những "THẰNG THỢ" , Những người trên OTO-HUI mà Tôi quen biết dù là thợ , thầy, kỹ thuật viên hay là chủ cũng chưa bao giờ có những vấn đề này, bài viết này không phải không đúng mà là rất đúng với những người KHÔNG có TÂM NGHỀ trong sáng, và họ đang có QUƠ CÀO để kiếm vài đồng tiền lẻ thay cho việc phát triển TẦM NGHỀ của mình đi lên..
Chắc em nghĩ do cuộc sống khó khăn quá nên cái Tâm nghề nhiều người tạm đặt sang 1 bên
 

thaoden

Tài xế O-H
lương tâm bằng lương tháng không?
Tôi hỏi thêm : làm nghề, tìm bệnh muốn nổ con mắt, đau não, rồi khi tính tiền công kỹ thuật, khách hàng nói làm chi mắc thế, làm có tí mà đòi nhiều tiền; hoặc trưa nắng, chạy đi câu bình cho khách, xong khách đưa 20 ngàn, 50 ngàn bảo cầm uống nước. lúc đó muốn trả lại tiền, tắt cái máy cho nó đứng luôn đó cho đỡ tức.
Khi khách hàng tôn trọng thằng thợ sửa xe thì ắt sửa xe sẽ có tâm.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Họ đang bán rẻ đi lương tâm nghề nghiệp và một phần nào đó là đạo đức sống, đồng thời cũng chặn đứng luôn sự phát triển của bản thân và xã hội.
Kiểu làm ăn chộp giật chỉ biết lợi trước mắt, tư duy sai lầm.
Thật sự nó rất đáng buồn, nhưng vì nhiều lẽ, lương tâm bây giờ không bán đắt được, bác ạ
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
mỗi người thợ, thầy, kỹ thuật viên nghề ô tô của chúng ta phải cố gắng trao dồi nghề nghiệp và cả đạo dức làm nghề, luôn hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, tôi biết diễn đàn oto hui đã nhiều năm, nơi tôi học hỏi và có thể giúp đỡ mọi người cùng chí hướng với mình, có như vậy mới sống chết với nghề được. Đâu đó vẫn có những người thợ chặt chém, đạp đổ khách hàng không có tâm huyết, nhưng hy vọng số đó không nhiều dù là vẫn có.
Nhiều đấy bác, và rất manh động
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên