Nguyên lý làm vệc của xy lanh phanh chính 2 dòng loại tăng đem?

H
Bình luận: 4Lượt xem: 8,312

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc của xy lanh phanh chính 2 dòng loại tăng đem?

Khái quát: Dẫn động hai dòng là xi lanh chính (tổng phanh) có hai pít tông (hai buồng công tác) từ hai buồng có hai đầu ra độc lập dẫn đến các xi lanh bánh xe của ôtô. Xi lanh chính có cấu tạo như vậy gọi là xi lanh loại "tăng đem" (hình 1).
Có nhiều phương án bố trí hai dòng độc lập đến các bánh xe, ở đây giới thiệu hai phương án tiêu biểu thường được sử dụng hơn cả, đó là sơ đồ trên hình 1a và hình 1b.
Ở sơ đồ hình 1a thì một dòng được dẫn động ra hai bánh xe cầu trước còn một dòng được dẫn động ra hai bánh xe cầu sau. Với cách bố trí này một trong hai dòng bị rò rỉ dòng còn lại vẫn có tác dụng. Ở sơ đồ hình 1b thì một dòng được dẫn tới một bánh xe phía trước và một bánh xe phía sau so le nhau, còn một dòng được dẫn tới hai bánh xe so le còn lại.
Trong trường hợp này khi một dòng bị rò rỉ thì dòng còn lại vẫn có tác dụng và lực phanh vẫn sinh ra ở một cặp bánh xe so le trước và sau.


Cấu tạo xi lanh tăng đem (Hình 2): Trong xi lanh chính của loại này bố trí hai pít tông: pít tông số 1, pít tông số 2. Ứng với mỗi khoang của pít tông trên xi lanh đều có hai cửa dầu: một cửa nạp dầu và một cửa bù dầu, như đối với xi lanh chính loại đơn đã xét. Một bình chứa dầu chung đặt trên xi lanh chính và có hai đường dẫn tới hai khoang làm việc của hai pít tông. Hai lò xo hồi vị số 1 và số 2 có tác dụng đẩy pít tông về vị trí tận cùng bên phải khi ở trạng thái chưa làm việc.
Pít tông số 1 được chặn bởi vòng chặn và vòng hãm, còn pít tông số 2 được chặn bởi bu lông bắt từ vỏ xi lanh.



Nguyên lý hoạt động (Hình 3):
Ở trạng thái chưa làm việc cả pít tông số 1 và số 2 đều nằm ở vị trí tận cùng phía bên phải, lúc này các lỗ bù dầu và nạp dầu của cả hai buồng đều thông với các khoang trước và sau của mỗi pít tông.
Khi đạp phanh, trước hết pit tông số 1 dịch chuyển sang trái khi đã đi qua lỗ nạp dầu thì áp suất dầu ở khoang phía trước của pít tông số 1 sẽ tăng để cùng lò xo số 1 tác dụng lên pít tông số 2 cùng dịch chuyển sang trái (hình 3a). Khi pít tông số 2 đi qua lỗ nạp dầu thì khoang phía trước của pít tông số 2 cũng được làm kín nên áp suất bắt đầu tăng. Từ hai cửa ra của xi lanh chính, dầu được dẫn tới các xi lanh bánh xe. Khi nhả bàn đạp phanh dưới tác dụng của các lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh, ở bàn đạp phanh và các lò xo hồi vị pít tông trong xi lanh chính thì các pít tông 1 và 2 được đẩy trả về vị trí ban đầu. Dầu từ xi lanh bánh xe được hồi về xi lanh chính, kết thúc quá trình phanh (hình 3b).
Đối với xi lanh chính dẫn động hai dòng loại "tăng đem", nếu một dòng bị rò rỉ thì dòng còn lại vẫn có khả năng làm việc để thực hiện phanh các bánh xe của dòng còn lại (xem hình 3c,d).
Giả sử dòng dẫn đến phanh cầu trước bị đứt (hình 3c), khi này đạp phanh pít tông 1 sẽ đẩy dầu tác động lên pit tông 2, pit tông số 2 sẽ chạy tự do đến khi chạm vào xi lanh thì nó dừng lại. Do pít tông 1 tiếp tục dịch chuyển nên áp suất dẫn đến các phanh cầu sau tăng, thực hiện phanh các bánh xe sau. Như vậy trong trường hợp này phanh ở bánh xe cầu trước mất nhưng phanh ở bánh xe cầu sau vẫn còn tác dụng. Trường hợp dòng dẫn đến phanh cầu sau bị đứt (hình 3d) thì quá trình diễn ra tương tự.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên