[NH] [Đố vui có thưởng] P8- Hiện tượng kích nổ trên động cơ Diesel

huynguyenmbv
Bình luận: 60Lượt xem: 11,874

sirduyduc

Tài xế O-H
cụ định nghĩa hiện tượng cháy kích nổ hộ em cái rồi hãy nói!:D
Nếu dầu khó tự cháy sẽ gây cháy kích nổ, khó khởi động máy. Quá trình cháy có 2 trường hợp xảy ra: Cháy bình thường và Cháy kích nổ.Nguyên nhân gây cháy kích nổ chính là do trong dầu có phân tử khó tự cháy (hoặc là phân tử có kích thước nhỏ hay phân tử có cấu trúc dày đặc).Chỉ tiêu đặc trưng cho tính chống kích nổ _ tính tự cháy của dầu là chỉ số xêtan C16 H34 . Dầu có trị số xêtan càng cao thì càng dễ tự cháy có tính chống kích nổ càng cao
cụ đọc kỹ bài người khác viết trước khi vặn cụ ạ!còn tài liệu trích dẫn ở đâu thì những ai có thiện chí trao đổi,thảo luận em vui lòng trao đổi.còn thảo luận với cái tiêu chí chê bai giễu cợt tự cho mình là nhất như cụ,thì em không có hứng!e với cụ dừng lại ở đây nhé!ai đúng ai sai đối với e chẳng có gì quan trọng,cái gì sai thì e học,e chỉnh.việc còn lại,mời các cụ và chủ thớt chém tiếp!
 

gato

Tài xế O-H
Nếu dầu khó tự cháy sẽ gây cháy kích nổ, khó khởi động máy. Quá trình cháy có 2 trường hợp xảy ra: Cháy bình thường và Cháy kích nổ.Nguyên nhân gây cháy kích nổ chính là do trong dầu có phân tử khó tự cháy (hoặc là phân tử có kích thước nhỏ hay phân tử có cấu trúc dày đặc).Chỉ tiêu đặc trưng cho tính chống kích nổ _ tính tự cháy của dầu là chỉ số xêtan C16 H34 . Dầu có trị số xêtan càng cao thì càng dễ tự cháy có tính chống kích nổ càng cao
cụ đọc kỹ bài người khác viết trước khi vặn cụ ạ!còn tài liệu trích dẫn ở đâu thì những ai có thiện chí trao đổi,thảo luận em vui lòng trao đổi.còn thảo luận với cái tiêu chí chê bai giễu cợt tự cho mình là nhất như cụ,thì em không có hứng!e với cụ dừng lại ở đây nhé!ai đúng ai sai đối với e chẳng có gì quan trọng,cái gì sai thì e học,e chỉnh.việc còn lại,mời các cụ và chủ thớt chém tiếp!
Nói chung chính cụ đang không có thiện chí lắng nghe đấy thôi, cụ mà hiểu chưa đúng thì bị góp ý là bình thường. Cụ đang hiểu sai lệch vấn đề mà cụ còn không nhận ra. Nếu cụ không muốn biết nữa thì tôi cũng chẳng cần nói thêm gì cho cụ cả! chỉ tiếc, nếu cụ mà làm về góc độ giáo dục thì sẽ làm hỏng một thế hệ các kỹ sư cơ khí động lực mất. Vì nếu như hiểu không đúng bản chất thì không hiểu đúng đc cái "thân thể" của cái động cơ, rồi sử dụng có các "bệnh tật" đi kèm với hiện tượng cháy kích nổ đó. Tôi nghĩ cụ nên tìm hiểu lại một chút và biết lắng nghe một chút! tks so much!
 

dangthanhhoa

Tài xế O-H
các cụ làm gì mà căng thẳng vậy ợ, đây là diễn đàn nên các cụ cứ thoải mái ngôn luận trong khuôn khổ nghề nghiệp, có gì thì mình tham khảo thêm ý kiến của các mem kinh nghiệm khác nữa mà.
em tin chắc sau khi em viết bài này sẽ có mem hoặc mod hoặc admin nào đó ghé thăm đủ kinh nghiệm để kết thúc và làm rõ vấn đề này, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa cụ sir và cụ gato.
cảm ơn các cụ.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Nói chung chính cụ đang không có thiện chí lắng nghe đấy thôi, cụ mà hiểu chưa đúng thì bị góp ý là bình thường. Cụ đang hiểu sai lệch vấn đề mà cụ còn không nhận ra. Nếu cụ không muốn biết nữa thì tôi cũng chẳng cần nói thêm gì cho cụ cả! chỉ tiếc, nếu cụ mà làm về góc độ giáo dục thì sẽ làm hỏng một thế hệ các kỹ sư cơ khí động lực mất. Vì nếu như hiểu không đúng bản chất thì không hiểu đúng đc cái "thân thể" của cái động cơ, rồi sử dụng có các "bệnh tật" đi kèm với hiện tượng cháy kích nổ đó. Tôi nghĩ cụ nên tìm hiểu lại một chút và biết lắng nghe một chút! tks so much!
cảm ơn cụ vì đã nói thật như thế!đó là điều đầu tiên e muốn nói với cụ.
còn em,thưa với cụ em vẫn đang là sinh viên,nên em tham gia với những gì em hiểu,và em không ngại sai,như em đã nói,sai em sửa.em đưa ra ý hiểu của em như thế,và nếu cụ biết rõ vấn đề hơn em cụ cứ giảng giải cho đàn em thoải mái.trên O-H này,em luôn tránh tranh luận gay gắt với bất kỳ cụ nào.chỉ xin góp ý với cụ một điều nho nhỏ,dù là với đàn em như em,hay với cụ nào khác,cụ thân thiện hơn một chút,vì không chỉ riêng toppic này,không chỉ riêng cụ,mà em muốn nói đến rất nhiều toppic khác,có những lời nhận xét của các cụ,khiến cho "đàn em" đọc xong từ đó ngại tham gia,ngại thảo luận vì lý do gì cụ biết rồi đấy.còn bây giờ,mời cụ chém tiếp,em xin phép lắng nghe và học hỏi,em tôn trọng tất cả 180000 thành viên O-H cụ ạ!
 

gato

Tài xế O-H
cảm ơn cụ vì đã nói thật như thế!đó là điều đầu tiên e muốn nói với cụ.
còn em,thưa với cụ em vẫn đang là sinh viên,nên em tham gia với những gì em hiểu,và em không ngại sai,như em đã nói,sai em sửa.em đưa ra ý hiểu của em như thế,và nếu cụ biết rõ vấn đề hơn em cụ cứ giảng giải cho đàn em thoải mái.trên O-H này,em luôn tránh tranh luận gay gắt với bất kỳ cụ nào.chỉ xin góp ý với cụ một điều nho nhỏ,dù là với đàn em như em,hay với cụ nào khác,cụ thân thiện hơn một chút,vì không chỉ riêng toppic này,không chỉ riêng cụ,mà em muốn nói đến rất nhiều toppic khác,có những lời nhận xét của các cụ,khiến cho "đàn em" đọc xong từ đó ngại tham gia,ngại thảo luận vì lý do gì cụ biết rồi đấy.còn bây giờ,mời cụ chém tiếp,em xin phép lắng nghe và học hỏi,em tôn trọng tất cả 180000 thành viên O-H cụ ạ!
đúng là mod thử nghiệm có khác, nói nghe gió thổi ù ù! thôi thì cụ cứ tiếp tục tư duy của cụ đi. Tôi cũng tôn trọng diễn đàn, tôn trọng ý kiến của cụ và không muốn nói thêm gì cả! nếu cụ là sinh viên thì cụ còn "non và xanh lắm", mình cũng chỉ thi thoảng mới vào thăm diễn đàn được. nhưng không ngờ gặp anh mod này thì....
 

gato

Tài xế O-H
xin phép chủ thớt cho tôi trình bày cái nha!
Vấn đề đặt ra là mối liên hệ giữa kết cấu và cháy kích nổ trong động cơ diesel.
Trước tiên tôi xin định nghĩa hiện tượng cháy kích nổ: Hiện tượng cháy kích nổ là hiện tượng cháy đột ngột một phần hỗn hợp cháy trước khi ngọn lửa lan truyền tới nó. Cơ chế của hiện trượng cháy kích nổ chưa được giải thích một cách hoàn chỉnh. Tuy nhiên có một quan điểm mà được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn cả đó là: cháy kích nổ là kết quả của quá trình hóa học xảy ra đối với các phần tử nhiên liệu khi bị nén quá mạnh. Dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao các phân tử hydrocacbon bị phá hủy, các sản phẩm phân hủy kết hợp với oxy hình thành các peroxit tích tụ từng vùng trong buồng đốt và peroxit này có tính chất của hợp chất nổ. Cháy kích nổ chính là việc phân hủy các peroxit đó và làm trong xy lanh hình thành các sóng xung kích phản lại các sóng cháy từ phía bugi (trong động cơ xăng là cháy theo màng nha các cụ nha còn trong động cơ diesel người ta xem là tuân theo mô hình cháy thể tích nha). Tốc độ sóng xung kích là rất lớn, nó vào cỡ từ 1500 - 2000m/s và nó phản xạ nhiều lần khi gặp thành vách xylanh tạo nên tiếng gõ đanh sắc giống như tiếng của động cơ hao mòn.
cháy kích nổ chỉ xảy ra khi đã xuất hiện tia lửa điện đối với phần hòa khí bốc cháy sau đó bị ép mạnh bởi áp suất của hòa khí đã và đang bị cháy từ phía bugi
với động cơ diesel, quá trình cháy rất phức tạp và để phân biệt với động cơ xăng thì người ta gọi là mô hình cháy là thể tích bởi vì: nhiên liệu phun vào thời gian hòa trộn ngăn, ở gần vòi phun thì đậm, xa thì nghèo không thể bốc cháy. Mà đặc trung cho tính tự bốc cháy chính là trị số xeetan. Theo quá trình cháy thì trị số xê tan càng cao càng tốt để cho thời gian cháy trễ(tức giai đoạn đầu quá trình cháy được rút ngắn xuống)tuy nhiên trị số xê tan của diesel để đảm bảo ch o động cơ làm việc tốt là 40 - 55 (cái này có nguyên nhân, các đồng chí nào quan tâm lại tìm hiểu thêm chút nha). Nếu trị số xetan mà quá thấp thì tính tự cháy của động cơ diesel không đảm bảo dẫn tới hiện tượng cháy không bình thường và có biểu hiện giống hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ xăng
Việc thay đổi kết cấu buồng đốt trong động cơ diesel là một biện pháp cải thiện quá trình cháy và cụ tỉ đó chính là việc rút ngắn thời gian cháy trễ của động cơ xuống.
Việc rút ngắn đó được tiến hành 2 biện pháp tác động:
thứ nhất là tác động vào nhiên liệu tuy nhiên tính chất của nhiên liệu để đảm bảo cho động cơ hoạt động bình thường thì ít thay đổi được
thứ hai đó là tác động vào kết cấu để tạo sự hoàn hảo cho việc chuẩn bị hỗn hợp cháy. Việc tạo sự hoàn hảo này phụ thuộc vào vòi phun, chùm tia phun; tỉ số nén của động cơ và đặc biệt là các phương án tạo xoáy lốc trong buồng đốt vì như thế sẽ giảm được áp suất phun nhiên liệu mà vẫn đảm bảo được độ tơi cho chùm nhiên liệu đấy các cụ ạ.
Phần này mà trình bày thì trong khoảng cả chục cái luận án tiến sĩ cũng chưa hết vì mới mỗi cái buồng cháy đó đã là một cái rồi.
Tuy nhiên xin nhắc lại rằng: Hiện tượng cháy kích nổ chỉ xảy ra đối với động cơ xăng ( ngoài ra còn cháy sớm, cháy trên đường ống xả...) còn trong động cơ diesel là hiện tượng cháy không bình thường giống hiện tượng cháy kích nổ
Cái này không phải do tôi tự bịa ra nha mà là do các nhà khoa học của nước Đức - tổ sư động cơ, và nước Nga - sư phụ động cơ viết nha!
Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

sirduyduc

Tài xế O-H
đúng là mod thử nghiệm có khác, nói nghe gió thổi ù ù! thôi thì cụ cứ tiếp tục tư duy của cụ đi. Tôi cũng tôn trọng diễn đàn, tôn trọng ý kiến của cụ và không muốn nói thêm gì cả! nếu cụ là sinh viên thì cụ còn "non và xanh lắm", mình cũng chỉ thi thoảng mới vào thăm diễn đàn được. nhưng không ngờ gặp anh mod này thì....
em biết em còn non và xanh,nhưng ngày cụ còn là sinh viên cụ đã non và xanh được như thế hay chưa?cụ cứ tự vỗ ngực cho mình là nhất,kiêu ngạo.Mod không đồng nghĩa với giỏi,còn vô vàn thành viên nick đen nhưng tài năng của họ thì vô cùng.lớp trẻ luôn muốn học hỏi,nhưng không phải bằng mọi giá,đặc biệt là với những người nhìn người khác bằng nửa con mắt như cụ.
 

nguyenquynh2809

Tài xế O-H
bản thân động cơ diesel cháy là nhờ hiện tượng kích nổ đó các bác àh.như vậy chủ thớt đưa ra vấn đề này là không hợp lý rồi.
bác chủ thớt có biết trên động cơ diesel nào có gắn cảm biến kích nổ không, bác chỉ em với. nếu xe đó có gắn cảm biến kích nổ thì tìn hiệu nó gửi về là liên tục, vì lúc nào cũng kích nổ mà
 

giangotola

Tài xế O-H
TÍNH CHỐNG KÍCH NỔ: Nếu dầu khó tự cháy sẽ gây cháy kích nổ, khó khởi động máy. Quá trình cháy có 2 trường hợp xảy ra: Cháy bình thường Cháy kích nổ: Nguyên nhân gây cháy kích nổ chính là do trong dầu có phân tử khó tự cháy (hoặc là phân tử có kích thước nhỏ hay phân tử có cấu trúc dày đặc). Chỉ tiêu đặc trưng cho tính chống kích nổ _ tính tự cháy của dầu là chỉ số xêtan C16 H34 . Dầu có trị số xêtan càng cao thì càng dễ tự cháy có tính chống kích nổ càng cao.:cp
 

phuocda

Tài xế O-H
Hiện tượng tự kích nổ đơn giản chỉ là sự cháy nhiên liệu trong buồn đốt xảy ra ngoài tấm kiểm soát không như thiết kế của động cơ mà thôi, dùng buồn đốt phụ ư?! hình như bây giờ người ta thiết kế phun trực tiếp nhiều hơn. Để khắc phục hiện tượng tự kích nổ người ta đã thiết kế động cơ theo hướng điều khiển bằng điện tử hết rồi ( cảm biến chống kích nổ).
 

anhvuhung1

Tài xế O-H
Hiện tượng tự kích nổ đơn giản chỉ là sự cháy nhiên liệu trong buồn đốt xảy ra ngoài tấm kiểm soát không như thiết kế của động cơ mà thôi, dùng buồn đốt phụ ư?! hình như bây giờ người ta thiết kế phun trực tiếp nhiều hơn. Để khắc phục hiện tượng tự kích nổ người ta đã thiết kế động cơ theo hướng điều khiển bằng điện tử hết rồi ( cảm biến chống kích nổ).

ý tưởng phun trực tiếp có đúng ko nhỉ:7::7::7:
 

nguyen_nhut6789

Tài xế O-H
Hiện tượng tự kích nổ đơn giản chỉ là sự cháy nhiên liệu trong buồn đốt xảy ra ngoài tấm kiểm soát không như thiết kế của động cơ mà thôi, dùng buồn đốt phụ ư?! hình như bây giờ người ta thiết kế phun trực tiếp nhiều hơn. Để khắc phục hiện tượng tự kích nổ người ta đã thiết kế động cơ theo hướng điều khiển bằng điện tử hết rồi ( cảm biến chống kích nổ).
Không hẳn là như zậy đâu pác ak!
hiện nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu về buồng đốt phụ đấy pác ah! và vẫn áp dụng nhiều về buồng đốt phụ.
Ưu điểm của buồng đốt phụ là:
+ Do buồng đốt phụ nhỏ nên việc sấy nóng trong buồng đốt nhỏ rất nhanh
+ khi piston nén lại áp suất trong buồng đốt phụ lớn hơn buồng đốt chính nên rất dễ cháy
+ khi cháy ở buồng đốt phụ lửa sẽ lan ra buồng đốt chính rất nhanh và cháy sạch => có như vậy nhiệt độ sẽ không vượt giới hạn ->sẽ không gây cháy kích nổ.
 

james

Tài xế O-H
ĐỂ các bác cùng tranh luận e xin hỏi chủ thớt ht kích nổ ở DIESEL diễn ra ntn, ngọn lữa thứ cấp xuất hiện trong trường hợp nào? vì e cũng chưa thấy sách nào nói về hiện tượng này.
 

james

Tài xế O-H
theo e trên đc diesel ko sảy ra hiện tượng cháy kích nổ vì :
cuối kỳ nén nl mới đc phun vào buồng đốt, ko khí đc đưa vào trước => hỗn hợp ko đồng nhất
-time chuẩn bị cháy là rất ngắn
-các bác biết diesel NL pải đạt P max thì mới tự cháy MÀ P trên mọi điểm trong buồng đốt thì sẽ ko đồng nhất ko có trung tâm cháy chõ nào p lớn nhất sẽ cháy trước nên lấy đâu ra gọn lữa thứ cấp (có lẽ nguyên nhân ở đây)

theo e ĐC DIESEL có V buồng đốt cỡ lớn có màng lữa cháy trãi rộng gây hiện tượng gõ nên nhầm vs HT Kích nổ hay ko ??
các bác cho ý kiến ạ.
 
N

nghiaman

Khách
bác gato giải thích hiện tượng cháy kích nổ chi rất chi tiêt. cảm ơn bác đã giúp em hiểu vẫn đề này.
 

luyen_hybrid

Tài xế O-H
Hiện tượng tự kích nổ đơn giản chỉ là sự cháy nhiên liệu trong buồn đốt xảy ra ngoài tấm kiểm soát không như thiết kế của động cơ mà thôi, dùng buồn đốt phụ ư?! hình như bây giờ người ta thiết kế phun trực tiếp nhiều hơn. Để khắc phục hiện tượng tự kích nổ người ta đã thiết kế động cơ theo hướng điều khiển bằng điện tử hết rồi ( cảm biến chống kích nổ).

cảm biến đó là cảm biến kích nổ bác nhé chứ khong phải cảm biến chống kich nổ,nó có tác dụng phát hiện hiện tượng kích nổ trên động cơ để báo về ECU để ECU điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu
 

hoangmeo123456

Tài xế O-H
Hôm nay đọc bài của các cụ rất nhiều, có rất nhiều quan điểm và làm tôi cũng hiểu được nhiều thứ. Tôi cũng xin đóng góp một số suy nghĩ của mình như sau:
1. Động cơ xăng: Hỗn hợp được hòa trộn trướccháy nhờ nguồn lửa của bu gi.
2. Động cơ diezen: hỗn hợp được hòa trộn khi vòi phun bắt đầu phun (cuối kỳ nén) tự bốc cháy do gặp điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Và quá trình cháy bắt đầu tại nơi có điều kiện tốt nhất trước sau đó có thể lan ra hoặc một lúc xuất hiện nhiều điểm cháy. Điều đó cũng có thể hiểu động cơ diezen cháy có kích nổ. Vậy tại sao trên động cơ xăng người ta lại sợ kích nổ còn động cơ diezen thì vẫn thế?
- Thứ nhất : Khi kích nổ xảy ra thì đối với động cợ xăng đó là toàn bộ hỗn hợp (đã nạp vào ở kỳ hút) => sóng áp suất lớn và hậu quả thì trên đã nói rồi..
- Thứ 2: Kích nổ xảy ra đối với động cơ diezen là khi vòi phun bắt đầu phun lượng nhiên liệu ban đầu (ít nhiên liệu) nên kích nổ nhẹ đồng thời nhờ kích nổ để tăng vận tốc cháy, giảm thời gian cháy chuẩn bị để mồi lửa cho thời gian cháy chính. Và lúc này nhờ mồi lửa ban đầu nó giống như lửa của bugi trên máy xăng giúp cho hỗn hợp cháy hết.
- Thứ 3: Trên các máy dầu củ thì buồng cháy thống nhất, tốc độ tăng áp suất cũng như hiện tượng kích nổ lớn nên chúng ta thấy động cơ làm việc ồn hơn, tiếng gõ lớn, rung hơn.
- Thứ 4: Cải thiện tình hình nên dùng buồng cháy phụ, xoáy lốc: Thằng này êm hơn vì giai đoạn cháy kích nổ ít hơn đồng thời tốc độ tăng áp suất nhỏ hơn, áp suất phun của vòi phun và kết cấu vòi phun ưu điểm hơn (các cụ đã nói ở trên).
- Cuối cùng: Dùng hệ thống phun dầu điện tử. Nó ngoài các ưu điểm về khí thải, tiêu hao nhiên liệu thì ở đây tôi chỉ nói đến cái êm khi vận hành của nó đó là người ta chia ra các giai đoạn để phun làm sao cho kích nổ là nhỏ nhất ( có kích nổ ở giai đoạn cháy ban đầu). còn sau đó thì phun tiếp các giai đoạn khác để đảm bảo áp suất tăng một cách thích hợp, phù hợp với vị trí của pit tông và thành tựu rõ nhất là chúng ta thấy các động cơ máy dầu của hyundai trên santafe, tiếng nổ gần như máy xăng.
Ở đây có nhiều bạn sẽ còn nghi ngờ nhưng tôi có một ví dụ đơn giản hơn đó là khi bạn đẩy một cái bàn thì nó sẽ đi nhưng nếu bạn không đẩy mà là đấm vào cái bàn thì như ta thấy một là nó không đi và tay mình chảy máu và hai là cái bản bị vở ra ( như phim lý tiểu long). Và trường hợp bạn đẩy là cháy bình thường còn trường hợp bạn đấm là cháy kích nổ.
3. Kết luận: Trên động cơ diezen có kích nổ nhưng là giai đoạn bắt đầu cháy( bắt buộc phải có) vì nó tự bốc cháy, biết ở đâu và bao nhiêu điểm cháy. Còn kích nổ ở phần sau là không nên, không muốn và không tốt.
Xin hết! Các cụ xem và góp ý cho em.
 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
Đã theo đến trang thứ 4 rồi nhưng mà em vẫn chưa thấy ai trả lời câu hỏi của bác huynguyenbmv, và vẫn còn đang loanh quanh với vấn đề là động cơ Diesel có kích nổ hay là không? Em học từ lò của thầy Ga ra, cũng lâu rồi em ko còn nhớ cụ thể nữa ợ, để xem lại rồi sẽ chỉnh update sau, nhưng chính xác là thầy có nói quá trình cháy của động cơ diesel gồm 4 giai đoạn: cháy trễ, cháy nhanh, cháy chính và cháy rớt, và trong đó giai đoạn cháy nhanh (từ lúc đường p tách khỏi đường nén đến pmax) thực chất là quá trình cháy nổ đồng thời và giống như quá trình cháy kích nổ trên động cơ xăng. Xin lỗi vì bài viết của em vẫn bị lạc đề chủ đề của bác huynguyenbmv.Để em xem lại định nghĩa của thầy về cháy và nổ khác nhau như thế nào nếu bác nào có nhu cầu thảo luận tiếp.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên