Những điều cần biết khi sử dụng xe gắn máy

N
Bình luận: 0Lượt xem: 4,223

nhockey

Tài xế O-H
Bạn không muốn trễ giờ chỉ vì những trục trặc không đáng của chiếc xe? Bạn muốn tránh những sự cố có thể gây tại nạn cho bạn và người thân? Bạn không muốn mất quá nhiều tiền để thay thế những bộ phận đã bị hỏng hóc chỉ vì bạn thiếu quan tâm đến chiếc xe? Bạn không muốn bị "bịp" bởi những thợ sửa xe không đáng tin cậy? Câu trả lời là bạn hãy tìm hiểu, "bắt mạch" và phòng tránh những bệnh vặt của xe máy!

Để động cơ có tuổi thọ cao nhất, bạn phải luôn chú ý tới dầu bôi trơn của xe; sử dụng dầu, thay dầu theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thường xuyên kiểm tra mực dầu qua que thăm dầu hay cửa dầu (nếu có) và bổ sung dầu kịp thời khi lượng dầu ở dưới mức cho phép.

Luôn chú ý tới các tiếng động lạ phát ra từ trong máy, đây là biểu hiện hỏng hóc ở một số bộ phận quan trọng trong động cơ xe của bạn như :ly hợp (côn), xích cam, xúp-páp, tay biên...

Luôn chú ý tới màu sắc của bu-gi, nó sẽ cho bạn biết động cơ xe của bạn hoạt động có hợp lí hay không. Nếu bạn phát hiện có khói ở ống xả (với động cơ 4 thì) chắc chắn động cơ của bạn có vấn đề, bạn nên sửa chữa kịp thời để tránh những hỏng hóc gây thiệt hại lớn.

Giữ vệ sinh bình chứa xăng tránh rỉ sét, cáu cặn trong bình có thể dẫn đến hiện tượng tắc xăng.

Sáu tháng một lần bạn nên vệ sinh bộ chế hòa khí và hệ thống lọc gió; hai bộ phận này sẽ đảm bảo cho xe bạn vận hành luôn ổn định và giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu nhất.

Thường xuyên kiểm tra nhông xích, vì chúng là bộ phận truyền chuyển động quan trọng bạn phải giữ sạch sẽ, năng tra dầu mỡ và tăng xích đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Chú ý kiểm tra độ ăn của phanh, tăng phanh, thay má phanh ngay khi cần thiết.

Đối với lốp xe không nên bơm căng quá hay để lốp non quá đều không tốt. Lốp quá căng dẫn đến khó điều khiển tay lái trên đường xóc dễ gây tai nạn, lốp quá non xe bạn chạy chậm hơn( tốn nhiều xăng hơn). Bạn nên chú ý những vết rạn trên bề mặt lốp để quyết định chính xác nên thay lốp mới vào khi nào.

Bạn nên chú ý tới ắc-qui, mực nước ắc-qui để bổ sung dung dịch, xạc điện bổ sung. Bạn cần chú ý giữ vệ sinh 2 điện cực ở ắc-qui. Điều này giúp xe bạn luôn khởi động dễ dàng, hệ thống điện của xe luôn ổn định và được bảo vệ.

Nếu xe bạn thường xuyên hoạt động dưới mưa, bạn nên chú ý kiểm tra tới những bộ phận như: dây phanh, dây ga, dây công-tơ-mét. Lau dầu, tra mỡ định kì với hệ thống điều khiển tay lái, các trục, ổ bi để tránh những rủi ro không đáng xảy đến với bạn bất cứ lúc nào.

Và, để luôn yên tâm về chiếc xe của mình, bạn cần bảo dưỡng định kì theo những khoảng thời gian nhất định: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Có một điều rất cần thiết là bạn nên tìm một cửa hàng chữa xe cố định, nơi đó những người thợ hiểu rõ về chiếc xe của bạn cũng như bạn biết rõ về trình độ kĩ thuật, chất lượng phục vụ của họ với chiếc xe của bạn.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên