Những hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa bán dẫn

H
Bình luận: 1Lượt xem: 8,428

honda

Tài xế O-H
Hộp điện trở phụ và biến áp đánh lửa ở đây nói chung có tác dụng tương tự như điện trở phụ và biến áp đánh lửa thông thường.
Hộp đảo mạch có nhiệm vụ ngắt, nối dòng điện sơ cấp có cường độ lớn:5-7A(trong hệ thống đánh lửa thông thường, dòng điện này không quá 4A)dưới sự điều khiển của tiếp điểm trong bộ chia điện. Tiếp điểm trong bộ chia điện đóng thì hộp đảo mạch bán dẫn cho dòng điện sơ cấp đi qua (mạch sơ cấp thông );tiếp điểm mở thì hộ đảo mạch khoá(ngắt)dòng điện sơ cấp (mạch sơ cấp )hở. Nhờ vậy mà quá trình đánh lửa có thiết bị bán dẫn được thực hiện tương tự như hệ thống đánh lửa thường trong các xe ôtô.
Cũng cần nói thêm rằng trong hệ thống đánh lửa này dòng điện sơ cấp có giá trị lớn và chủ yếu qua tranzitor trong hộp đảo mạch bán dẫn, còn dòng điện qua tiếp điểm của bộ chia điện chỉ là phần nhỏ. Vì vậy điều kiện làm việc của tiếp điểm trong bộ chia điện được cải thiện nhiều, hầu như không có tia lửa điện ở tiếp điểm, không bị cháy hỏng và thường được thay bằng cặp má vít bạc. Tụ điện trong bộ chia điện vì vậy củng không cần thiết và được tháo bỏ đi. Trong khi bảo dưỡng kỹ thuật không nên đánh tiếp điểm bằng bất cứ loại giấy ráp nào, mà chỉ lau bằng giẽ sạch thấm xăng hoặc thấm dung dịch axít Citrít (axít chanh) 1% sau 10000 – 12000 km xe chạy.
Điện áp thứ cấp ở hệ thống đánh lữa này có thể đạt tới 25 – 30 kv (trong hệ thống đánh lửa cũ không quá 24kV ) nên khe hỡ bugi được tăng lên đến 1, 0 – 1, 1 mm .
Nếu tất cả các bộ phận khác như ắc quy, khóa điện, biến áp đánh lửa , bộ chia điện , bugi, tia lửa phát sinh không liên tục , tia lửa yếu có thể do hộp đảo mạch bán dẫn bị hư hỏng . Cụ thể là :
Không có tia lửa điện ở bugi .
1. Tranzitor bị hỏng . Tranzito bị hỏng có thể là bị cháy đứt bên trong hoặc bị đánh thủng . Nếu tranzito bị cháy đứt bên trong thì khi tiếp điểm của bộ chia điện đóng , dòng điện trong mạch sơ cấp hầu như không có , nên khi tiếp điểm mở ở biến áp đánh lửa không thể cảm ứng ra điện áp lớn để đánh lửa. Khi đó ở Bugi không có tia lữa điện.
2. Nếu Tranzitor bị đánh thủng thì tác dụng điều khiển của tiếp điểm ở bộ chia điện trở nên vô nghĩa, vì khi tiếp điểm đóng hay mở dòng điện trong mạch sơ cấp đều không bị ngắt đột ngột và ở biến áp đánh lửa sẽ không cảm ứng ra điện áp lớn để đánh lửa.
3. Tranzitor bị hỏng thường do thế hiệu của máy phát điện tăng bị tăng quá mức hoặc khi xe đổ lâu mà không tắt mạch đánh lửa.
4. Diot D bị thông. Nếu Diot bị thông (hỏng) thì cuộn dây sơ cấp của biến áp đánh lửa coi như bị nối tắt qua mạch Diot D và ổn áp St nên khi tiếp điểm của bộ chia điện đóng sẽ hầu như không có dòng điện trong cuộn dây sơ cấp của biến áp đánh lửa. Vì vậy bugi không thể có tia lửa điện
5. Bị chập mạch cuộn dây thứ cấp W¬¬¬2 của biến áp xung. Nếu cuộn W¬¬¬2 chập mạch hoàn toàn thì hai cực gốc, phát của Tranzitor coi như bị nối vào một điểm, điện áp đặt vào hai cực này luôn bằng không và Tranzitor luôn luôn khoá không cho dòng điện sơ cấp qua. Ơ biến áp đánh lửa khi đó sẽ không có dòng điện cao áp.
6. Tụ điện C2 bị hỏng. Tụ điện C2 được mắc song song với các mạch điện trong hộp đảo mạch bán dẫn và có nhiệm vụ bảo vệ cho hộp đảo mạch bán dẫn khỏi bị hỏng do các xung điện quá áp tức thời. Thường xảy ra trong mạch điện có máy phát điện xoay chiều. Nếu tụ điện C2 bị thông (điện trở cách điện của nó gần bằng 0) vì vậy dòng điện trong cuộn sơ cấp không có và ở Bugi không có tia lửa điện
7. Tia lửa điện phát sinh liên tục
Bộ đảo mạch bán dẫn bắt vào vỏ xe không chặt nên tiếp mát không tốt. Trong trường hợp này khi ô tô chạy sẽ có lúc hộp đảo mạch bán dẫn mát. Khi đó mạch điện sơ cấp bị hở và tia lửa điện không có. Đến khi có tiếp mát tốt thì lại có tia lửa (mạch hạ thế không ổn định)
Để khắc phục tốt hiện tượng này cần kiểm tra và bắt mát tốt hộp đảo mạch bán dẫn.
8. Biến áp đánh lửa bắt mát không tốt. Trong biến áp B114 cuộn dây thứ cấp không có đầu nối chung với cuộn dây sơ cấp. Một đầu dây thứ cấp được hàn ra vỏ của biến áp. Do đó nếu biến áp đánh lửa bắt mát không tốt thì tia lửa điện ở bugi sẽ chập chờn khi có khi không. Cần kiểm tra và bắt mát tốt.
9. Cuộn dây sơ cấp của biến áp xung bị chập mạch hoặc cuộn dây thứ cấp bị đứt. Biến áp xung có tác dụng tạo nên điện áp ngược đặt vào hai cực phát-gốc của Tranzitor khi tiếp điểm của bộ chia điện mở, nhằm đảm bảo cho Tranzitor khoá nhanh và khoá chặt để chế độ làm việc của Tranzitor khỏi bị rối loạn khi nhiệt độ của nó tăng. Nếu biến áp xung bị hỏng thì khi nhiệt độ tăng dòng điện ngược cực góp của Tranzitor có thể có giá trị lớn gây rối loạn hư hỏng quá trình đánh lửa và có thể dẩn tới mất lửa.
10. Tia lửa điện yếu
Hộp đảo mạch bán dẫn hoặc biến áp đánh lửa bắt mát chưa tốt. Trong trường hợp này điện trở ở mạch sơ cấp hoặc thứ cấp sẽ tăng, dẫn tới tia lữa điện yếu.
Cần kiểm tra và bắt mát tốt.
Thông số của một số linh kiện, đặc biệt là thông số của Tranzitor trong hộp đảo mạch bán dẫn thay đổi, dẫn đến tăng điện trở mạch kéo dài quá trình khoá của Tranzitor. Khi đó dòng điện sơ cấp sẽ giảm hoặc bị ngắt đột ngột, tia lửa điện sẽ yếu.
11. Bugi bị muội nhiều. Một trong những đặt trưng của hệ thống đánh lửa này là rất ảnh hưởng bởi điện trở(điện trở ở lớp muội) của bugi, đặc biệt số vòng quay thấp của động cơ. Nế bugi bị muội nhiều thì một phần điện cao áp của biến áp đánh lửa sẽ bị rò qua lớp muội này trước khi xuất hiện tia lửa. Do đó khi điện thế thứ cấp đã giảm bớt, tia lưa’mới xuất hiện nên rất yếu.
Để khắc phục hiện tượng này cần kiểm tra và đánh sạch muội ở bugi bằng các máy thổi cát. Không được dùng que kim loại để cọ sạch muội ở bugi vì như vậy dễ gây nứt vỡ lớp cách điện ở bugi. Riêng trường hợp dùng que kim loại còn có thể làm tăng khả năng rò điện ở bugi, vì có thể có lớp kim loại mỏng bám trên mặt lớp sứ trong quá trình chà sát giữa kim loại và lớp sứ cách điện.
Khi phát hiện hư hỏng do hộp đảo mạch bán dẫn gây ra thì phải tháo hộp đảo mạch ra khỏi xe, đưa đến những cơ sở chuyên nghiệp đễ kiểm tra và sửa. Cấm tuyệt đối lái xe không được mở nắp dưới của hộp đảo mạch để điều chỉnh hoặc sửa chữa.
Khi hộp đảo mạch bán dẫn bị hỏng, nếu không có cái khác thay thì phải thay toàn bộ các thiết bị của hệ thống đánh lửa này bằng các thiết bị của hệ thống đánh lửa thường, tức là thay biến áp đánh lửa, thay bộ chia điện. Tất nhiên khi đó động cơ làm việc yếu đi khả năng tăng tốc kém.
12. Biện pháp kiểm tra
Để kiểm tra hệ thống đánh lửa bán dẫn loại này , có thể dùng đồng hồ vạn năng hoặc các máy kiểm tra xách tay . Trong trường hợp không có thiết bị kiểm tra , có thể tiến hành theo những phương pháp đơn giản sau :
Mở khoá điện (trong khi đó các thiết bị khác phải tắt hết dùng tay quay quay trục khuỷu động cơ và theo dõi chỉ số của đồng hòampe ở bảng đồng hồ . Nếu mạch sơ cấp không hỏng thì đồng hồ phải chỉ khỏang 5 – 7A khi tiếp điểm của bộ chia điện đóng và bằng 0 khi tiếp điểm mở .
Ngoài ra , có thể dùng đèn con (loại đèn A12-1 lắp ở bảng đồng hồ )để kiểm tra. Đèn được mắc một đầu vào vít bắt dây không có ký hiệu ở biến áp đánh lửa và một đầu vào mát. Mở khoá điện và dùng tay quay quay trục khuỷu động cơ. Khi tiếp điểm ở bia chia điện đóng, đèn phải tắt và khi tiếp điểm mở , đèn phải sáng rực.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên