Những nguyên nhân hư hỏng về các hệ thống

zomson
Bình luận: 0Lượt xem: 1,244

zomson

Tài xế O-H
e tổng hợp được 1 số lỗi thường gặp trên oto.bác nào thấy hay cóp để tải về và nhờ đó cho e ít xăng để có động lực để đăng lên tiếp
A – Những hư hỏng của động cơ

1 – Động cơ không nổ:

– Không có tia lửa điện

– Trong thùng không có xăng

– Trong bầu phao của bộ chế hòa không có xăng

– Bầu lọc xăng bị tắc

– Các ống dẫn xăng bị tắc

– Bơm không lên xăng

– Trong bầu phao của chế hòa khí có nước

– Trong hệ thống xăng có không khí

– Bướm xăng đóng thường xuyên

– Các gielơ bộ chế hòa khí bị tắc

– Cháy má vít của bộ chia điện

– Hỏng tính chất cách diện của hệ thống đánh lửa dùng ắc qui

– Khe hở điện cực của bu gi không đúng tiêu chuẩn

– Bôbin bị hỏng

– Khe hở giữa hai má bạch kim của bộ chia điện không đúng tiêu chuẩn

– Tụ điện không làm việc

– Bình ắc qui phóng điện

– Qui lát xiết không chặt

2 – Động cơ làm việc không ổn định ở số vòng quay thấp:

– Hệ thống không tải của bộ chế hòa khí làm việc không tốt

– Hỏng gioăng đệm giữa mặt bích của bộ chế hòa khí và ống nạp

– Đặt các dây cao thế không đúng thứ tự làm việc của động cơ

– Bu gi đánh lửa bị dính dầu

– Nước lọt vào trong xi lanh

3 – Động cơ khởi động được nhưng hay chết máy:

– Bơm xăng không bơm đủ lượng xăng cần thiết vào bộ chế hòa khí

– Vị trí bướm gió không điều chỉnh được

– Mức xăng trong bầu phao tăng lên

– Bầu lọc khí bị tắc

4 – Động cơ không phát hết công suất:

– Hệ thống tiét kiệm của bộ chế hòa khí không làm việc

– Điều chỉnh sai vị trí của kim gielơ chính

– Gioăng đệm giữa phần trên và phần giữa của bộ chế hòa khí bị hỏng

– Bướm xằng mở không được hoàn toàn

– Điều chỉnh sai cơ cấu điều chỉnh theo số ốc tan của bộ chia điện

– Các khe hở nhiệt của supap để không đúng tiêu chuẩn

– Secmăng bị mòn

– Ống giảm âm (ống tiêu âm) bị mòn

– Supap của động cơ bị cháy

5 – Động cơ quá nóng:

– Hệ thống làm mát thiếu nước

– Thiết bị đánh lửa bị hỏng

– Bánh, răng phối khí lắp không đúng

– Đai truyền của quạt gió bị trượt

– Van hằng nhiệt không làm việc

– Két nước bị tắc

– Cánh chớp của két nước mở không hoàn toàn

– Két nước bị rò

– Đặt sai tay gạt điều chỉnh mức sấy nóng hỗn hợp cháy

– Nước trong két nước đóng băng

6 – Đang làm việc động cơ bị chết máy bất ngờ:

– Không có tia lửa điện

– Nhiên liệu không vào

– Bánh răng của trục cam bị sứt gẫy

– Dây cao thế của bôbin (dây cao thế trung tâm) bị lỏng

– Ống dẫn nhiên liệu bị rò

– Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí không đúng tiêu chuẩn

– Áp suất trong bộ chế hòa khí mất cân bằng

– Không khí bên ngoài lọt vào

– Đánh lửa muộn

– Đánh lửa quá sớm

– Áp suất trong các xi lanh của động cơ giảm sút

– Nhiên liệu có trị số ốc tan thấp

7 – Động cơ bị gõ:

– Dùng nhiên liệu có trị số ốc tan thấp

– Kết muội ở buồng cháy

– Sử dụng bugi không thích hợp

– Khe hở supap của động cơ quá lớn

– Píttông và xilanh của động cơ bị mòn

– Chốt píttông bị mòn

– Ổ trục chính bị mòn

– Ổ trục thanh truyền bị mòn

– Các răng của bánh răng trục cam bị mòn

– Bạc lót của trục cam bị mòn

– Mặt bích tựa của trục cam bị mòn

B – Hư hỏng của hệ thống bôi trơn

1 – Áp suất dầu thấp hơn qui định:

– Bơm dầu bị hỏng

– Van ổn áp của bơm dầu bị hỏng

– Các chi tiết của nhóm pittông – Thanh truyền bị mòn

– Độ nhớt của dầu nhờn giảm

– Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn bị hỏng

– Rò dầu

2 – Mức dầu ở đáy cacte động cơ không đúng qui định:

– Mức dầu bị giảm

– Mức dầu tăng

– Tiêu hao nhiều dầu trong máy nén không khí

3 – Chất lượng dầu trong động cơ không đúng tiêu chuẩn:

– Dầu bị loãng

– Dầu bị bẩn

– Dùng dầu không hợp với mùa

– Bầu lọc dầu bẩn

– Thay dầu động cơ không đúng hạn

C – Những hư hỏng của hệ thống làm mát

1 – Hệ thống làm mát bị rò:

– Các ống mềm bị hỏng

– Đệm bịt của bơm nước bị hỏng

– Vòng phớt trục bơm nước bị hỏng

2 – Động cơ làm mát không tốt:

– Gẫy cánh bơm nước

– Bộ tản nhiệt dầu bị hỏng

– Cánh quạt gió bị gẫy

– Nước trong hệ thống làm mát quá ít

– Những chỗ nối tiếp của máy sấy nóng khởi động bị rò chẩy

– Không có bình ngưng tụ

3 – Nước trào ra khỏi lỗ đổ nước của két nước:

– Đệm (Gioăng) của nắp với thân máy bị hỏng

– Nắp qui lát vặn không được chặt

– Két nước của hệ thống làm mát bị tắc

– Rạn, nứt trong xilanh của động cơ

D – Những hư hỏng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu

1 – Hốn hợp cháy quá loãng:

– Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí bị giảm

– Bơm tăng tốc không làm việc

– Động cơ lạnh

– Năng lực thông qua của zielơ giảm sút

– Bộ chế hòa khí bị bẩn

– Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí quá cao

– Bộ tiết kiệm xăng làm việc quá lớn

– Ốc zielơ xiết không chặt

– Bề mặt dẫn hướng của thân van kim bị xây xát

– Nút của bộ lọc nhiên liệu của bộ chế hòa khí vặn không chặt

– Gioăng (Đệm) vải trên nút lọc nhiên liệu của bộ chế hòa khí bị hỏng

– Lò xo giảm chấn bị ép quá nhiều

– Trục giữ phao bị mòn

– Năng lực thông qua cửa zielơ tăng

– Van kim trong buồng phao của bộ chế hòa khí bị mòn

– Mòn lưỡi gà điều chỉnh mức xăng

– Điều chỉnh không đúng chiều dài của thanh điều khiển bộ tiết kiệm

2 – Việc cung cấp nhiên liệu bị ngắt:

– Màng bơm nhiên liệu bị rách

– Cần dẫn động nhiên liệu bị mòn

– Nước đóng băng trong ống dẫn nhiên liệu

– Tắc lỗ thông trên nút của thùng xăng

– Cốc lắng của bơm nhiên liệu bị tắc

– Lò xo của bơm nhiên liệu bị liệt

– Bảo dưỡng bơm nhiên liệu không thường xuyên

– Thùng nhiên liệu bị tắc

– Van lưu thông của bơm tăng tốc bị kẹt

– Zielơ không khí của hệ thống không tải bị lỏng

– Nút của zielơ nhiên liệu chính bị lỏng

– Đệm của ống nối rắcco của bộ chế hòa khí bị hỏng

– Đệm của nút xả nhiên liệu của buồng phao bộ chế hòa khí bị hỏng

– Van kim của bộ chế hòa khí bị kẹt

– Lỗ không tải của bộ chế hòa khí bị tắc

– Đệm của nắp đậy cơ cấu hạn chế tốc độ vòng quay cực đại bị hỏng

– Lưới lọc của bộ chế hòa khí không dán chặt lên ống côn dẫn hướng

E – Hư hỏng trong hệ thống cấp nhiên liệu của động cơ Diezel

1 – Động cơ không khởi động được hoặc khó khởi động

– Không có nhiên liệu trong thùng chứa

– Tắc lỗ dầu vòi phun

– Lò xo của pittông bơm nhiên liệu bị gẫy

– Đòn đẩy của bơm chuyển nhiên liệu bị kẹt

– Có không khí trong hệ thống nhiên liệu của máy Diezel

– Kim phun bị kẹt trong kim phun

– Kim phun không tì được lên đế kim phun

– Thanh răng bơm cao áp bị kẹt

– Tay gạt của bộ điều tốc không đặt ở vị trí khởi động

– Nhiên liệu dùng không hợp với mùa

– Bulông bắt mặt bịch chủ động của nửa khớp nối bơm cao áp bị gẫy

– Khoá trên đường ống hút nhiên liệu đóng kín

– Thanh răng bơm cao áp khó di động

2 – Động cơ không phát hết công suất có nhiều khó đen

– Lõi lọc của bộ lọc tinh bị tắc

– Bơm cao áp bị hỏng

– Cặp lõi bơm bị mòn

– Lõi lọc của bộ lọc thô bị tắc

– Thời điểm bắt đầu cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp không đúng

– Van ổn áp của bơm cao áp bị mòn

– Bộ lọc của loại bơm cao áp vòi phun bị tắc

– Bộ lọc không khí bị bẩn

– Đặt góc phun sớm nhiên liệu không đúng

– Ống xả bị tắc

– Bơm chuyển nhiên liệu bị hỏng

– Thân và nắp bơm chuyển nhiên liệu kiểu bánh răng bị mòn

– Đai ốc ống nhiên liệu bắt không chặt

– Ống cao áp bị vỡ

– Bánh răng của bơm chuyển nhiên liệu bị vẹt

– Nhiên liệu bị rò ra lỗ vòi phun

3 – Động cơ chạy không đều

– Lượng nhiên liệu và độ đồng đều về cung cấp nhiên liệu giữa các xilanh không được đảm bảo

– Van cao áp của bơm cao áp bị mòn

– Van hút và van xả của bơm chuyển nhiên liệu không kín

– Ren ở đầu nối đường ống cao áp với vòi phun bị chờn

– Mômen vặn những khớp nối ren chủ yếu chưa đúng qui định

– Các vòng gioăng của bơm nhiên liệu kiểu bánh răng bị mòn

– Lượng nhiên liệu cung cấp cho bộ bơm cao áp – Vòi phun không đủ

– Cần đẩy bơm chuyển nhiên liệu bị hở

– Ống cao áp bị nứt

– Điều chỉnh tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất của trục khưỷu không đúng

– Bạc trục giá đỡ của quả văng trên bộ điều tốc nhiều chế độ bị mòn

– Con trượt cao su trên bộ giảm rung của bộ điều tốc bị hỏng

4 – Động cơ có khói đen:

– Áp suất phun thấp

– Dầu nhờn lọt vào buồng cháy do các chi tiết của nhóm pittông và xilanh bị mòn

– Nhiệt độ nước trong hệ thống làm mát thấp

– Lò xo kim phun bị gẫy

– Van cao áp của bơm cao áp không hoạt động

– Nhóm pittông và xilanh động cơ bị mòn

– Nút của đầu vòi phun của bộ bơm cao áp – Vòi phun bị gẫy

5 – Động cơ chết máy nhanh chóng sau khi khởi động

– Lò xo của bộ điều chỉnh số vòng quay trục khuỷu bị gẫy

– Chỗ nối ghép giữa lò xo điều chỉnh số vòng quay của động cơ và đòn điều khiển bị mòn

6 – Động cơ có tiếng gõ khi làm việc:

– Trong hộp bộ điều tốc không có dầu nhờn

– Thân của khớp nối tự động không có dầu bôi trơn

– Phun nhiên liệu sớm quá

– Điều chỉnh supap không đúng qui định

– Động cơ quá nóng

– Bánh răng dẫn động bộ điều tốc bị mòn

– Dầu bôi trơn bị loãng do dầu mazut lọt vào cacte

F – Những hư hỏng của hệ thống đánh lửa

1 – Không có tia lửa điện ở bugi

– Tiếp điểm của bộ chia điện bị mòn

– Không có khe hở ở tiếp điểm của bộ chia điện

– Đế bằng nhựa của tiếp điểm bị mòn

– Tiếp điểm của bộ chia điện bị dính dầu

– Lò xo của cần tiếp điểm bị gẫy

– Bộ ắc qui đã phóng hết điện

– Dây dẫn nối cần má vít động với êcu cách điện ở vỏ của bộ chia điện bị đứt

– Chập mạch giữa các vòng dây của cuộn sơ và thứ cấp của biến áp đánh lửa

– Tiếp điểm của bộ chia điện không đúng

– Các khóa điện (Khóa đánh lửa) bị oxy hóa

– Điện trở phụ bị cháy

2 – Tia lửa điện phát sinh không liên tục

– Điện trở phụ bị chập mạch

– Áp lực ở tiếp điểm của bộ chia điện quá thấp

– Cần má vít động lúc lắc theo chiều ngang

– Ở mặt trong của nắp chia điện có nước ngưng tụ

– Ổ bi ở mâm tiếp điểm của bộ chia điện bị kẹt

– Cam ngắt điện bị rơ

– Các lò xo của bộ điều chỉnh ly tâm đánh lửa sớm bị yếu

– Bề mặt của cam ngắt điện bị mòn

– Khe hở ở tiếp điểm của bộ chia điện bị giảm

– Khe hở giữa các má vít của bộ chia điện tăng

– Dây dẫn nối mâm tiếp điểm trên và mâm cố định dưới của bộ chia điện bị đứt

– Chất cách điện của dây dẫn cao thế bị hỏng

– Các vòng dây ở cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa bị chập mạch

G – Những hư hỏng của ắc qui
1 – Ắc qui tự phóng điện:
– Trong ắc qui hình thành dòng điện cục bộ

– Nước đổ vào ắc qui không phải là nước cất

– Dung dịch điện phân pha chế từ axit sunfuric kỹ thuật

– Trong dung dịch điện phân có tạp chất cơ học

– Trong dung dịch điện phân có tạp chất hữu cơ

– Dung dịch điện phân đổ quá mức

– Sáp làm kín của ắc qui bị phá hủy

– Bề mặt của ắc qui bị ướt dung dịch điện phân

– Dòng điện bị rò theo khung vỏ ắc qui

– Dung lượng của ắc qui giảm

– Tỉ trọng của dung dịch điện phân ở một ngăn ắc qui có giá trị khác

2- Các bản cực bị sunfat hóa:
– Ắc qui để lâu trong tình trạng phóng điện

– Ắc qui thường xuyên nạp điện thiếu

– Tỉ trọng dung dịch điện phân thấp hoặc cao

– Mức dung dịch điện phân thấp

– Không tôn trọng qui tắc bảo quản ắc qui ở trạng thái nạp

– Các ắc qui đơn trong bộ ắc qui có dung lượng khác nhau

– Nước cất bị bốc hơi

– Dung lượng của bộ ắc qui giảm xuống

– Khi nạp ắc qui khí thoát ra qua sớm

– Thùng ắc qui bị cháy

– Ắc qui khó nạp điện

– Ắc qui làm việc mùa hè mà tỉ trọng dung dich điện phân lại ứng với mùa đông

– Ắc qui hỏng do phóng điện lâu với dòng điện lớn

3 – Những tấm cực của ắc qui bị hỏng:
– Bắt ắc qui không chặt

– Nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao

– Những bản cực của ắc qui bị gẫy

– Dung dịch điện phân bị đóng băng

– Nạp điện cho ắc qui với dòng điện lớn trong thời gian dài

– Thế hiệu của máy phát cao

– Khối chất hoạt tính của bản cực âm bị kết tủa

– Chất hoạt tính của bản cực dương bị ăn mòn

– Lỗ thông hơi của ắc qui bị tắc

– Các bản cực bị cong

– Bộ ắc qui bị rung mạnh

– Chất hoạt tính ở những bản cực bị vụn rời

– Các bản cực bị nứt

– Các bản cựcbị mòn

– Các vách ngăn của bình ắc qui bị nứt

– Bộ ắc qui làm việc trong mùa hè mà dủng tỉ trọng dung dịch điện phân mùa đông

– Kiểm tra thế hiệu của bộ ắc qui bằng cách chập mạch “Theo tia lửa điện”

4 – Các tấm cực bị chập mạch:
– Chất hoạt tính của những bản cực bị rơi

– Những tấm ngăn bị hư hỏng

– Ắc qui bị nóng quá mức

5 – Máy khởi động không dẫn động được động cơ nổ:
– Ắc qui bị hết điện vì sử dụng lâu dài lúc đỗ xe

– Đai kẹp của cọc ắc qui bị lỏng

– Các cọc và đai kẹp bị oxy hóa

– Các cầu nối của ắc qui bị gẫy

– Cọc ắc qui bị gẫy

– Một trong số những ắc qui đơn của bộ ắc qui không có dung dịch điện phân

– Vi phạm qui tắc chuẩn bị ắc qui trước khi sử dụng

H – Những hư hỏng của máy phát điện
1 – Máy phát điện cung cấp dòng điện nạp nhỏ:
– Bề mặt cổ góp có dầu

– Lò xo của giá đỡ chổi than bị gẫy

– Chổi than bị hẫng

– Những phiến đồng của cổ góp bị cháy

– Mạch điện nối máy phát – Bộ điều chỉnh điện ampe kế

– Ắc qui bị hở

– Dây curoa dẫn động máy phát bị đứt

– Áp lực trên chổi than của máy phát nhỏ

– Chất cách điện của giá giữ chổi than bị thủng

– Giá giữ chổi than bị hư hỏng

– Chổi than bị hư hỏng

– Mạch điện của cuộn dây kích thích bị đứt

– Mạch điện của rôto bị đứt

– Vòng dây của cuôn kích thích bị chập mạch

– Các vòng dây trong cuộn dây rôto bị chập mạch

– Cuộn dây kích thích chạm mát

– Cuộn dây rôto chạm mát

2 – Ampe kế dao động quá mức:
– Dây curoa dẫn động của máy phát bị trượt

– Nắp của máy phát ở phía cổ góp bị bẩn

– Chổi than của máy phát bị hẫng theo chu kỳ

– Chất cách điện giữa các phiến đồng nhô lên trên bề mặt cổ góp

– Bộ điều chỉnh điện bị hỏng

3 – Máy phát quá nóng:
– Chập mạch giữa các đầu nối của máy phát

– Chập mạch trong các dây dẫn nối máy phát và bộ điều chỉnh điện

– Rôto máy phát bị chạm vào lõi cực

– Máy phát làm việc luôn quá tải

4- Máy phát làm việc có nhiều tiếng ồn:
– Dây curoa máy phát căng quá mức

– Chổi than của máy phát chưa được rà nhẵn

– Giá đỡ chổi than bị vênh

– Chổi than bị trượt

– Puli máy phát bị hỏng

– Ổ trục máy phát bẩn

– Ổ trục và lỗ đặt ổ bị mòn

– Rôto chạm vào lõi cực

I – Những hư hỏng của bộ điều chỉnh điện
1 – Rơle dòng điện ngược không làm việc:

– Tiếp điểm bị cháy

– Khe hở ở tiếp điểm của rơle dòng điện ngược không đúng tiêu chuẩn

– Khe hở giữa lõi và cần tiếp điểm không đúng qui định

– Tiếp điểm bị mòn

– Thế hiệu lúc đóng rơle dòng điện ngược không đúng qui định

– Tiếp điểm của rơle đóng

– Tiếp điểm rơle dòng điện ngược không mở

2 – Rơle điều chỉnh thế hiệu làm việc không tốt:
– Ở tiếp điểm phát sinh tia lửa điện

– Rơle điều chỉnh thế hiệu bị chỉnh sai

– Tiếp điểm bị oxy hóa

– Khe hở giữa cần tiếp điểm và lõi của rơle không đúng qui định

– Các má vít bị hàn lại với nhau

– Lò xo bị gẫy

– Tiếp điểm bị mòn

– Cuộn dây chính bị đứt

– Dây nối mát giữa máy phát và bộ điều chỉnh điện bị đứt

3 – Rơle hạn chế dòng điện làm việc không đúng qui định:
– Tiếp điểm bi oxy hóa

– Ở tiếp điểm có tia lửa

– Trị số dòng điện hạn chế không đúng qui định

– Các khe hở của rơle hạn chế cường độ không đúng qui định

J – Những hư hỏng của máy khởi động điện
1 – Máy khởi động không đóng được:
– Lò xo của khớp truyển động trong máy khởi động bị gẫy

– Ắc qui phóng hết điện

– Mạch điện nối ắc qui và máy khởi động bị hỏng

– Đứt mạch của rơle phụ

– Công tắc của rơle phụ bị nóng

– Rơle phụ điều chỉnh sai

– Đứt mạch trong cuộn dây hãm

– Mạch của cuộn dây kéo bị đứt

2 – Trục máy khởi động quay, nhưng trục khuỷu của động cơ không quay:
– Khớp truyển động bị trượt

– Điều chỉnh thời điểm đóng máy khởi động sai

– Động cơ quá lạnh

– Mỡ quánh lại trên các rãnh then của trục rôto

– Cần gạt của máy khởi động bị gẩy

– Răng bánh răng khởi động và vành răng bánh đà bị mòn

3 – Trục của máy khởi động quay chậm:
– Chổi than bị hẫng

– Cuộn dây kích thích của máy khởi động bị hỏng lớp cách điện

– Các lá đồng của cổ góp bị cháy

– Dây quấn của rôto bị chập mạch

– Cổ góp điện bị ngấm dầu

– Lực ép của chổi than nhỏ

– Chổi than bị mòn

– Điện trở phụ của cuộn dây đánh lửa khi khởi động động cơ không ngắn mạch

– Mặt cổ góp bị lồi lõm

– Giá đỡ chổi than bị chạm mát

4 – Máy khởi động không tắt được sau khi khởi động động cơ:
– Khớp truyển động không xê dịch được

– Tiếp điểm của rơle phụ bị dính lại với nhau

– Các đòn trong hệ thống dẫn động của máy khởi động bị vênh

– Lò xo hồi vị của đòn dẫn động bộ khởi động bị gẫy

– Khớp truyền động một chiều bị kẹt

– Chất cách điện cuộn thứ cấp của biến áp đánh lửa bị thủng

– Bề mặt nắp nhựa của biến áp đánh lửa bị bẩn

– Nắp bộ chia điện bị nứt

– Ốc kẹp dây cao thế ở nắp bộ chia điện bị bẩn

– Thân rôto bị rạn nứt

– Khe hở giữa rôto và các điện cực bên của nắp bộ chia điện lớn

– Điện trở chống nhiễu ở dây cao thế bị cháy

– Điện dung của tụ điện quá nhỏ

– Hòn than tiếp điện ở nắp bộ chia điện bị mòn

3 – Tia lửa điện yếu:

– Ắc qui phóng hết điện

– Điện trở phụ không bị ngắt khi khởi động động cơ

– Bắt tụ điện lỏng

– Các lỗ thông hơi ở nắp bộ chia điện bị bẩn

– Lỗ thoát dầu ở vỏ bộ chia điện bị bẩn

– Chế độ bảo dưỡng bộ chia điện không đúng
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên