Quy định về đơn vị đo lường chính thức

C
Bình luận: 0Lượt xem: 2,054

camelR1

<font color="red">HỘI TRƯỞNG ĐỘC THÂN HỘI</font><i
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG CHÍNH THỨC​
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (tiếng Pháp là Système International d’Unités; tiếng Anh là The International System of Units).
2. Đơn vị đo lường chính thức là các đơn vị đo lường được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.
3. Đơn vị đo lường thông dụng khác là các đơn vị đo lường không quy định tại khoản 2 Điều này gồm các đơn vị đo lường cổ truyền của Việt Nam và các đơn vị đo lường khác.
Điều 3. Nguyên tắc sử dụng đơn vị đo lường
1. Đơn vị đo lường chính thức bắt buộc sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành, trừ trường hợp áp dụng Điều ước quốc tế quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và các hoạt động công vụ khác của cơ quan nhà nước;
c) Ghi nhãn hàng hoá đóng gói sẵn theo định lượng thuộc diện phải kiểm tra theo quy định của Pháp lệnh Đo lường;
d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định theo quy định của Pháp lệnh Đo lường.
2. Đơn vị đo lường thông dụng khác được sử dụng trong quan hệ dân sự trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc chuyển đổi từ đơn vị đo lường thông dụng khác sang đơn vị đo lường chính thức được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đơn vị đo lường chính thức theo quy định tại Nghị định này.
Điều 4. Nguyên tắc và giá trị chuyển đổi đơn vị đo lường thông dụng khác theo đơn vị đo lường chính thức
1. Việc chuyển đổi không làm thay đổi về giá trị đại lượng đo.
2. Giá trị chuyển đổi của một số đơn vị đo lường thông dụng khác theo đơn vị đo lường chính thức quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp giá trị chuyển đổi theo đơn vị đo lường chính thức của đơn vị đo lường thông dụng khác chưa được quy định tại Phụ lục I Nghị định này thì giá trị chuyển đổi của các đơn vị đo lường cổ truyền của Việt Nam được lấy theo giá trị trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, giá trị chuyển đổi của đơn vị đo lường khác được lấy theo giá trị trong “The International System of Units (SI)”- Hiệu đính lần thứ 8; năm 2006 của Viện Cân đo quốc tế (BIPM).
3. Khi trình bày giá trị đại lượng đo, số chỉ và đơn vị đo lường chính thức phải trình bày trước, số chỉ và đơn vị đo lường thông dụng khác phải trình bày sau và để trong ngoặc đơn.
Ví dụ: khi thể hiện khối lượng một (01) lượng vàng phải trình bày như sau: 37,5 g (1 lượng).
Điều 5. Áp dụng Điều ước quốc tế
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về đơn vị đo lường khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 6. Trình bày đơn vị đo lường chính thức
Việc trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường chính thức phải thực hiện các quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.


DOWNLOAD VỀ XEM CHI TIẾT
TẠI ĐÂY
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên