Sonata 2010 hú còi báo động

sirduyduc
Bình luận: 2Lượt xem: 1,919

sirduyduc

Tài xế O-H
Em đang làm con sonata 2010 AT bản nội hàn 2.0 xài smartkey. bệnh của em nó là bất thình lình hú còi báo động, cầm remote bấm lock hay unlock là hết, rồi lúc sau lại bất thình lình hú. Chủ xe đêm nào cũng phải mò dậy vài lần để bấm chìa. E cắm máy đọc không thấy lỗi gì. Kiểm tra sơ bộ các công tắc ở 4 cửa, cốp sau và capo đều tốt. E vệ sinh một lượt rồi trả xe, đêm đến nó lại quen bệnh cũ. Sau đó e vào BCM chọn ngắt bỏ chức năng nháy đèn đi, ko có phần chọn ngắt còi, rồi bấm thử remote vẫn thấy đèn nháy, đến đêm hôm đó ko thấy hú nữa, nhưng đêm hôm sau lại bị. Kiểm tra lại bằng máy vẫn thấy bcm giữ chế độ ngắt nháy đèn. Em nghi lỗi bcm mà chưa có đồ thay. Con này cảm biến rung động tích hợp chung bcm. Các cụ có gặp qua con nào bệnh như con này bốc giúp em thang thuốc. Ko dc chắc e cắt còi quá :((
 

nvhoan

Tài xế O-H
Em đang làm con sonata 2010 AT bản nội hàn 2.0 xài smartkey. bệnh của em nó là bất thình lình hú còi báo động, cầm remote bấm lock hay unlock là hết, rồi lúc sau lại bất thình lình hú. Chủ xe đêm nào cũng phải mò dậy vài lần để bấm chìa. E cắm máy đọc không thấy lỗi gì. Kiểm tra sơ bộ các công tắc ở 4 cửa, cốp sau và capo đều tốt. E vệ sinh một lượt rồi trả xe, đêm đến nó lại quen bệnh cũ. Sau đó e vào BCM chọn ngắt bỏ chức năng nháy đèn đi, ko có phần chọn ngắt còi, rồi bấm thử remote vẫn thấy đèn nháy, đến đêm hôm đó ko thấy hú nữa, nhưng đêm hôm sau lại bị. Kiểm tra lại bằng máy vẫn thấy bcm giữ chế độ ngắt nháy đèn. Em nghi lỗi bcm mà chưa có đồ thay. Con này cảm biến rung động tích hợp chung bcm. Các cụ có gặp qua con nào bệnh như con này bốc giúp em thang thuốc. Ko dc chắc e cắt còi quá :((
hệ thống cảnh báo chống trộm trên xe hơi là một chuỗi các cảm biến được liên kết với hệ thống còi báo động. Hệ thống cảnh báo phổ biến nhất, cũng là hệ thống có cấu tạo đơn giản nhất là hệ thống cảnh báo được trang bị trên cửa xe. Cấu tạo chính của hệ thống này là một bộ công tắc được lắp trên cánh cửa, khi cánh cửa mở, lập tức còi báo động được liên kết với công tắc này kêu rú, báo động cho chủ xe.
+ Chuỗi các cảm biến bao gồm các công tắc, cảm biến áp suất cùng cảm biến phát hiện chuyển động
+ Còi báo động, có các âm thanh khác nhau, để có thể dễ dàng phân biệt giữa các hệ thống.
+ Một bộ nhận tín hiệu radio cho phép tiếp nhận điều khiển từ chìa khóa không dây.

+ Một cục pin phụ trợ đảm bảo hệ thống cảnh báo vận hành tốt ngay cả khi hệ thống điện chính bị ngừng hoạt động.

+ Bộ phận điều khiển xử lý được coi như ‘’bộ não’’ của hệ thống.
’Bộ não’’ này trên các hệ thống cao cấp thực chất là một máy vi tính nhỏ. Nhiệm vụ của nó chính là xứ lý các thông tin được truyền tới thông qua các bộ cảm biến, sau đấy kích hoạt đồng thời hệ thống còi báo động, đèn pha, và còi xe khi bị xâm phạm. Tùy vào loại cảm biến cùng các thiết bị được kết nối với ‘’bộ não’’ mà có các hệ thống bảo vệ khác nhau.

Hệ thống bảo vệ được nối trực tiếp với nguồn điện chính của xe, nhưng thông thường vẫn có một nguồn phụ trợ. Khi nguồn chính bị ngắt, bộ cảm biến trên hệ thống bảo vệ sẽ cảm nhận được, sau đó, truyền đến bộ xử lý, kích hoạt nguồn phụ, vào phát đi tín hiệu báo động xâm phạm.
 

nvhoan

Tài xế O-H
bác thử " Thiết lập chế độ hoạt động của hệ thống chống trộm" xem sao.

> Rút chìa ra khỏi ổ khoá điện.
> Đóng tất cả các cửa xe, cửa khoang hành lý nắp capô trước khi khoá bằng chìa hoặc bộ điều khiển từ xa. (Từ trạng thái không làm việc sang trạng thái chuẩn bị làm việc)
Lưu ý:
Trạng thái chỉ báo thay đổi khi các cửa được khoá mà tất cả các cửa xe, cửa khoang hành lý và nắp capô đã đóng.
Các xe có hệ thống mã hoá khoá động cơ: từ trạng thái nhấp nháy sang trạng thái sáng.
Các xe không có hệ thống mã hoá khoá động cơ: từ trạng thái tắt sang trạng thái sáng.
> Hệ thống đạt được trạng thái làm việc trong thời gian khoảng 30 giây sau khi khoá và đèn chỉ báo thay đổi ngay từ trạng thái nhấp nháy sang trạng thái sáng. (Trạng thái chuẩn bị hoạt động sang trạng thái hoạt động)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên