Sử dụng ôtô trong vùng nhiệt đới nóng và ẩm

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 3,156

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
I.Những hiểu biết cần thiết đối với người sử dụng xe trong vùng nhiệt đới nóng và ẩm:
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, khí hậu nóng ẩm, nhiều bụi hay có mưa to và cường độ bức xạ của mặt trời lớn.
Theo số liệu thống kê, ở nước ta nhiệt độ khí trời trung bình trên 220C, nóng nhất trên 400C. Nhiệt độ mặt đường khí nóng nhất gần 700C, nếu không sử dụng máy lạnh thì nhiệt độ trong buồng lái có thể lên tới 50 – 600C, độ ẩm tuyệt đối 18 – 25g/m3 và trên mặt đường đất mỗi m3 không khí có khi chứa đến từ 1 – 3g cát, bụi.
Trong điều kiện sử dụng như trên, tính năng sử dụng của xe nói chung bị xấu đi. Cụ thể:
1.Động cơ: Thường xuất hiện các hiện tượng như dễ quá nóng, công suất giảm. Do khí trời nóng khả năng làm mát giảm.
Do khí trời loãng, hệ số nạp của động cơ cũng giảm dẫn đến công suất động cơ giảm. Nhiệt độ dưới nắp đậy máy càng cao, công suất càng giảm nhiều.
Do nhiệt độ cao, động cơ dễ bị kích nổ, thân, nắp máy dễ cong vênh, nứt rạn.
Khí hậu ẩm ướt và nhiều bụi bặm làm cho độ nhớt dầu bôi trơn giảm, dễ rĩ chảy và biến chất dẫn tới các chi tiết trong động cơ dễ bị gỉ mòn.
Do điều kiện bốc hơi và hóa mù nhiên liệu nên đường ống dẫn xăng dễ bị tắt vì nút hơi. Đồng thời do không khí loãng nên hòa khí trở thành đậm đặc.
2.Hệ thống điện: Ở nhiệt độ cao và ẩm ướt, các chi tiết hệ thống điện dễ bị ẩm, mốc, mất tác dụng cách điện v.v… vì vậy thường cũng dễ hư hỏng.
Accu dễ bị quá nạp điện, dung dịch điện phân bốc hơi nhanh, dễ thiếu hụt. Nồng độ axít tăng, do đó các tấm cực mau hỏng.
Do biến thế cao áp (bobin) nóng nên đánh lửa thường yếu đi. Khí hậu ẩm ướt làm cho chóa đèn và kính đèn bị mốc.
3.Khung gầm – bệ: Nói chung khí trời nóng đối với các tổng thành trong khung gầm ôtô không có ảnh hưởng gì lớn nhưng đối với vỏ xe thì khá nghiêm trọng, bởi vì vỏ xe quá nóng, cao su mất tính đàn hồi, mau biến chất, các chỗ vá (nếu có) dễ bong tróc, vỏ xe mòn nhanh, chóng hỏng, dễ nổ và xì hơi.
4.Điều kiện làm việc của người điều khiển và hành khách: Trong điều kiện trời nóng, nắng to, bụi nhiều, mưa nhiều đều khiến cho điều kiện làm việc của người lái và tính dễ chịu khi đi xe của hành khách xấu đi.
II.Xử lý kỹ thuật khi sử dụng xe ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm:
1.Đối với động cơ:
a.Tăng cường làm mát động cơ:
-
Về mặt kết cấu: có thể cải tiến két nước, tăng số cánh, góc vặn, đường kính và tốc độ quay của cánh quạt gió. Làm vành giữ gió sau két nước và trực tiếp thổi khí lạnh vào động cơ.
-
Về mặt bảo dưỡng: tăng cường làm sạch cặn nước trong bộ làm mát, bảo đảm van hằng nhiệt làm việc tốt.
b.Chống kích nổ:
-
Có thể phun nước lạnh bên ngoài động cơ.
-
Tăng cường khử muội trong buồng đốt.
-
Giảm bớt góc đánh lửa sớm.
c.Tăng cường chống gỉ ăn mòn và mài mòn:
-
Sau một ngày làm việc, sau khi tắt máy đổ một ít dầu bôi trơn vào xy lanh để lần sau dễ khởi động và chống gỉ cho xy lanh và nhóm pít tông.
-
Rút ngắn chu kỳ bảo dưỡng bầu lọc không khí trước khi cho vào động cơ và bảo dưỡng tốt bầu lọc đó.
-
Chọn dầu bôi trơn thích hợp và dùng két làm mát dầu.
d.Làm hòa khí loãng bớt:
Điều chỉnh bộ chế hòa khí, bằng cách:
-
Hạ thấp buồng phao.
-
Vặn vào một ít kim gíc lơ chính (nếu có)
-
Rút ngắn hành trình bơm tăng tốc.
-
Cách nhiệt bơm xăng để tránh hiện tượng tắt xăng vì “nút hơi”.
2.Đối với hệ thống điện:
-
Tăng cường kiểm tra mức dung dịch điện phân trong ắc quy.
-
Cho thêm nước cất hoặc dung dịch điện phân.
-
Điều chỉnh bộ tiết chế để làm giảm bớt cường độ dòng điện nạp.
-
Tìm cách đặt bôbin ở chỗ thông gió để tăng cường làm mát.
3.Đối với vỏ xe:
-
Tăng cường kiểm tra áp suất hơi của bánh xe.
-
Không chạy ở tốc độ quá cao.
-
Khi chạy đường dài thỉnh thoảng phải xuống xem lại nhiệt độ và áp suất hơi của bánh xe. Nếu quá cao phải cho xe nghỉ chỗ râm mát.
4.Chống nóng, chống chói nắng trong xe:
Tăng cường thông gió, thêm kính râm và tấm che nắng, sử dụng máy lạnh trong xe.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên