Tại sao cần sử dụng dầu riêng cho xe gắn máy?

L
Bình luận: 1Lượt xem: 1,107

linhautonet

Tài xế O-H
Những yêu cầu đối với dầu nhớt xe gắn máy khắc nghiệt hơn so với dầu nhớt xe hơi. Nhiều người sử dụng xe gắn máy cho rằng có thể dùng bất cứ loại dầu bôi trơn nào đó cho xe gắn máy. Điều đó không đúng. Thật ra có sự khác biệt rõ rệt giữa dầu cho xe gắn máy và dầu cho xe hơi vì những lý do sau:

Tốc độ hoạt động (Operational Speed): Động cơ xe gắn máy có khuynh hướng hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với xe hơi. Điều này tạo thêm áp lực trên các bộ phận động cơ, và vì thế yêu cầu bảo vệ chống hao mòn ở xe gắn máy cao hơn. Số vòng quay mỗi phút tăng lên ở động cơ xe gắn máy sẽ tạo bọt và bọt có thể làm giảm khả năng mang tải trọng và tăng sự oxid hóa.

Tỉ số nén (Compression Ratios): Động cơ xe gắn máy có khuynh hướng hoạt động với tỉ số nén cao hơn động cơ xe hơi, do đó tạo thêm áp lực trên các bộ phận động cơ và tăng nhiệt độ hoạt động. Nhiệt độ gia tăng sẽ làm cho dầu nhớt mau xuống cấp, làm giảm tuổi thọ động cơ và tăng sự hình thành cặn lắng bên trong động cơ.

Mã lực (Horse Power): Mã lực của động cơ xe gắn máy tính trên mỗi inch khối gần như gấp đôi mã lực của động cơ xe hơi. Điều này cho thấy dầu bôi trơn xe gắn máy chịu nhiệt độ và áp lực cao hơn.

Sự nguội mát của động cơ thay đổi (Variable Engine Cooling): Nhiều động cơ xe gắn máy được làm mát bằng không khí hoặc bởi cả hai không khí và dầu nhớt. Chúng gây ra sự dao động rất lớn về nhiệt độ hoạt động. Nhiệt độ hoạt động tăng cao sẽ tăng sự oxid-hóa và làm dầu bị loãng, giảm đi khả năng mang tải trọng của xe.

Tính năng bôi trơn nhiều phần (Multiple Lubrication Functionality): Đối với xe hơi, dầu nhớt chỉ cần để bôi trơn động cơ, và đối với các bộ phận khác như bộ dẫn động lại có dầu nhớt đặc biệt riêng cho bộ phận này. Trong khi đó, đối với xe gắn máy, nhớt thường phải bôi trơn cả động cơ và bộ dẫn động. Do đó, dầu nhớt cho xe gắn máy phải đáp ứng yêu cầu của cả động cơ lẫn hộp số dẫn động.

Rõ ràng là xe gắn máy đặt ra các yêu cầu về nhớt bôi trơn khác hơn xe hơi. Vì vậy, dầu nhớt xe gắn máy phải được pha chế riêng để đáp ứng các điều kiện áp lực cao hơn.

Công thức của dầu nhớt xe hơi ngày nay đã thay đổi để đáp ứng yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu và cải thiện khả năng xúc tác nên không còn phù hợp cho xe gắn máy 4 thì. Chất biến đổi ma sát, có trong dầu nhớt xe hơi, có thể dẫn đến tình trạng trượt ly hợp trong xe gắn máy, trong khi cấp độ nhớt thấp hơn có thể làm tăng thêm sự rỗ mặt hộp số.

Ở xe hơi, động cơ và hộp số tách rời, chế độ làm việc của chúng khác nhau nên mỗi cụm được bôi trơn bằng một loại dầu. Ở xe gắn máy 4 thì, hộp số và động cơ nằm chung, hệ thống này ngâm trong cùng một loại dầu. Như vậy, việc dùng nhớt xe hơi cho xe gắn máy không thể thích hợp hoàn toàn được.

Các nhà sản xuất xe gắn máy nhận thấy cần phải có loại nhớt riêng cho xe gắn máy vì môi trường hoạt động của động cơ xe gắn máy khắc nghiệt hơn xe hơi, máy chạy nhanh hơn và nóng hơn nên có khuynh hướng làm giảm khả năng bôi trơn và làm mát của dầu nhớt.
 

lgnexus16gh

Tài xế O-H
Những yêu cầu đối với dầu nhớt xe gắn máy khắc nghiệt hơn so với dầu nhớt xe hơi. Nhiều người sử dụng xe gắn máy cho rằng có thể dùng bất cứ loại dầu bôi trơn nào đó cho xe gắn máy. Điều đó không đúng. Thật ra có sự khác biệt rõ rệt giữa dầu cho xe gắn máy và dầu cho xe hơi vì những lý do sau:

Tốc độ hoạt động (Operational Speed): Động cơ xe gắn máy có khuynh hướng hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với xe hơi. Điều này tạo thêm áp lực trên các bộ phận động cơ, và vì thế yêu cầu bảo vệ chống hao mòn ở xe gắn máy cao hơn. Số vòng quay mỗi phút tăng lên ở động cơ xe gắn máy sẽ tạo bọt và bọt có thể làm giảm khả năng mang tải trọng và tăng sự oxid hóa.

Tỉ số nén (Compression Ratios): Động cơ xe gắn máy có khuynh hướng hoạt động với tỉ số nén cao hơn động cơ xe hơi, do đó tạo thêm áp lực trên các bộ phận động cơ và tăng nhiệt độ hoạt động. Nhiệt độ gia tăng sẽ làm cho dầu nhớt mau xuống cấp, làm giảm tuổi thọ động cơ và tăng sự hình thành cặn lắng bên trong động cơ.

Mã lực (Horse Power): Mã lực của động cơ xe gắn máy tính trên mỗi inch khối gần như gấp đôi mã lực của động cơ xe hơi. Điều này cho thấy dầu bôi trơn xe gắn máy chịu nhiệt độ và áp lực cao hơn.

Sự nguội mát của động cơ thay đổi (Variable Engine Cooling): Nhiều động cơ xe gắn máy được làm mát bằng không khí hoặc bởi cả hai không khí và dầu nhớt. Chúng gây ra sự dao động rất lớn về nhiệt độ hoạt động. Nhiệt độ hoạt động tăng cao sẽ tăng sự oxid-hóa và làm dầu bị loãng, giảm đi khả năng mang tải trọng của xe.

Tính năng bôi trơn nhiều phần (Multiple Lubrication Functionality): Đối với xe hơi, dầu nhớt chỉ cần để bôi trơn động cơ, và đối với các bộ phận khác như bộ dẫn động lại có dầu nhớt đặc biệt riêng cho bộ phận này. Trong khi đó, đối với xe gắn máy, nhớt thường phải bôi trơn cả động cơ và bộ dẫn động. Do đó, dầu nhớt cho xe gắn máy phải đáp ứng yêu cầu của cả động cơ lẫn hộp số dẫn động.

Rõ ràng là xe gắn máy đặt ra các yêu cầu về nhớt bôi trơn khác hơn xe hơi. Vì vậy, dầu nhớt xe gắn máy phải được pha chế riêng để đáp ứng các điều kiện áp lực cao hơn.

Công thức của dầu nhớt xe hơi ngày nay đã thay đổi để đáp ứng yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu và cải thiện khả năng xúc tác nên không còn phù hợp cho xe gắn máy 4 thì. Chất biến đổi ma sát, có trong dầu nhớt xe hơi, có thể dẫn đến tình trạng trượt ly hợp trong xe gắn máy, trong khi cấp độ nhớt thấp hơn có thể làm tăng thêm sự rỗ mặt hộp số.

Ở xe hơi, động cơ và hộp số tách rời, chế độ làm việc của chúng khác nhau nên mỗi cụm được bôi trơn bằng một loại dầu. Ở xe gắn máy 4 thì, hộp số và động cơ nằm chung, hệ thống này ngâm trong cùng một loại dầu. Như vậy, việc dùng nhớt xe hơi cho xe gắn máy không thể thích hợp hoàn toàn được.

Các nhà sản xuất xe gắn máy nhận thấy cần phải có loại nhớt riêng cho xe gắn máy vì môi trường hoạt động của động cơ xe gắn máy khắc nghiệt hơn xe hơi, máy chạy nhanh hơn và nóng hơn nên có khuynh hướng làm giảm khả năng bôi trơn và làm mát của dầu nhớt.
thanks cụ chủ!
bài viết rất hay
thân!TUKYOTOHUITUKYOTOHUITUKYOTOHUI:p
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên