Tăng áp cho động cơ xăng

H
Bình luận: 7Lượt xem: 6,141

haui

Tài xế O-H
Do đặc điểm của động cơ xăng là khí nạp vào động cơ là hỗn hợp xăng và không khí, mặt khác động cơ xăng dễ gây kích nổ nên việc tăng áp cho động cơ xăng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay động cơ xăng tăng áp thường chỉ dùng trong máy bay tải trọng nhỏ, máy bay thể thao, trực thăng còn trên ô tô máy kéo ít sử dụng tăng áp vì công suất của loại động cơ này thường nhỏ 75÷220 KW. Nếu lắp thêm cụm tuabin máy nén sẽ làm giảm tính năng tăng tốc của của động cơ. 
Tăng áp cho động cơ xăng dễ gây ra kích nổ vì sẽ làm tăng áp suất và nhiệt độ đầu và cuối quá trình nén. Để tăng áp cho động cơ xăng mà không gây ra kích nổ người ta dùng các biện pháp như sau:
Thay đổi cấu tạo buồng cháy, dùng nhiên liệu chống kích nổ tốt, thay đổi thành phần khí hỗn hợp, thay đổi góc đánh lửa sớm, làm mát trung gian cho khí hỗn hợp ở sau máy nén tăng áp, giảm tỉ số nén động cơ.
Thường người ta chỉ sử dụng động cơ xăng tăng áp trong những điều kiện đặc biệt : làm việc trên núi cao, động cơ luôn luôn chạy ở chế độ toàn tải
Đối với phương án 1: Đặt máy nén ở sau bộ chế hòa khí lúc này hỗn hợp không khí và nhiên liệu sẽ đi vào máy nén.
Ưu điểm:
- Hỗn hợp được hòa trộn đều;
- Khi qua máy nén nhiên liệu bốc hơi nhanh;
- Nhiệt độ của không khí đi vào máy nén thấp hơn nhiệt độ khí trời nên lưu lượng và hiệu suất máy nén tăng.
Nhược điểm:
- Nếu xảy ra hiện tượng hồi hỏa thì máy nén chóng hỏng;
- Tính tăng tốc kém, vì không gian máy nén lưu trữ lại một lượng hòa khí nhất định, không đáp ứng kịp yêu cầu thay đổi nhanh chế độ làm việc của động cơ;
- Đóng nhỏ miệng bướm ga hoặc miệng vào máy nén, dầu nhờn trong máy nén dễ bị hút theo dòng khí nạp.
Đối với phương án 2:
Máy nén đặt trước bộ chế hòa khí,không khí được nén sau đó qua bộ chế hòa khí rồi mới vào động cơ
Ưu điểm:
- Tính năng gia tốc tốt;
- Không khí nén qua bộ chế hòa khí làm cho nhiên liệu dễ bốc hơi;
- Bản thân nhiên liệu không tiếp xúc với máy nén, ít gây nguy hại cho máy nén khi xảy ra hiện tượng hồi hỏa.
Nhược điểm:
- Sử dụng nhiều bộ chế hòa khí ( 6 đến 12 bộ) làm tăng trọng lượng của hệ thống;
- Bướm ga của các BCHK rất khó điều chỉnh giống nhau;
- Các đường ống trong hệ thống nạp thải phải thật kín nếu không dễ sinh ra hoả hoạn .
 

ha_licogi16

Tài xế O-H
bài viết ngắn :22: ,nhưng theo ý kiến của mọi người thì cung không hay lắm, bởi vì chúng ta đâu có nhiều thời gian đúng không, ngắn gọn và súc tích là hay nhất
 

kia_service

Thợ quèn
Nhân viên
minh dang lam bai thao luan tang ap cho oto tai ma tim tai lieu toan chung chung nan wa ! ai co tai liau cu the cho minh xin nha gui dum vao mail: havankien01@gmail.com thank nhiu
Cái này em có thấy trên Huyndai Genesis G2.0 Turbo,nhưng chưa được làm thực tế lần nào.Chắc bác phải tìm WorkShop của Genesis để có tài liệu cho bài thảo luận rồi.
 

quocktv

Tài xế O-H
Chủ nhật, 05 Tháng mười một 2006, 02:01 GMT+7
Cỡ chữ
Ưu điểm của động cơ tăng áp

Tags: Bắc Giang, Hoàng Văn Minh, động cơ tăng áp, của động cơ, phương án, sử dụng, ưu điểm, khác nhau, máy nén, tua-bin, Turbo, số, suất, dùng
Xin cho biết tăng áp cho động cơ có lợi và có những phức tạp gì trong sử dụng? Các phương án Biturbo và Twin turbo khác nhau ở những điểm nào? (Hoàng Văn Minh, Bắc Giang)




Động cơ diesel 6 xi-lanh thẳng hàng Twin turbo của BMW. Ảnh: BMW.
Tăng áp là biện pháp dùng các thiết bị như máy nén khí, tua-bin máy nén hoặc các đường ống nạp có kết cấu đặc biệt để tăng áp suất của dòng khí nạp khi nạp vào các xi-lanh của động cơ. Theo lý thuyết động cơ đốt trong, khi áp suất nạp tăng, áp suất cuối quán trình nén sẽ tăng theo, cải thiện được tính năng của quá trình cháy, làm tăng công suất của động cơ. Tăng áp là một trong những biện pháp tăng công suất mà động cơ vẫn gọn nhẹ đang được áp dụng rất phổ biến đối với động cơ diesel cũng như động cơ xăng. Tuy vậy, khi sử dụng biện pháp tăng áp, các chi tiết máy của động cơ chịu tải trọng cơ học và dầu mỡ bôi trơn cũng yêu cầu cao hơn. Điều kiện làm mát, cũng đòi hỏi cao hơn, người sử dụng cần quan tâm bảo đảm công tác bảo dưỡng định kỳ.

-Tăng áp tua-bin - hành trình 100 năm
Các phương pháp Biturbo và Twin turbo mà bạn quan tâm về bản chất đều dùng hai máy nén khí kiểu tua-bin tăng áp. Tuy nhiên, tùy theo hãng sản xuất các phương án sử dụng tua-bin kép này có thay đổi. Ví dụ, động cơ của hãng BMW dùng 2 turbo có kích thước khác nhau, tua-bin nhỏ hoạt động ở số vòng quay thấp, tua-bin lớn hoạt động ở số vòng quay cao.

Trong khi đó, động cơ của một số hãng như Mercedes hay Toyota lại dùng 2 tua-bin, mỗi tua-bin tăng áp cho một phần hai số xi-lanh.

Ngoài các phương án trên, một số hãng còn dùng phương án kết hợp: Một máy nén cơ khí kết hợp với một tua-bin. Nói chung, tất cả các phương án tăng áp đều đạt hiệu quả kinh tế cao, đều giảm khoảng 20% lượng nhiên liệu tiêu thụ cho một mã lực so với khi chưa tăng áp.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên