Thanh truyền (tay dên)

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 3,415

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên

Thanh truyền là một chi tiết nối liền giữa pít - tông và cốt máy. Nhờ thanh truyền và tay quay mà sự chuyển động thẳng của pít - tông được tạo nên từ sự chuyển động xoay tròn của cốt máy. Khi làm việc thanh truyền nhận lực giãn nở của khí cháy và lực quán tính của cốt máy bánh đà nên thanh truyền được chế tạo bằng thép đặc biệt có pha Chrome và Niken hay Vanadium để tăng sức chịu đựng.
1 Cấu tạo:
Gồm có 3 phần:
Chân (đầu nhỏ thanh truyền):

Là một ống thép tròn rèn dính vào mình, nối liền với pít - tông nhờ trục pít - tông.
Giữa chân và trục thường có gắn một khâu thau, hoặc tráng một lớp hợp kim đỡ cọ xát hoặc một vòng bi đũa kim (Yamaha), phía ngoài khoan lỗ để dầu vào làm trơn.
Thân thanh truyền:

Nối liền giữa đầu lớn và đầu nhỏ, mình thường có tiết diện tròn rỗng ruột hoặc tiết diện hình chữ I. Hiện nay đa số tiết diện hình chữ I vì nhẹ mà vẫn cứng.
Đầu (đầu to thanh truyền):

Là một ống thép hình tròn rèn dính vào mình. Đầu to được ráp vào cốt máy nhờ trục tay quay (ắc dên), giữa đầu to và trục tay quay là một vòng bi đũa. Ở ngoài có khoan lỗ để nhớt vào làm trơn. Đối với xe 4 thì làm trơn bằng cách tát nhớt, cuối đầu lớn có đúc thêm muỗng tát nhớt.
Đối với một số xe môtô lớn đầu lớn thanh truyền gồm 2 phần, một nữa dính liền vào mình, một nữa gọi là nón được bắt vào phần kia nhờ 2 cây bulong. Trong trường hợp này vòng bi đũa đươc thay bằng hai miếng bạc lót.

2. Hư hỏng của thanh truyền:

Sau một thời gian sử dụng, do sự tác dụng của nhiều lực thanh truyền thường gặp các hư hỏng sau:
Dên đâm:
Là tâm giữa đầu lớn và đầu nhỏ không song song nhau hoặc mình thanh truyền không phẳng. Nếu đâm ít thì động cơ nóng máy, pít - tông, xylanh bị trầy một bên, đâm nhiều thì pít - tông kẹt trong xylanh, không di chuyển được.
Dên khua:
Khe hở giữa trục tay quay và vòng bi đũa lớn hơn giới hạn cho phép.
Ắc pít - tông khua:
Khe hở giữa đầu nhỏ và trục pít - tông lớn hơn giới hạn cho phép.
Lột dên:
Dầu làm trơn không đến được vòng bi hoặc mất tính chất làm trơn, làm “cháy” vòng bi, trục hay đầu lớn.
Tất cả các hư hỏng trên đều đem đến tiệm chuyên môn sửa chữa hay thay thế gọi là ép dên.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên