[THẢO LUẬN] HIỂU BIẾT VỀ BIẾN MÔ THỦY LỰC (Có Tặng điểm)

M
Bình luận: 52Lượt xem: 14,362

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Members thân mến!

Lập Topic này để mọi người hiểu biết hơn về Biến mô thủy lực. Những câu hỏi hay, trả lời hay mình sẽ tặng điểm cho các member.

Mong các member tham gia nhiệt tình, đổ xăng nhiệt tình cho những ai vào đặt câu hỏi và câu trả lời chính xác

LƯU Ý:
- Để nó tổng hợp, sâu và rộng, các Member hãy trả lời theo những vấn đề mình đã làm, đã gặp, đã biết. Không quá lý thuyết, suồng sã.
- Đề nghị các member đặt câu hỏi theo thứ tự. Câu trả lời cũng phải theo thứ tự câu hỏi để các member khác đọc dễ dàng theo dõi, học hỏi.





Xin "đề ba" những câu đầu tiên:
1. Tất cả các công dụng của biến mô (dành cho các mem mới vào nghề)?

2. Vì sao nó còn được gọi là "biến tốc thủy lực" ?

3. Tại sao biến mô chỉ dành cho hộp số tự động, hộp số thủy lực, hộp số CVT. Hầu như không dành cho hộp số cơ khí? Nếu dành cho hộp số cơ khí thì hệ thống truyền lực có thêm gì ? (Em vừa bổ sung)

4. Vì sao phải có khóa biến mô (lock-up clutch) tự động ?

5. Điều khiển khóa biến mô tự động dựa trên những tín hiệu nào ?

6. Áp suất điều khiển khóa biến mô khoảng bao nhiêu bar ?

7. Biến mô gồm các thành phần chính nào (dành cho các mem mới vào nghề) ?

8. Hai nửa biến mô (phần bánh bơm và bánh turbin) liên kết với nhau theo mối ghép gì ?

9. Dầu lưu thông trong biến mô như thế nào, do đâu cung cấp ?

10. Tỷ số truyền lớn nhất mà biến mô có thể tạo ra (khi cường hóa) ?


Mời các bác tiếp tục đặt câu hỏi và câu trả lời.


Tôi xin trả lời cả 10 câu hỏi của bác duongpn luôn để các bạn tham khảo và trao đổi tiếp nhé!
1. Tất cả các công dụng của biến mô?
Công dụng của biến mô:
- Truyền và biến đổi mô men (tăng mô men) từ động cơ tới trục sơ cấp hộp số;
- Cùng với bánh đà, tạo ra khối lượng để cân bằng, làm đồng đều tốc độ quay trục cơ;
- Hấp thụ các dao động xoắn giữa trục cơ và hệ thống truyền lực.

2. Vì sao nó còn được gọi là "biến tốc thủy lực" ?
Vì ngoài chức năng chính là biến đổi mô men (Biến mô), nếu xét theo khía cạnh tốc độ góc thì nó cũng biến đổi tốc độ góc từ trục bánh bơm sang trục bánh tua bin nên có tên gọi là biến tốc thủy lực.

3. Tại sao biến mô chỉ dành cho hộp số tự động, hộp số thủy lực, hộp số CVT. Không dành cho hộp số cơ khí?
Vì ở các loại hộp số AT và CVT thì hộp số cơ khí thường dùng bộ truyền bánh răng hành tinh (một số xe tải dùng hộp số cơ khí thường). Nhưng ở đây các bánh răng số lưôn ăn khớp, khi chuyển số chỉ là đóng/mở các ly hợp và phanh bằng thủy lực, vì vậy dù biến mô thủy lực không ngắt hoàn toàn khi giảm ga, nhưng không có va đập xẩy ra. Còn đối với hộp số cơ khí thường thì mỗi khi gài số là phải thao tác bằng đồng tốc, hoặc ống gài, hoặc bánh răng di trượt nên để tránh va đập thì phải cắt dứt khoát đường truyền mô men bằng ly hợp ma sát. Còn biến mô thủy lực (và cả ly hợp thủy lực) không cắt hoàn toàn ngay cả khi động cơ chạy không tải, nên không gài số không được, hoặc cố gài cho được thì có tiếng kêu, thậm chí làm hư hỏng hộp số.

4. Vì sao phải có khóa biến mô (lock-up clutch) tự động ?

Theo đặc tính hiệu suất của biến mô thì khi xe chạy ở tốc độ cao là ứng với khi sức cản chuyển động của xe nhỏ. Thực chất lúc này biến mô đã làm việc ở chế độ ly hợp. Hiệu suất của ly hợp thủy lực là đường thẳng tuyến tính (hiệu suất tăng khi tỉ số truyền i tăng), nhưng khi tie số truyền đạt giá trị 0,9<i<1 thì hiệu suất truyền của ly hợp thủy lực có xu hướng giảm nhanh về 0 (đường đỏ nét đứt). Lúc này không cần tăng mô men nữa mà cần tăng hiệu suất bộ truyền, nên phải thực hiện khóa biến mô bằng một ly hợp ma sát. Mô men sẽ truyền thẳng từ bánh bơm sang bánh tua bin, có hiệu suất truyền bằng 1 (cao nhất). Đây mới là mục đích chính của ly hợp khóa biến mô.

5. Điều khiển khóa biến mô tự động dựa trên những tín hiệu nào ?
Điều khiển khóa biến mô dựa trên 2 tín hiệu:
- Tốc độ của ô tô; (từ 50-60 Km/h)
- Tỉ số truyền của biến mô: (i>0,9). Dựa vào tốc độ góc của biến mô (chính là cảm biến vòng quay động cơ) và cảm biến vòng quay bánh tua bin (cảm biến vòng quay trục vào hộp số). Vì i=nT/nB.

6. Áp suất điều khiển khóa biến mô khoảng bao nhiêu bar ?
Áp suất điều khiển khóa biến mô cũng là áp suất bôi trơn trong hộp số, nó được điều chỉnh từ van điều áp thứ cấp và nó có áp suất từ 2,5-3,5 bar.

7. Biến mô gồm các thành phần chính nào (dành cho các mem mới vào nghề) ?
Biến mô gồm 3 thành phần chính: Bánh bơm, bánh tua bin, bánh phản ứng (stator).

8. Hai nửa biến mô (phần bánh bơm và bánh turbin) liên kết với nhau theo mối ghép gì ?
Hai nửa biến mô (phần bánh bơm và bánh turbin) được quay lồng không tự do với nhau khi làm việc bình thường và được liên kết bằng ly hợp ma sát khi ở chế độ khóa biến mô.

9. Dầu lưu thông trong biến mô như thế nào, do đâu cung cấp ?
Dầu được cung cấp từ bơm bánh răng ăn khớp trong và được dẫn động từ bánh bơm. Dòng dầu đi từ bơm>... van điều áp thứ cấp> van rơ le khóa biến mô>biến mô> làm mát> bình chứa.

10. Tỷ số truyền lớn nhất mà biến mô có thể tạo ra (khi cường hóa) ?
Cái này được gọi là hệ số biến đổi mô men K (không khéo dễ nhầm với tỉ số truyền i=nT/nB), nó có giá trị lớn nhất khi khởi hành (tốc độ góc bánh tua bin=0) gọi là Kmax.
- Ở xe con: Kmax = 2-2,5.
- Ở xe tải: Kmax = 3-5.
 

vthangnd

Tài xế O-H
Em xin trả lời thêm: Các khóa biến mô làm việc ở chế độ biến mô thủy lực nhờ một mô men xoắn tác động ngược với chiều quay của bánh bơm , khi biến mô làm việc ở tỷ số truyền lớn(tốc độ bánh tuabin lớn) chiều tác động của mô men xoắn thay đổi sẽ làm bánh phản ứng quay cùng dòng chất lỏng.Lúc này biến mô làm việc ở chế độ ly hợp thủy lực. Mong được bác chỉ bảo!
Về câu hỏi vì sao bánh phản ứng phải đặt trên khớp một chiều, theo tôi bạn đã trả lời đúng tới 80% rồi đấy nhưng chưa đủ. Để hoàn chỉnh câu hỏi này bạn cần giải thích nốt là tại sao đến một tỉ số truyền nào đó của biến mô thì bánh phản ứng quay tự do cùng bánh bơm và bánh tua bin để biến mô chuyển sang chế độ ly hợp thủy lực (hay khớp nối thủy lực)
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Cảm ơn bác phạm vỵ!

BÁC ĐÃ TRẢ LỜI RẤT ĐẦY ĐỦ. EM MẠO MUỘI XIN BỔ SUNG VÀI Ý.

Em xin bổ sung một số ý màu đỏ như dưới đây:

Tôi xin trả lời cả 10 câu hỏi của bác duongpn luôn để các bạn tham khảo và trao đổi tiếp nhé!
1. Tất cả các công dụng của biến mô?
Công dụng của biến mô:
- Truyền và biến đổi mô men (tăng mô men) từ động cơ tới trục sơ cấp hộp số;
- Cùng với bánh đà, tạo ra khối lượng để cân bằng, làm đồng đều tốc độ quay trục cơ;
- Hấp thụ các dao động xoắn giữa trục cơ và hệ thống truyền lực. Là khớp nối mềm tạo truyền động nhẹ nhàng, êm dịu cho hệ thống truyền lực, tăng tuổi thọ.
- Giúp sang số nhẹ nhàng, êm ái mà không cần vê côn, vù ga...tránh thất thoát công suất.
Kể ra nữa thì rất nhiều


2. Vì sao nó còn được gọi là "biến tốc thủy lực" ?
Vì ngoài chức năng chính là biến đổi mô men (Biến mô), nếu xét theo khía cạnh tốc độ góc thì nó cũng biến đổi tốc độ góc từ trục bánh bơm sang trục bánh tua bin nên có tên gọi là biến tốc thủy lực.

3. Tại sao biến mô chỉ dành cho hộp số tự động, hộp số thủy lực, hộp số CVT. Không dành cho hộp số cơ khí?
Vì ở các loại hộp số AT và CVT thì hộp số cơ khí thường dùng bộ truyền bánh răng hành tinh (một số xe tải dùng hộp số cơ khí thường). Nhưng ở đây các bánh răng số lưôn ăn khớp, khi chuyển số chỉ là đóng/mở các ly hợp và phanh bằng thủy lực, vì vậy dù biến mô thủy lực không ngắt hoàn toàn khi giảm ga, nhưng không có va đập xẩy ra. Còn đối với hộp số cơ khí thường thì mỗi khi gài số là phải thao tác bằng đồng tốc, hoặc ống gài, hoặc bánh răng di trượt nên để tránh va đập thì phải cắt dứt khoát đường truyền mô men bằng ly hợp ma sát. Còn biến mô thủy lực (và cả ly hợp thủy lực) không cắt hoàn toàn ngay cả khi động cơ chạy không tải, nên không gài số không được, hoặc cố gài cho được thì có tiếng kêu, thậm chí làm hư hỏng hộp số.

3. Tại sao biến mô chỉ dành cho hộp số tự động, hộp số thủy lực, hộp số CVT. Hầu như không dành cho hộp số cơ khí? Nếu dành cho hộp số cơ khí thì hệ thống truyền lực có thêm gì ? (Em vừa bổ sung)
Trên hộp số cơ khí cũng có Biến mô thủy lực. Tuy nhiên khi đó, hệ thống truyền lực phải có thêm côn khô (ly hợp) để giúp việc sang số được nhẹ nhàng hơn và an toàn cho hộp số. VD kiểu kết hợp của hãng ZF bao gồm biến mô WSK400 + Ly hợp + ZF 16S221


4. Vì sao phải có khóa biến mô (lock-up clutch) tự động ?

Theo đặc tính hiệu suất của biến mô thì khi xe chạy ở tốc độ cao là ứng với khi sức cản chuyển động của xe nhỏ. Thực chất lúc này biến mô đã làm việc ở chế độ ly hợp. Hiệu suất của ly hợp thủy lực là đường thẳng tuyến tính (hiệu suất tăng khi tỉ số truyền i tăng), nhưng khi tie số truyền đạt giá trị 0,9<i<1 thì hiệu suất truyền của ly hợp thủy lực có xu hướng giảm nhanh về 0 (đường đỏ nét đứt). Lúc này không cần tăng mô men nữa mà cần tăng hiệu suất bộ truyền, nên phải thực hiện khóa biến mô bằng một ly hợp ma sát. Mô men sẽ truyền thẳng từ bánh bơm sang bánh tua bin, có hiệu suất truyền bằng 1 (cao nhất). Đây mới là mục đích chính của ly hợp khóa biến mô.

Quan trọng ở chỗ tỉ số truyền đạt giá trị 0,9<i<1 các bác nhé.

Biến mô là một khớp nối mềm, bản thân hắn không liên kết cứng trục sơ và thứ cấp. Cái giúp chúng liên kết ở đây là dầu thủy lực có áp suất do bơm trong biến mô cung cấp. Dầu vào và ra khỏi biến mô liên tục và chúng bị oánh cho tơi bời nên tăng nhiệt độ rất nhanh, nhất là khi tỉ số truyền giảm về 0 như bác phạm vỵ nói ở trên. Vậy để đảm bảo làm việc liên tục, chúng còn cần nghỉ ngơi để tránh nhiệt độ lên cao trước thời điểm giảm về 0 đó. (Chúng được làm mát bằng chính hệ thống làm mát động cơ, nếu chúng nóng thì nhệt độ nước làm mát nóng. Hậu quả là động cơ ngừng hoạt động).

VẬY NGHỈ NGƠI BẰNG CÁCH KHÓA BIẾN MÔ LẠI


5. Điều khiển khóa biến mô tự động dựa trên những tín hiệu nào ?
Điều khiển khóa biến mô dựa trên 2 tín hiệu:
- Tốc độ của ô tô; (từ 50-60 Km/h)
- Tỉ số truyền của biến mô: (i>0,9). Dựa vào tốc độ góc của biến mô (chính là cảm biến vòng quay động cơ) và cảm biến vòng quay bánh tua bin (cảm biến vòng quay trục vào hộp số). Vì i=nT/nB.

Thực chất nó là 2 tín hiệu: tốc độ đầu vào và tốc độ đầu ra của biến mô

Em xin nói rõ thêm: tốc độ khóa biến mô của mỗi loại xe có công dụng riêng là khác nhau. Đầu kéo hạng nặng chỉ khoảng 15-20km/h là khóa, xe Cẩu cũng vậy


6. Áp suất điều khiển khóa biến mô khoảng bao nhiêu bar ?
Áp suất điều khiển khóa biến mô cũng là áp suất bôi trơn trong hộp số, nó được điều chỉnh từ van điều áp thứ cấp và nó có áp suất từ 2,5-3,5 bar.

Đối với xe đầu kéo, xe cẩu, áp suất này khoảng 6,5-7,5bar do yêu cầu moomen và lực kéo lớn hơn (tải lớn). Nhưng em chưa thấy lớn hơn 8bar kể cả với xe đầu kéo khủng

7. Biến mô gồm các thành phần chính nào (dành cho các mem mới vào nghề) ?
Biến mô gồm 3 thành phần chính: Bánh bơm, bánh tua bin, bánh phản ứng (stator).

8. Hai nửa biến mô (phần bánh bơm và bánh turbin) liên kết với nhau theo mối ghép gì ?
Hai nửa biến mô (phần bánh bơm và bánh turbin) được quay lồng không tự do với nhau khi làm việc bình thường và được liên kết bằng ly hợp ma sát khi ở chế độ khóa biến mô.

9. Dầu lưu thông trong biến mô như thế nào, do đâu cung cấp ?
Dầu được cung cấp từ bơm bánh răng ăn khớp trong và được dẫn động từ bánh bơm. Dòng dầu đi từ bơm>... van điều áp thứ cấp> van rơ le khóa biến mô>biến mô> làm mát> bình chứa.

10. Tỷ số truyền lớn nhất mà biến mô có thể tạo ra (khi cường hóa) ?
Cái này được gọi là hệ số biến đổi mô men K (không khéo dễ nhầm với tỉ số truyền i=nT/nB), nó có giá trị lớn nhất khi khởi hành (tốc độ góc bánh tua bin=0) gọi là Kmax.
- Ở xe con: Kmax = 2-2,5.
- Ở xe tải: Kmax = 3-5.

HY VỌNG GIÚP CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CÓ CÁI NHÌN TỔNG QUAN, NHƯNG CỤ THỂ VỀ BIẾN MÔ THỦY LỰC.

---------- Post added at 05:31 PM ---------- Previous post was at 05:20 PM ----------

Tôi xin đặt câu hỏi tiếp:
11. Vì sao trong biến mô phải có bánh phản ứng (Bánh stato)?
12. Vì sao bánh phản ứng phải đặt trên khớp 1 chiều?
13. Vì sao trên xe tải, biến mô có thể có tới 2 bánh phản ứng?
14. Dầu sử dụng trong biến mô là dầu gì?
15. Khi khả năng truyền mô men của biến mô bị giảm, theo bạn là do các nguyên nhân nào, phân tích?
16/ những nguyên nhân dẫn đến trượt biến mô
17/những nguyên nhân làm biến mô nóng


Câu 18: Tại sao bánh dẫn hướng không làm cố định, mà lại phải sử dụng khớp 1 chiều
 

chocgaybanhxe

Tài xế O-H
@ Lão -6: Đây là chuyên mục oto, XMCT của mình nó có những cái khác lão à.
Xin các bác tư vấn giúp em nhé: cái biến mô xe xúc lật KAWASAKI 60ZIV của em bị hỏng, cụ thể là bị "dãn nở" vỏ khoảng 0,7 mm do thợ làm trước đó căn chỉnh sai a/s cấp cho nó, bây giờ thì xe chạy yếu lắm không làm ăn gì được, các bác xem có cách gì để s/c em nó, không chơi kiểu thay mới nhé, ảnh của em nó đây ạ:


 

Hắc Long

Tài xế O-H
Em xin chém gió tí nhé, các bác bổ sung thêm..
Câu 3
Biến mô chỉ dành cho hộp số tự động, hộp số thủy lực, hộp số CVT. Hầu như không dành cho hộp số cơ khí là vì chúng không có li hợp để ngắt động cơ và hộp số. Vì vậy, người ta sử dụng một thiết bị gọi là biến mô thủy lực.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Còn một số câu nữa chưa có ai trả lời. Trong đó có câu 12 của tôi đặt ra và câu 18 của bác duongpn có nội dung trùng nhau, tôi xin trả lời luôn.
Câu 12. Vì sao bánh phản ứng phải đặt trên khớp 1 chiều?
Câu 18: Tại sao bánh dẫn hướng không làm cố định, mà lại phải sử dụng khớp 1 chiều

Vì đây là vấn đề khó và trừu tượng nên cho phép tôi trình bày hơi tỉ mỉ một chút.
Trước hết để trả lời câu hỏi này cần phải nắm được đặc tính không thứ nguyên của biến mô thủy lực và ly hợp thủy lực. Các đặc tính này là mối quan hệ giữa hiệu suất, hệ số biến đổi mô men thay đổi theo tỉ số truyền i của biến mô thủy lực và ly hợp thủy lực.
Theo đó đặc tính hiệu suất của biến mô có dạng đường parabol lồi. Tại i=0 và i=1 thì hiệu suất=0; hiệu suất max tại i xấp xỉ=0,5. Còn đặc tính hệ số biến đổi mô men K là đường thẳng giảm dần từ Kmax tại i=0 xuống 0 tại i=1 (nếu bánh phản ứng cố định).
Còn đặc tính hiêu suất của ly hợp là một đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ (i=0) và tăng dần khi i tăng. Tuy nhiên khi i>0,9 thì hiệu suất ly hợp thủy lực cũng có xu hướng giảm về 0.
Quay lại vấn đề của câu hỏi. Ở biến mô, chính bánh phản ứng là phần tử làm tăng mô men trên bánh tua bin khi biến mô hoạt động, đặc biệt là ở dải tỉ số truyền i nhỏ, trong khoảng này K>1 và hiệu suất tăng. Nhưng ở số vòng quay cao của bánh bơm và bánh tua bin khi i=0,6-0,7 thì lúc này hướng dòng chất lỏng đi ra khỏi bánh tua bin để tác dụng vào bánh phản ứng bắt đầu đổi hướng tác dụng. Với hướng này, không những không làm tăng mô men trên bánh tua bin mà còn làm giảm. Nếu bánh phản ứng cố định thì từ đây khi i tăng, hệ số K<1 và hiệu suất cũng giảm mạnh. Để khắc phục 2 nhược điểm trên, thì bánh phản ứng được bố trí trên khớp 1 chiều sao cho khi hướng dòng chất lỏng đổi chiều tác dung lên nó thì nó được quay tự do. Lúc này bánh phản ứng mất tác dụng và biến mô làm việc ở chế độ ly hợp thủy lực để giữ K=1 và hiệu suất truyền động tăng.
 

chocgaybanhxe

Tài xế O-H
4. Vì sao phải có khóa biến mô (lock-up clutch) tự động ?
+
6. Áp suất điều khiển khóa biến mô khoảng bao nhiêu bar ?
Áp suất điều khiển khóa biến mô cũng là áp suất bôi trơn trong hộp số, nó được điều chỉnh từ van điều áp thứ cấp và nó có áp suất từ 2,5-3,5 bar.

Đối với xe đầu kéo, xe cẩu, áp suất này khoảng 6,5-7,5bar do yêu cầu moomen và lực kéo lớn hơn (tải lớn). Nhưng em chưa thấy lớn hơn 8bar kể cả với xe đầu kéo khủng.

4 + 6 = Chưa chính xác.

Tôi tìm thấy cái này:





Vào đây xem thêm cái này cho nó máu.
 

tuan07105175

Tài xế O-H
Mấy bác cho em hỏi ở trong cơ cấu khóa biến mô tự động , tại sao lại khóa biến mô ở tốc độ 50 Km / h trở lên mà lại không khóa biến mô ở tốc độ khoảng 30 Km / h.
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Các bác khác đặt câu hỏi tiếp nào!!!

---------- Post added at 10:17 AM ---------- Previous post was at 10:11 AM ----------

+


4 + 6 = Chưa chính xác.

Tôi tìm thấy cái này:





Vào đây xem thêm cái này cho nó máu.

À có cái 36 bar kìa. Cụ cho cái hình rõ hơn được không cụ???

8bar này, 36bar này. Hai cái van này nó........ giữ áp cho mạch nào í nhỉ............ mờ quá

---------- Post added at 10:19 AM ---------- Previous post was at 10:17 AM ----------

Mấy bác cho em hỏi ở trong cơ cấu khóa biến mô tự động , tại sao lại khóa biến mô ở tốc độ 50 Km / h trở lên mà lại không khóa biến mô ở tốc độ khoảng 30 Km / h.

Bác xem thêm đoạn của bác phạm vỵ nhé:

Câu 12. Vì sao bánh phản ứng phải đặt trên khớp 1 chiều?
Câu 18: Tại sao bánh dẫn hướng không làm cố định, mà lại phải sử dụng khớp 1 chiều
Vì đây là vấn đề khó và trừu tượng nên cho phép tôi trình bày hơi tỉ mỉ một chút.
Trước hết để trả lời câu hỏi này cần phải nắm được đặc tính không thứ nguyên của biến mô thủy lực và ly hợp thủy lực. Các đặc tính này là mối quan hệ giữa hiệu suất, hệ số biến đổi mô men thay đổi theo tỉ số truyền i của biến mô thủy lực và ly hợp thủy lực.
Theo đó đặc tính hiệu suất của biến mô có dạng đường parabol lồi. Tại i=0 và i=1 thì hiệu suất=0; hiệu suất max tại i xấp xỉ=0,5. Còn đặc tính hệ số biến đổi mô men K là đường thẳng giảm dần từ Kmax tại i=0 xuống 0 tại i=1 (nếu bánh phản ứng cố định).
Còn đặc tính hiêu suất của ly hợp là một đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ (i=0) và tăng dần khi i tăng. Tuy nhiên khi i>0,9 thì hiệu suất ly hợp thủy lực cũng có xu hướng giảm về 0.
Quay lại vấn đề của câu hỏi. Ở biến mô, chính bánh phản ứng là phần tử làm tăng mô men trên bánh tua bin khi biến mô hoạt động, đặc biệt là ở dải tỉ số truyền i nhỏ, trong khoảng này K>1 và hiệu suất tăng. Nhưng ở số vòng quay cao của bánh bơm và bánh tua bin khi i=0,6-0,7 thì lúc này hướng dòng chất lỏng đi ra khỏi bánh tua bin để tác dụng vào bánh phản ứng bắt đầu đổi hướng tác dụng. Với hướng này, không những không làm tăng mô men trên bánh tua bin mà còn làm giảm. Nếu bánh phản ứng cố định thì từ đây khi i tăng, hệ số K<1 và hiệu suất cũng giảm mạnh. Để khắc phục 2 nhược điểm trên, thì bánh phản ứng được bố trí trên khớp 1 chiều sao cho khi hướng dòng chất lỏng đổi chiều tác dung lên nó thì nó được quay tự do. Lúc này bánh phản ứng mất tác dụng và biến mô làm việc ở chế độ ly hợp thủy lực để giữ K=1 và hiệu suất truyền động tăng.


Cộng thêm cái hình đặc tính biến mô ở trên nữa
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em đang tìm cái hướng dẫn để tặng bác phạm vỵ mấy trăm điểm mà chưa ra. Bác nào biết chỉ giùm!!!


Nó được viết trên diễn đàn rồi mà mình không nhớ cái Object!

Thankyou!
Cảm ơn anh duongpn với nhã ý tốt này. Anh có thể tặng anh em nào đó có câu trả lời hay là được rồi, còn tôi thì thôi. Anh mở chuyên đề này để anh em được trao đổi học hỏi và tôi được trả lời là tốt lắm rồi phải cảm ơn anh nhiều.
 

chocgaybanhxe

Tài xế O-H
À có cái 36 bar kìa. Cụ cho cái hình rõ hơn được không cụ???

8bar này, 36bar này. Hai cái van này nó........ giữ áp cho mạch nào í nhỉ............ mờ quá

---------- Post added at 10:19 AM ---------- Previous post was at 10:17 AM ----------


@ duongpn: Cụ ấn vào cái "xem thêm cho nó máu ý" đọc đến khi "tẩu hỏa nhập ma" thì thôi nha.


@ Phạm Vỵ: em thì chỉ " chân tay đỡ mồm miệng" nên cũng đang đi học. Cụ đang rỗi rãi nên cụ cứ viết mạnh vào, em là em "cóp" hết, lúc nào rảnh em đọc sau nhé.
 

huyha2

Tài xế O-H
cái chỗ này nói về biến mô, biến mô này hay đi cùng hộp số tự động. vậy cho em hỏi 1 câu này nhé, nó về hộp số tự động nhưng cũng liên quan đến cái biến mô. cái biến mô có hệ số biến mômem K thay đổi trong 1 dải khá rộng, trong hộp số tự động có biến mô=> tỷ số truyền của của hộp số tự động cũng biến thiên theo 1 dải... vậy hộp số tự động có thể coi là hộp số vô cấp không ? tại sao?

---------- Post added at 11:48 AM ---------- Previous post was at 11:46 AM ----------

các cụ cho e hỏi: Biến mô là gì?
theo em biến mô là gọi tắt của " biến đổi giá trị mômen"
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
cái chỗ này nói về biến mô, biến mô này hay đi cùng hộp số tự động. vậy cho em hỏi 1 câu này nhé, nó về hộp số tự động nhưng cũng liên quan đến cái biến mô. cái biến mô có hệ số biến mômem K thay đổi trong 1 dải khá rộng, trong hộp số tự động có biến mô=> tỷ số truyền của của hộp số tự động cũng biến thiên theo 1 dải... vậy hộp số tự động có thể coi là hộp số vô cấp không ? tại sao?

---------- Post added at 11:48 AM ---------- Previous post was at 11:46 AM ----------


theo em biến mô là gọi tắt của " biến đổi giá trị mômen"
Hệ số biến đổi mô men K là thay đổi liên tục từ Kmax đến K=1. Nhưng trong hộp số AT thì vẫn là hộp số cơ khí kiểu hành tinh có 3 hoặc 4 hoặc...7 cấp số. Như vậy không thể gọi là hộp số vô cấp được.
 

rua_kaka

Tài xế O-H
Biến mô = Biến đổi mô men (chuẩn)
Hộp số tự động và vô cấp khác nhau hoàn toàn chứ.
Hộp số tự động vẫn bị giới hạn số cấp số truyền, ví dụ như trên xe có số tự động nếu bạn tinh tế khi ga bạn sẽ thấy những thay đổi về tốc độ gần giống với quá trình sang số của xe số cơ khí.
Còn thế nào là vô cấp thì bạn lên tìm từ khóa (bộ truyền vô cấp) ví dụ truyền đai chẳng hạn or trên xe máy tay ga ( đó mới là vô cấp )
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên