thực tập điện ô tô cơ bản

R
Bình luận: 8Lượt xem: 3,093

tran_vantuan91

Tài xế O-H
to phai lam bai kiem tra,giup to voi
1.vẽ sơ đồ đấu dây cho các mạch điện sau:
Hệ thống cung cấp điện .
Hệ thống khởi đông.
hệ thống đáh lửa điều khiển theo chương trinh.
2, trình bày hư hỏng thường gặp của các mạch điện trên,nêu phương pháp kiểm tra,xác định hư hỏng
]
 

kehoiloi

Tài xế O-H
câu hỏi của bạn khó hiểu ghê nên nếu bạn ở tp. hồ chí minh thì bạn có thể xem tài liệu cua mình xem có đúng yêu cầu bạn không ?
 

huong_ialyhpp

Tài xế O-H
A- Hệ thống truyền động cơ bản của một xe tay ga nhìn từ bên ngoài bao gồm:


Hình ảnh bộ puly nồi trước (tham khảo từ dòng Epicuro150cc )




B- Cơ cấu truyền động:


Trục khuỷu hoạt động thông qua hoạt động của cây Dên trong lòng máy.

-> AE nào mua xe hỏi chưa "rớt" đầu lòng tức là xe chưa bị ép Dên, thay bạc đạn Dên, xoáy lòng, thay bạc píton là vậy....

1. Động cơ đang ở chế độ Granti:

Lúc này tốc độ động cơ còn thấp, lực kéo và chuyển động của động cơ được truyền từ trục khuỷu qua puli sơ cấp, dây đai V, puli thứ cấp và tới cụm má ma sát (bố ba càng). Tuy nhiên do lực li tâm của cụm ma sát nhỏ chưa thắng được lực lòxò của các má ma sát nên má ma sát không tiếp xúc với vỏ nồi li hợp. Vì vậy , lực kéo và chuyển động không được truyền tới bánh xe sau, xe không chuyển động.

2. Bắt đầu khởi hành và chạy ở tốc độ thấp

Khi tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2700 ~ 3000 v/ph; Lúc này lự li tâm của cụm ma sát đủ lớn và thắng được lực lò xo kéo nên các má ma sát văng ra và tiếp xúc với nồi li hợp. Nhờ lực ma sát giữa các má ma sát và nồi ly hợp, nên lực kéo và chuyển động được truyền qua bộ bánh răng giảm tốc tới bánh xe sau và xe bắt đầu chuyển động. Tại thời điểm này, dây đai V có vị trí nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của Puli thứ cấp. Tỉ số truyền của bộ truyền lúc này là lớn nhất nên lực kéo ở bánh xe sau đủ lớn để xe khởi hành từ trạng thái dừng và tăng tốc lên.

3. Chạy ở tốc độ trung bình

Tiếp tục tăng tốc dộ động cơ lên, do lực li tâm lớn làm cac con lăn ở puli sơ cấp văng ra xa hơn ép má puli sơ cấp di động tiến về phía puli sơ cấp cố định và chèn dây đai V ra xa tâm hơn. Vì độ dài dây đai không đổi nên phía puli thứ cấp, dây đai sẽ di chuyển vào gần tâm cho đến khi nó cân bằng với lực ép của lò xo nén lớn ở puli thứ cấp. Như vậy, tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ giảm dần và tốc độ của puli thứ cấp sẽ tăng dần lên làm tăng tốc độ của xe.

4. chạy ở tốc độ cao

Tiếp tục tăng tốc độ động cơ lên cao, dưới tác động của lực li tâm lớn, các con lăm sẽ văng ra xa tâm nhất và ép má puli sơ cấp di động lại gần nhất với má puli sơ cấp cố định.Đường kính tiếp xúc của dây đai V với puli sơ cấp lúc này là lớn nhất và ngược lại, phía puli thứ cấp dây đai V có đường kính nhỏ nhất. Tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ đạt giá trị nhỏ nhất và tốc độ puli thứ cấp sẽ cao nhất. Lúc này xe sẽ có tốc độ cao nhất.


5. Khi leo dốc:

Khi xe leo dốc hoặc tăng tốc đột ngột, tải tác động lên bánh xe sau lớn, puli thứ cấp cố định sẽ theo tốc độ (chậm lại) của bánh xe sau. Lúc này nếu người lái xe tiếp tục tăng ga thì momen tác động lên má puli thứ cấp di động sẽ tăng lên và dưới tác động của lò xo nén, puli thứ cấp di động sẽ trượt theo rãnh dẫn hướng (hình trên) di chuyển lại gần phía má puli thứ cấp cố định chèn dây đai V ra xa tâm (đồng thời phía puli sơ cấp, dây đai V sẽ vào gần tâm) làm tăng tỷ số truyền động giúp xe leo dốc dễ dàng.

-------------------------------------
C- Chi tiết các bộ phận:
Chi tiết bộ nồi trước:




Hình ảnh thật (dòng Epicuro 150cc)




------------------------------------
Chi tiết bộ nồi sau:





Cách tháo ráp bộ nồi sau trích nguồn từ tài liệu Maxivar Mallossi)




D- Thêm tí "mắm muối" cho bộ truyền động (thảo luận thêm)
- độ bi nồi cho đủ vòng tua máy...
- cắt khâu/ ắt/ ống chỉ + chêm lông đền...
- Cắt lò xo lớn nồi sau...
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên