tiết chế xe Nhật

quyth
Bình luận: 4Lượt xem: 7,401

quyth

Tài xế O-H
tiết chế xe nhật.png
các cụ giúp em cấu tạo của hộp M-IC với ạ.và hoạt động của nó .em xin cảm ơn.
 

nguyenvando94

Tài xế O-H
hình vẽ thì như hình của bác, sơ đồ mạch bên trong thì em không biết (tai như bác Cái Bánh xe nói) 'khó bổ ra và cũng không có tài liệu': nhưng tặng bác cái nguyên lý;
Chức năng của các bộ phận và các chân ra:
+ M.IC: theo dõi điện áp ra và điều khiển dòng kích từ, đèn báo sạc, dòng tải ra cực L.
Hình 2.7. Sơ đồ mạch điện bộ tiết chế vi mạch loại M (hãng Toyota)
+ Tr1: điều khiển dòng kích từ
+ Tr2: điều khiển nguồn cung cấp cho tải ra ở cực L
+ Tr3: điều khiển tắt, mở đèn báo sạc.
+ D1: điốt dập dòng tự cảm của cuộn kích từ
+ Chân IG: Nhận biết công tắc máy đã bật và chuyển thành tín hiệu đưa tới vi mạch
+ Chân B: Nhận biết điện áp ra của máy phát ( khi có sự cố)
+ Chân F: Điều khiển dòng qua cuộn kích từ
+ Chân S: Nhận biết điện áp ra của ắc quy và chuyển thành tín hiệu đưa tới vi mạch
+ Chân L: Nối mát cho đèn báo sạc và cung cấp điện cho phụ tải
+ Chân P: Nhận biết tình trạng phát điện và chuyển thành tín hiệu đưa đến vi mạch.
+ Chân E: Nối mát cho tiết chế
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Nguyên tác hoạt động của bộ tiết chế vi mạch kiểu M có thể tóm tắt theo bảng sau:
Khi đông cơ ngừng:
1. Khi công tắc máy ở vị trí ON: có dòng điện từ ắc quy qua công tắc, chân IG tới M.IC nơi cảm nhận điện áp ắc quy
2. Khi động ngừng và máy phát không làm việc M.IC cảm nhận điện áp 0 V ở chân P
3. Khi M.IC cảm nhận chân P có điện áp 0v nó điều khiển Tr1 tự đóng, ngắt liên tục để hạn chế dòng qua cuộn kích thích bảo vệ ắc quy khỏi hết điện.
4. Khi M.IC cảm nhận chân P có điện áp 0v nó điều khiển Tr3 mở, có dòng điện từ ắc quy qua đèn báo nạp, qua Tr3 về mát làm đèn báo nạp sang.
Khi động cơ hoạt động:
5. Động cơ hoạt động làm điện áp máy phát tăng, điện áp chân p tăng, M.IC điều khiển Tr3 ngắt và cắt dòng điện đèn báo nạp, đèn báo nạp tắt. Tốc độ động cơ tăng làm dòng kích từ tăng và điện áp máy phát tăng lên.
6. Khi điện áp máy phát lớn hơn điện áp điều chỉnh
Khi điện áp chân S tăng vượt quá điện áp điều chỉnh (Umf > Uđc) M. IC điều khiển Tr1 khóa . Điện áp ở đầu S giảm xuống. Dòng điện qua cuộn kích giảm làm sinh ra sức điện động tự cảm trong cuộn kích từ có thể đánh thủng Tr1 nên D1 có tác dụng giảm sức điện động này, để bảo vệ Tr1.
7. Khi điện áp máy phát thấp hơn điện áp điều chỉnh
Khi điện áp đầu S giảm xuống thấp hơn điện áp điều chỉnh (Umf < Uđc) M. IC biết được và điều khiển Tr1 dẫn làm tăng dòng kích từ, điện áp điều chỉnh lại tăng lên. Cứ như vậy Bộ tiết chế duy trì điện áp máy phát luôn xấp xỉ bằng điện áp định mức.
 

sang47899

Tài xế O-H
có bác nào biết con M-IC đấy là loại chip gì không ? tại em đang muốn mô phỏng lại mạch này trên proteus maf không biết nó tên là gì.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên