tìm hiểu về rơ le

T
Bình luận: 20Lượt xem: 11,959

thethaoso112

Tài xế O-H
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RƠLE


Rơle là một loại thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Rơle là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện động lực.


Các bộ phận (các khối) chính của rơle
+ Cơ cấu tiếp thu( khối tiếp thu)
Có nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối trung gian.
+ Cơ cấu trung gian( khối trung gian)
Làm nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đưa đến từ khối tiếp thu và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cho rơle tác động.
+ Cơ cấu chấp hành (khối chấp hành)
Làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch điều khiển.
Ví dụ các khối trong cơ cấu rơle điện từ hình 6-1.
-Cơ cấu tiếp thu ở đây là cuộn dây.
-Cơ cấu trung gian là mạch từ nam châm điện.
-Cơ cấu chấp hành là hệ thống tiếp điểm.

Phân loại rơle
Có nhiều loại rơle với nguyên lí và chức năng làm việc rất khác nhau. Do vậy có nhiều cách để phân loại rơle:
a) Phân loại theo nguyên lí làm việc gồm các nhóm
+ Rơle điện cơ (rơle điện từ, rơle từ điện, rơle điện từ phân cực, rơle cảm ứng,...).
+ Rơle nhiệt.
+ Rơle từ.
+ Rơle điện tử -bán dẫn, vi mạch.
+ Rơle số.
b) Phân theo nguyên lí tác động của cơ cấu chấp hành
+ Rơle có tiếp điểm: loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm.
+ Rơle không tiếp điểm (rơle tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điện cảm, điện dung, điện trở,...
c) Phân loại theo đặc tính tham số vào
+ Rơle dòng điện.
+ Rơle điện áp.
+ Rơle công suất.
+ Rơle tổng trở,...
d) Phân loại theo cách mắc cơ cấu
+ Rơle sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ.
+ Rơle thứ cấp: loại này mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay biến dòng điện.
e) Phân theo giá trị và chiều các đại lượng đi vào rơle
+Rơle cực đại.
+Rơle cực tiểu.
+Rơle cực đại-cực tiểu.
+Rơle so lệch.
+Rơle định hướng.
...


Đặc tính vào -ra của rơle



Quan hệ giữa đại lượng vào và ra của rơle như hình minh họa.
Khi x biến thiên từ 0 đến x2 thì y = y1 đến khi x= x2 thì y tăng từ y = y1 đến y = y2 (nhảy bậc). Nếu x tăng tiếp thì y không đổi y = y2 . Khi x giảm từ x2 về lại x1 thì y = y2 đến x = x1 thì y giảm từ y2 về y = y1.
Nếu gọi:
+ X = X2= Xtđ là giá trị tác động rơle.
+ X = X1 = Xnh là giá trị nhả của rơle.
Thì hệ số nhả:
Knh=x1/x2=Xnh/Xnh

Các thông số của rơle
a) Hệ số điều khiển rơle
Kâk=Pâk/Tâk
với:
+Pđk là công suất điều khiển định mức của rơle, chính là công suất định mức của cơ cấu chấp hành.
+Ptđ là công suất tác động, chính là công suất cần thiết cung cấp cho đầu vào để rơle tác động.
Với rơle điện từ Pđk là công suất tiếp điểm (nghĩa là công suất tiếp điểm cho phép truyền qua). Ptđ là công suất cuộn dây nam châm hút.
Các loại rơle khác nhau thì Knh và Kđk cũng khác nhau.
b) Thời gian tác động
Là thời gian kể từ thời điểm cung cấp tín hiệu cho đầu vào, đến lúc cơ cấu chấp hành làm việc. Với rơle điện từ là quãng thời gian cuộn dây được cung cấp dòng (hay áp) cho đến lúc hệ thống tiếp điểm đóng hoàn toàn (với tiếp điểm thường mở) và mở hoàn toàn (với tiếp điểm thường đóng).
Các loại rơle khác nhau ttđ cũng khác nhau.
+ttđ < 1.10-3 : rơle không quán tính.
+t*tđ = (1  50).10-3 : rơle tác động nhanh.
+ttđ > 150.10-3: rơle thời gian.
Một số ví dụ về rơle điện cơ
RƠLE ĐIỆN TỪ
Nguyên lí làm việc

Sự làm việc của loại rơle này dựa trên nguyên lí điện từ. Xét một rơle như hình minh họa. Khi cho dòng điện i đi vào cuộn dây của nam châm điện thì nắp sẽ chịu một lực hút F. Lực hút điện từ đặt vào nắp
đang viết tiếp....



 

fliffper

DÂN CHƠI XA LỘ
uhm, nguyên tắc chung của rờ le điện từ là thường có 3 chân dương và 1 chân âm ( 2 chân của tiếp điểm và 1 chân của cuộn dây ) cũng có thể là 3 chân âm và 1 chân dương nhưng người ta sẽ không đấu dây kiểu đó , vì bản thân của rờ le là dùng để bảo vệ công tắc nên người ta thường đấu vô chân dượng
 

VENUS

Tài xế O-H
bác fliffper nói relay co the co 3 chân âm.
Venus chưa hình dung ra kiểu đọ
Các bác nên cho 1 it hình cụ thể
 

fliffper

DÂN CHƠI XA LỘ
thì khi mình học về role 4 chân, sơ đồ của nó là 2 chân số 1 và 2 là của cuộn dây " đo thông mạch " 2 chân 3 và 5 là của tiếp điểm " không thông mạch " ...ví dụ như chân số 1 và số 3 nối vô nguồn dương ... thì chân số 2 sẽ nối vô công tắc (công tắc bật sẽ điều khiển role đóng mở , công tắc có nhiệm vụ nối mass cho cuộn dây role => điều khiển role ) chân số 5 sẽ nối vô thiết bị tiêu thụ điện ( ví dụ như kèn chẳng hạn ) .... đó là role với 3 chân dương .... 3 chân mass thì ngược lại thôi .... công tắc sẽ bấm dương không phải là bấm mass như bình thường
 

fliffper

DÂN CHƠI XA LỘ
cái sơ đồ rõ ràng quá rồi mà bạn ... cuộn dây là chân số 1 và 2 ... điều khiển 2 tiếp điểm cùng lúc thay vì 1 tiếp điểm như là role 4 chân .... nó không phức tạp đâu bạn ơi, nếu mà muốn xác định chân của nó thì đo thông mạch để biết đc 2 tiếp điểm ( không thông mạch ), 2 chân thông mạch là cuộn dây
 

quangtrung

Tài xế O-H
thông thường thì cò một tiép điểm thường đóng và một tiếp điểm thường mở(3,4 ỏ 5,6)!chân 1hoặc 2 nồi với nguồn,chân còn lại đến công tắc điền khiển!
 

fat8

Tài xế O-H
Rờ le rất đơn giản, chỉ cần hiểu nguyên lý là ok, cách điều khiển chỉ có 2 cách là kích âm hay kích dương cho rờ le mà thôi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên