Tính toán động học, động lực học cơ cấu nâng hạ thùng chở hàng

dynamic
Bình luận: 4Lượt xem: 8,277

dynamic

Tài xế O-H
TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC, ĐỘNG LỰC HỌC CƠ CẤU NÂNG HẠ THÙNG CHỞ HÀNG
1. Tính toán kiểm tra lực đẩy của xi lanh thủy lực:
Lực đẩy của xi lanh thủy lực yêu cầu lớn nhất tại thời điểm bắt đầu nâng hàng khi ôtô chở đầy tải. Sơ đồ tính toán được trình bày như hình dưới đây:


Lực đẩy cần thiết để nâng thùng tự đổ P của xy lanh thủy lực được xác định như sau:
P = (G.L1)/(L2cosb) (KG)
Trong đó:
G - Trọng lượng thùng hàng và hàng hóa
L1 - Khoảng cách từ trọng tâm thùng hàng tới chốt quay nâng hạ thùng hàng
L2 - Khoảng cách từ chốt xy lanh thủy lực tới chốt quay nâng hạ thùng hàng
b - Góc nghiêng của xy lanh thủy lực so với phương thẳng đứng (hướng nâng thùng tự đổ lên)

Lực đẩy của xi lanh thủy lực Pxl được xác định như sau:
Pxl = i.S.p (KG)
Trong đó:
i - Số xi lanh thủy lực
S - Diện tích mặt cắt lòng xi lanh thủy lực (lấy đường kính lớn nhất trong trường hợp xi lanh thủy lực có nhiều tầng, vì khi bắt đầu nâng thì tầng có đường kính lớn nhất sẽ hoạt động trước do có diện tích mặt cắt lớn nhất)
S = p.D2/4 (cm2) với: D - Đường kính lòng xy lanh (cm)
p - Áp suất dầu của hệ thống thủy lực, p phụ thuộc vào loại bơm dầu và sức chịu tải của đường ống thủy lực (P = 50 - 140 KG/cm2)
Nhận xét: Nếu Pxl > P xy lanh thủy lực thỏa mãn điều kiện làm việc.

2. Kiểm tra góc nâng tối đa của thùng tự đổ
Sơ đồ xác định góc nâng tối đa của thùng tự đổ như sau:


Giá trị góc nâng thùng tự đổ xác định theo công thức sau:
a =arccos( (b2 + c2 - a2)/2bc)
Trong đó:
a - Hành trình xy lanh
b - Khoảng cách từ chốt đầu xy lanh tới chốt quay nâng hạ thùng tự đổ
c - Khoảng cách từ chốt lắp xy lanh với khung ôtô tới chốt quay nâng hạ thùng tự đổ
3. Tính toán kiểm tra ổn định khi nâng hạ thùng tự đổ






Khi xy lanh thủy lực đạt hành trình cực đại. Thùng xe đạt góc nghiêng tối đa a. Vị trí trọng tâm của hàng và thùng hàng thay đổi. Ta tính toán lại phân bố trọng lượng lên các cầu tại thời điểm này. Khi đó trọng lượng của hàng và thùng hàng phân bố lên các cầu xe được tính toán như sau:
- Trường hợp trọng tâm thùng hàng nằm phía sau cầu sau (như hình vẽ):
Zcầu sau = G.sina.(Lcs+Ls)/Lcs
Zcầu trước = - G.sina.Ls/Lcs
Trong đó :
G - Trọng lượng thùng tự đổ và hàng hóa
Lcs - Chiều dài cơ sở
Ls - Khoảng cách từ trọng tâm Thùng và hàng hóa tới tâm cầu sau
- Trường hợp trọng tâm thùng hàng nằm phía trước cầu sau:
Zcầu sau = G.(Lcs-Ls)/Lcs
Zcầu trước = G.Ls/Lcs (Luôn > 0 vì Ls < Lcs)
+ Ghi chú : Trường hợp trọng tâm thùng hàng và hàng hóa nằm phía trước hoặc trùng với tâm cầu sau thì không cần phải tính toán lại ổn định khi nâng ben vì trường hợp này trọng lượng phân bố lên cầu trước luôn lớn hơn 0 ô tô không bị mất ổn định.

Sau khi tính toán lại phân bố trọng lượng lên các cầu ta lập bảng phân bố trọng lượng các thành phần như sau :

Tính cho trường hợp nguy hiểm nhất chỉ có lái xe trên ca bin và toàn bộ hàng hóa còn nằm trên thùng xe. Lấy trọng lượng người là 65KG.
Nhận xét: Sau khi tính toán lại phân bố trọng lượng tại thời điểm thùng xe đạt góc ngiêng tối đa. Trọng lượng phân bố lên cầu trước của ôtô thiết kế càng lớn thì độ ổn định càng cao. Trong trường hợp trọng lượng phân bố lên cầu trước Z1< 0 thì ô tô mất ổn định, phải thiết kế lại.
Chú ý : Khi ôtô đổ hàng, do có thành phần G.cosa nên ôtô có xu hướng tiến về phía trước nên để an toàn cần kéo phanh tay hoặc đạp nhẹ phanh chân khi đổ hàng.

4. Tính toán lắp đặt thùng tự đổ :
* Nghiệm bền mối ghép giữa thùng tự đổ với khung ôtô:
Thùng hàng tự đổ được bắt với khung ôtô bằng 02 chốt quay nâng hạ tự đổ (mỗi bên 01 chốt) và các tai chống xô ngang. Lực tác dụng lên chốt lớn nhất khi phanh gấp. Các chốt quay này bị kéo và chèn dập do lực quán tính tác dụng.
Pj = G. j / g (KG)
Trong đó: G - Trọng lượng thùng hàng và hàng hóa
j - Gia tốc phanh cực đại j = 7m/s2
g - Gia tốc trọng trường g = 9,81m/s2
tc = (Pj . g) /(i . p d2 /4) (N/mm2)
scd = (Pj . g)/ (i . d . l) (N/mm2)
Trong đó:
i - Số chốt
d - Đường kính chốt
l - Chiều dài làm việc của chốt
Nếu scd < [scd] và tc < [tc] các chốt quay đủ bền
[scd] = 176 N/mm2; [tc] = 88 N/mm2.
 

conguct

Tài xế O-H
Tinh toan co cau nang ha bang phuong phap giai tich

Co nhieu dang co cau nang ha nhu: Co cau nang ha xy lanh truc tiep dat vao thung, co cau nang ha co gian nang,....O day chung ta xe tinh toan dong hoc va dong luc hoc co cau xy lanh nang ha co gian nang.

TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG HẠ THÙNG Ô T Ô TỰ ĐỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI TÍCH
(Calculation of lifting the cargo bed of the dump truck use the analytic method)

KS.Nguyễn Thành Công
PGS.TS.Nguyễn Văn Bang
Bộ môn Cơ khí ô tô
Khoa cơ khí - Đại học Giao thông vận tải
Tóm tắt: Bài báo trình bầy phương pháp giải tích tính toán cơ cấu nâng hạ thùng ô tô tự đổ sử dụng giàn nâng nối với khung phụ từ đó xác định các thông số kỹ thuật của cơ cấu này.
Abstract: This article represents the analytic method of calculation to determine the parameters of lifting the cargo bed of the dump truck.
Tham khao va download tai day.
http://groups.google.com/group/thanhcongoto
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên