Vấn đề về thay bố thắng!!

M
MTV
Bình luận: 2Lượt xem: 2,356

MTV

Tài xế O-H
Những ngộ nhận khi thay bố thắng


(choXe.net) - Bố thắng là một trong những món phụ tùng có trị giá rất nhỏ so với chiếc xe, nhưng nó lại đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự an toàn của người điều khiển xe. Sau đây là những ngộ nhận đáng lưu ý khi thay bố thắng mới. Nhiều người cho rằng, bố thắng có phần càng nhôm dày thì tốt hơn vì sẽ ít bị gãy khi sử dụng. Quan niệm này chưa đúng vì không phải cứ càng dày là tốt.




Bố thắng MT được người tiêu dùng sử dụng nhiều trong thời gian qua. Ảnh: T.TUẤN

Phần càng nhôm của bố thắng theo tiêu chuẩn được chế tạo bằng hợp kim nhôm chuyên dùng (ADC 10) có tính năng cơ lý phù hợp. Nó được tạo hình bằng máy ép áp lực cao để tránh các khuyết tật như bọt khí, rạn nứt ở bên trong thân càng khiến dễ bị gãy.

Tính năng cơ lý đặc biệt của hợp kim nhôm cho phép các nhà sản xuất đúc ra các sản phẩm vừa mỏng (nhẹ) vừa bền chắc nhưng có giá thành phù hợp.

Cần kiểm tra bộ phận tăng-bua. Trước khi thay bố thắng mới rất cần kiểm tra bộ phận bên trong của đùm-hay thường gọi là tăng-bua. Chính bộ phận này góp phần quyết định hiệu quả hãm phanh của bố thắng, nếu nó không có độ nhám và bề mặt đúng yêu cầu.

Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, bộ phận này có thể bị khuyết, hoặc quá mòn, không còn nằm trong yêu cầu của nhà chế tạo (111mm+0.5). Nếu để xảy ra tình trạng trên dẫn tới việc người điều khiển xe phải đạp phanh rất sâu mới có hiệu quả, điều này sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Thay mới đùm hay đóng lại tăng-bua? Đóng mới tăng-bua khi nó quá mòn hay thay nguyên đùm mới, đây là vấn đề người tiêu dùng rất cần được sự tư vấn chính xác từ các trung tâm chăm sóc, sửa chữa xe gắn máy. Vì bộ phận tăng-bua ban đầu được đúc liền với đùm trong quá trình ép áp lực nên có độ gắn kết hoàn hảo.

Khi thay mới, tăng-bua mới được đóng vào đùm bằng các phương pháp cơ học thông thường nên khó bảo đảm độ gắn kết. Sẽ thực sự nguy hiểm nếu tăng-bua bị rời ra khỏi đùm khi sử dụng thắng.

Chú ý những tiếng kêu lạ từ bộ phận thắng. Những tiếng kêu lạ này thường xuất phát do có sự cọ xát của bố thắng vào tăng-bua (với bố thắng đùm) hoặc do bố thắng đã bị mòn hết (bố thắng dĩa).

Cả hai trường hợp này đều khiến hiệu quả hãm phanh không như ý, thắng không “ăn” hoặc “ăn” rất bất ngờ dễ bị té xe. Bạn nên chú ý và đi kiểm tra ngay để khắc phục vì nếu kéo dài tăng-bua hoặc dĩa thắng không chỉ sẽ bị phá hỏng, sữa chữa tốn nhiều hơn mà không bảo đảm sự an toàn khi lái xe.

Chú ý sử dụng đèn Stop. Đèn Stop (đèn báo hiệu xe đang hãm phanh) bộ phận này thường được cho là không quan trọng nên thường không được chú ý. Nhiều người sử dụng xe khi đèn này bị hỏng thường không thay, điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn lái xe trên những tuyến đường xe chạy có tốc độ, có nhiều xe qua lại vì có thể gây ra các sự cố bất ngờ cho xe phía sau khi bạn hãm phanh. Khi thay bạn cần yêu cầu kỹ thuật viên điều chỉnh độ nhạy của đèn cho thích hợp để tránh việc đèn Stop sáng quá thường xuyên khi lái xe.

Cần kiểm tra dây thắng khi thay bố thắng. Dây thắng thường có độ dãn sau một thời gian sử dụng. Cũng có thể bị kẹt cứng khiến việc sử dụng thắng trở nên khó khăn. Cả 2 trường hợp trên đều khiến xe mất khả năng thắng gấp, rất nguy hiểm khi gặp những tình huống bấy ngờ.

Bổ sung dầu thắng hay thay mới (thắng dĩa). Mỗi nhà sản xuất dầu thắng đều sử dụng những công thức riêng, chất phụ gia riêng biệt. Các chất phụ gia của từng loại dầu thắng khác nhau có thể phản ứng lẫn nhau làm biến đổi tính năng của dầu thắng, do đó không nên dùng lẫn các loại dầu thắng khác nhau. Cách tốt nhất là nên tháo bỏ dầu thắng cũ trước khi bổ sung dầu mới để tránh các sự cố đáng tiếc.
Choxe.net/tintuc
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên