Van hằng nhiệt của động cơ cummins

L
Bình luận: 26Lượt xem: 7,424

namtv

Tài xế O-H
Sao lại thế cụ ơi!

Em xin nêu 1 số ưu điểm của van hằng nhiệt ạ.

Van hằng nhiệt hoạt động tùy theo nhiệt độ dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát bằng cách điều khiển nước làm mát đi từ động cơ đến két làm mát. Van hằng nhiệt được lắp trên đường nước giữa nắp xi lanh với bình làm mát. Van hằng nhiệt đóng hay mở tùy theo nhiệt độ nước làm mát . Khi động cơ còn lạnh van hằng nhiệt đóng. Khi động cơ nóng lên van hằng nhiệt mở, điều đó cho phép hay không cho phép nước làm mát đi qua két.
Bằng cách đóng đường nước dẫn tới két khi động cơ lạnh, động cơ sẽ ấm lên nhanh chóng khi nhiệt độ của động cơ vẫn được giữ lại trong động cơ thay vì ra két làm mát, nhờ đó rút ngắn thời gian hâm nóng động cơ, tiêu hao ít nhiên liệu và giảm được lượng khí xả. Sau khi hâm nóng, van hằng nhiệt giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ cao hơn so với trường hợp không có van hằng nhiệt


Bác tìm tài liệu cho mấy ông đọc là khỏi bảo thủ liền bác ơi!
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Sao lại thế cụ ơi!

Em xin nêu 1 số ưu điểm của van hằng nhiệt ạ.

Van hằng nhiệt hoạt động tùy theo nhiệt độ dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát bằng cách điều khiển nước làm mát đi từ động cơ đến két làm mát. Van hằng nhiệt được lắp trên đường nước giữa nắp xi lanh với bình làm mát. Van hằng nhiệt đóng hay mở tùy theo nhiệt độ nước làm mát . Khi động cơ còn lạnh van hằng nhiệt đóng. Khi động cơ nóng lên van hằng nhiệt mở, điều đó cho phép hay không cho phép nước làm mát đi qua két.
Bằng cách đóng đường nước dẫn tới két khi động cơ lạnh, động cơ sẽ ấm lên nhanh chóng khi nhiệt độ của động cơ vẫn được giữ lại trong động cơ thay vì ra két làm mát, nhờ đó rút ngắn thời gian hâm nóng động cơ, tiêu hao ít nhiên liệu và giảm được lượng khí xả. Sau khi hâm nóng, van hằng nhiệt giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ cao hơn so với trường hợp không có van hằng nhiệt


Bác tìm tài liệu cho mấy ông đọc là khỏi bảo thủ liền bác ơi!
Bác Namtv, có khi nào vứt van hăng nhiệt mà ko nổ ko- nhất là với động cơ Diesel ấy, e chưa đi làm nên cũng không biết. Nó là bộ phận đóng ngắt vòng tuần hoàn của nước làm mát thôi mà.

 

longngat87

Tài xế O-H
Vất đi vẫn nổ bình thường, theo cách hiểu chung thì van hằng nhiệt chỉ dùng ở các nước xứ lạnh. Còn tại Việt Nam nếu để van này nhiệt độ máy tăng rất nhanh ở chế độ tải cao. Mục đích của van hằng nhiệt là nâng cao hiệu suất cho động cơ.
 

namtv

Tài xế O-H
Bác Namtv, có khi nào vứt van hăng nhiệt mà ko nổ ko- nhất là với động cơ Diesel ấy, e chưa đi làm nên cũng không biết. Nó là bộ phận đóng ngắt vòng tuần hoàn của nước làm mát thôi mà.


Thưa bác huynguyen và bác longgat87!

Em xin mạn phép phát biểu vài ý sau:

+ Bác huynguyen: Nếu tháo van hằng nhiệt thì động cơ vẫn nổ bình thường, nhưng mình phải nghỉ vì sao những nhà chế tạo lại phải nghỉ ra cái van này..:D Ưu điểm thì như em nói ở trên (củng từ sách vở mà ra..:D)
Còn không dùng van hằng nhiệt thì lúc này hệ thống làm này theo kiểu tuẩn hoàn tự nhiên rồi. Nếu muốn làm mát khi động cơ hoạt động trong time gian dài và tải lớn thì phải tăng kích thước của hệ thống làm mát lên.
Mà nếu thế tháo van hằng nhiệt thì bình nước làm mát phải đủ lớn để cấp nước cho hệ thống. Nếu nhỏ quá thì làm mát sẽ không kịp dẫn đến động cơ quá nhiệt. Còn nếu lớn thì dẫn đến nhiệt độ động cơ thấp, mà nhiệt độ động cơ ở khoảng 80-90 độ C thì tối ưu nhất. (cái này là em phán đại vì câu hỏi này khó quá với lại bảo vệ theo chuẩn của nhà chế tạo có gì mong các bác bỏ qua ạ :D và vào chém tiếp giúp em).
Em thì lấy những cái được học ra nói thôi. Chứ thực tế em chưa tháo van hằng nhiệt bao giờ, vì em nghỉ trừ khi nó bị hỏng mà muốn giải phóng xe thì cho nó chạy thôi. hehe
+ Bác longngta87: Bác nói dùng van hằng nhiệt chỉ dùng cho các nước xứ lạnh, theo em cũng đúng. Nhưng nhìn vào tổng thể theo bác có nên tháo van hằng nhiệt ra không =))
Theo em vấn đề này cũng hay các bác ạ! Các bác vào thảo luận nhé.
 

dangthanhhoa

Tài xế O-H
các Bác có biết tại sao với những xe của Anh, Nhật, Hàn... về Việt Nam thì có thể tháo bỏ van hằng nhiệt này không ạ, riêng xe của Đức thì không được.
hồi cháu đi thực tập dính vào câu này bó tay bác ạ, đến giờ cháu vẫn đang thắc mắc, bác nào biết mong chỉ bảo.
cảm ơn các bác.:lx:lx:lx:lx
 

8lark

Tài xế O-H
các bác ạ, đã gọi là van hằng nhiệt thì mục đích là để giữ nhiệt cho động cơ một cách ổn định bằng cách thay đổi khoảng mở theo nhiệt độ, với động cơ cumin thì cánh van mở hoàn toàn o 90 độ c, vì với khoảng nhiệt độ đó thì động cơ mới hoạt động được tối ưu. nếu bỏ van hằng nhiệt đi, cho nước làm mát vào thẳng động cơ thì nhiệt độ động cơ thấp dẫn đến mau mòn các chi tiết như xy lanh, piston,... :lx
 

namtv

Tài xế O-H
Đợi mãi mới có người cùng ý kiến với em.

Còn chủ thớt đưa cái chủ đề này cái là chạy mất tiếu..chán quá
 

sirduyduc

Tài xế O-H
theo em thì không nên bỏ van hằng nhiệt.
vai trò của nó thì các bác đều biết,khi có van hằng nhiệt thì nhiệt độ nước trên đường ra đảm bảo cho động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất(80 đến 95 độ).khi nhiệt độ nước làm mát ở dưới ngưỡng 70 độ thì van đóng,nước không lưu thông qua két, chất sáp bên trong van sẽ giãn nở khi nhiệt độ nước trên 70 độ và nước tuần hoàn qua két.nếu không lắp van, thời gian nóng của động cơ sẽ kéo dài hơn, giảm khả năng bốc hơi và cháy của nhiên liệu, còn ảnh hưởng đến bôi trơn các chi tiết khiến chúng nhanh mòn làm động cơ giảm công suất.vấn đề là cần kiểm tra van theo định kỳ,vì nếu sáp giãn nở kém,van sẽ bị kẹt khiến động cơ quá nhiệt gây bó kẹt piston hoặc cháy đệm máy làm lọt nước vào xilanh, cacte.
thế thì van hằng nhiệt ở VN vẫn nên sử dụng, nhưng cần kiểm tra thay thế ngay khi hỏng.
mời các cụ chém tiếp!
 

dangthanhhoa

Tài xế O-H
theo em thì không nên bỏ van hằng nhiệt.
vai trò của nó thì các bác đều biết,khi có van hằng nhiệt thì nhiệt độ nước trên đường ra đảm bảo cho động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất(80 đến 95 độ).khi nhiệt độ nước làm mát ở dưới ngưỡng 70 độ thì van đóng,nước không lưu thông qua két, chất sáp bên trong van sẽ giãn nở khi nhiệt độ nước trên 70 độ và nước tuần hoàn qua két.nếu không lắp van, thời gian nóng của động cơ sẽ kéo dài hơn, giảm khả năng bốc hơi và cháy của nhiên liệu, còn ảnh hưởng đến bôi trơn các chi tiết khiến chúng nhanh mòn làm động cơ giảm công suất.vấn đề là cần kiểm tra van theo định kỳ,vì nếu sáp giãn nở kém,van sẽ bị kẹt khiến động cơ quá nhiệt gây bó kẹt piston hoặc cháy đệm máy làm lọt nước vào xilanh, cacte.
thế thì van hằng nhiệt ở VN vẫn nên sử dụng, nhưng cần kiểm tra thay thế ngay khi hỏng.
mời các cụ chém tiếp!
cụ sir có biết tại sao với những xe của Anh, Nhật, Hàn... về Việt Nam thì có thể tháo bỏ van hằng nhiệt này không ạ, riêng xe của Đức thì không được.
hồi hè em đi thực tập cấu tạo ôtô dính vào câu này bó tay cụ ạ, đến giờ em vẫn đang thắc mắc, cụ nào biết thì mong chỉ bảo ạ.
em xin cảm ơn.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
cụ sir có biết tại sao với những xe của Anh, Nhật, Hàn... về Việt Nam thì có thể tháo bỏ van hằng nhiệt này không ạ, riêng xe của Đức thì không được.
hồi hè em đi thực tập cấu tạo ôtô dính vào câu này bó tay cụ ạ, đến giờ em vẫn đang thắc mắc, cụ nào biết thì mong chỉ bảo ạ.
em xin cảm ơn.
em thì cũng dốt nhưng xin mạo muội trả lời cái thắc mắc của cụ.
không biết cụ có đọc qua những chuyên mục nói về nhiệt đới hóa Mer không.
nhưng mà riêng cái van hằng nhiệt thì theo em tìm hiểu dù là dòng xe nào cũng không nên tháo bỏ, vì chức năng và nguyên lý của nó cụ cũng biết rồi.
dòng Mer là của Đức đúng không ạ,mặc định của nó là thị trường có khí hậu lạnh.việc nhiệt đới hóa theo em tìm hiểu thì các nguyên liệu chế tạo nên cái xe được pha chế, chế tạo sao cho nó sẽ bền nhất ở khu vực sử dụng nó.
sẽ sai lầm khi nghĩ rằng ở xứ lạnh xe khởi động ở nhiệt độ âm, nên khi về việt nam có thể tháo van hằng nhiệt ra.vì nhiệt độ làm việc tối ưu của động cơ ở khoảng 90 độ, và nó không phụ thuộc vào nơi nó chạy có nhiệt độ ra sao.dòng xe Mer người ta tháo van vì nó đã hỏng hoặc không tìm mua được mà thay, hoặc thay nó quá đắt so với chiếc xe.mà với những chiếc xe cũ thì người ta có phương châm như thế này:"thà chạy hơi mát máy một tí,còn hơn bị nguy cơ sôi nước rình rập".đó là lý do mà cụ nghĩ xe Đức tháo được van hằng nhiệt đấy ạ.đó là ý kiến của em.
 

dangthanhhoa

Tài xế O-H
tôi có một câu hỏi cho cụ nhé!theo cụ thì van hằng nhiệt có 1 ngưỡng hay bao nhiêu ngưỡng?
em không hiểu ý cụ lắm nhưng em xin trả lời thế này :
theo em van hằng nhiệt không phải chỉ có 2 trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn, mà tùy loại nó sẽ bắt đầu hé mở cho đến khi mở rộng hoàn toàn trong khoảng ( thông thường từ 70 - 90 độ C ). do đó lưu lượng làm mát qua két sẽ thay đổi , quyết định "tốc độ" giải nhiệt cho HTLM .
 

sirduyduc

Tài xế O-H
em không hiểu ý cụ lắm nhưng em xin trả lời thế này :
theo em van hằng nhiệt không phải chỉ có 2 trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn, mà tùy loại nó sẽ bắt đầu hé mở cho đến khi mở rộng hoàn toàn trong khoảng ( thông thường từ 70 - 90 độ C ). do đó lưu lượng làm mát qua két sẽ thay đổi , quyết định "tốc độ" giải nhiệt cho HTLM .
em không hỏi cụ cái đó.ý em hỏi là ngưỡng của van hằng nhiệt.chẳng hạn có phải chỉ có mỗi loại là cứ đến ngưỡng nhiệt khoảng 70 độ là van nó đóng hay mở không?hay là còn có nhiều loại ngưỡng nhiệt khác nữa.
 

ThoTang_VP

Tài xế O-H
thưa các cụ! vấn đề về van hằng nhiệt thì là vấn đề gây tranh cãi cho lớp thợ già và lớp thợ trẻ bấy lâu nay rồi ạ.Em thìkiến thức nông cạn cũng mong góp mấy ý kiến thế này, các anh đừng chê cười nhé :D.
về cấu tạo hay nguyên lý của van hằng nhiệt thì thôi em ko nói nữa vì các bác biết quá rõ rồi ạ.Em chỉ nói chuyện tại sao các bác thợ già luôn muốn tháo bỏ cái van này.:cp như các bác đã biết nhiệt độ chuẩn để động cơ hoạt động ổn định là 90C ,sau khi khởi động thì chỉ sau vài phút là động cơ đjat mức nhiệt này, nhưng 90 độ thì kim của đồng hồ báo nhiệt sẽ đạt mức sấp xỉ 12h (mức giữa) vậy là các bác nhà xe tái hỏa " xe đứng im mà nhiệt nên cao thế..." vì theo quan niệm của mấy ông nhà xe là máy càng mát càng tốt,thậm chí xe chạy cả trăm km mà đồng hồ nhiệt chỉ nhíc nên 1/3 là các ồng ấy thích nhất...vì thế tất cả các xe (đặc biệt là xe tải) luôn bị vứt bỏ van hằng nhiệt, chốt chặt cánh quạt...
còn nên hay không nên tháo bỏ van hàng nhiệt, thì em xin ý kiến thế này. với dòng xe hơi thì không nên. Nhưng với xe tải thì theo em là nên tháo bỏ.Các bác biết đấy xe tải ở VN mình luôn phải cõng gấp 2 đến 3 lần trọng tải của xe,vì thế động cơ luôn phải hoạt động trông tình trạng quá tải, đạc biệt là khi leo đèo leo dốc.nếu không giải quyết tốt vấn đề làm mát động cơ thì xôi nước là điều không tránh khỏi:dl. đã rất nhiều trường hợp bó máy vì leo đèo bị xôi nước rồi, vì thế riêng dòng ce tải thì ngoài bỏ van hằng nhiệt, chốt cánh quạt đôi khi còn phải thực hiện vài thủ thuật nữa nhầm múc đích " làm lạnh động cơ:))" hình như em nói hơi nhiều các bác đừng cười chê nha, kẻo em bị xếp vado diện spam thỉ khổ :22: thôi các bác chém tiếp đi em tham khảo vơi ạ:D
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên